Thạc Sĩ Xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác, chế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG SA
    KHOÁNG TITAN
    5
    I.1 Khái quát về tài nguyên quặng titan trên thế giới 5
    I.2 Đặc điểm và tiềm năng quặng sa khoáng titan ở Việt Nam 5
    I.2.1 Khái quát đặc điểm, phân bố, nguồn gốc và các loại quặng titan
    I.2.2 Tiềm năng quặng sa khoáng titan Việt Nam
    I.3 Tình hình khai thác – chế biến quặng sa khoáng titan ven biển Việt
    Nam
    7
    I.4 Hiện trạng thiết bị và công nghệ ngành khai thác – chế biến sa
    khoáng titan ven biển Việt Nam
    9
    I.4.1 Ngành khai thác 9
    I.4.2 Ngành chế biến 11
    I.4.3 Mối quan hệ giữa thiết bị - công nghệ và môi trường 13
    CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI
    TRƯỜNG
    14
    II.1 Hiện trạng môi trường 14
    II.1.1 Môi trường sinh thái – cảnh quan 14
    II.1.2 Môi trường đất 15
    II.1.3 Môi trường nước 17
    II.1.4 Môi trường không khí 20
    II.1.5 Môi trường kinh tế – xã hội 23
    II.2 Hiện trạng hoàn thổ phục hồi môi trường 24
    II.2.1 Cơ sở pháp lý 24
    II.2.2 Hiện trạng hoàn thổ phục hồi môi trường 24
    II.2.3 Nhu cầu hoàn thổ phục hồi môi trường 27
    CHƯƠNG III XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGĂN NGỪA GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
    VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG
    29
    III.1 Xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường 29
    III.1.1 Mô hình của Công ty BHP Australia 29
    III.1.2 Đề xuất mô hình cho các cơ sở ở Việt Nam 33
    III.2 Xây dựng mô hình hoàn thổ phục hồi môi trường 39
    III.2.1 Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng mô hình 39
    III.2.2 Đề xuất mô hình cho các cơ sở ở Việt Nam 41
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
    PHỤ LỤC 502
    LỜI MỞ ĐẦU
    Nước ta là một trong số các nước có nguồn tài nguyên quặng titan phong phú trên
    thế giới. Quặng titan ở nước ta được phân bố rộng rãi trên nhiều vùng lãnh thổ
    nhưng chủ yếu tập trung ở ven biển. Quặng titan và các sản phẩm chế biến từ titan
    như pigment TiO 2 , rutile nhân tạo, xỉ titan ferotitan, các hợp kim chứa titan và titan
    kim loại được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, nhựa, giấy, cao su,
    hàng không vũ trụ, thể thao, y tế, điện tử v.v và có giá trị xuất khẩu cao. Trong vòng
    20 năm trở lại đây, ngành khai thác và chế biến quặng sa khoáng titan ven biển đã
    phát triển khá thành công và trở thành một ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu có
    giá trị, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhiều địa phương suốt dọc ven biển từ Thanh
    Hóa đến Bình Thuận. Cả nước hiện nay có hàng chục công ty khai thác và chế biến
    quặng titan.
    Hiện nay nhu cầu titan trên thị trường thế giới ngày càng tăng nên việc khai thác và
    chế biến sa khoáng titan ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ và khó kiểm soát.
    Tình hình khai thác không có giấy phép hoặc khai thác vào cả diện tích rừng phòng
    hộ hay khai thác cả ở khu vực cấm khai thác và khai thác cả trên khu vực đã hết
    giấy phép khai thác đã diễn ra ở nhiều nơi. Ở nhiều địa phương tình trạng khai thác
    tự do diễn ra trong thời gian dài chưa có giải pháp hữu hiệu để chấm dứt. Chính
    những bất cập trong công tác quản lý và hoạt động khoáng sản đó là nguyên nhân
    chính gây ra tình trạng hỗn loạn trong sản xuất và kinh doanh khoáng sản titan, gây
    suy thoái môi trường vùng đất cát ven biển, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã
    hội của khu vực và gây tổn thất lớn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đã có hiện
    tượng nhiều doanh nghiệp khai thác titan xong mà không hoàn thổ phục hồi môi
    trường, để lại vùng bờ biển trơ trọi cát. Cũng có nhiều khu vực khai thác titan trước
    đây đã hoàn thổ trồng cây nay doanh nghiệp muốn tận thu titan nên gây ra cảnh đào
    xới, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sống trong khu vực.
    Bộ Công thương phân giao Nhiệm vụ Xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô
    nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác, chế biến sa khoáng ven biển cho
    Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim theo quyết định số 4533/QĐ-BCT
    ngày 18/08/2008. Nội dung chính của nhiệm vụ bao gồm: xây dựng mô hình ngăn
    ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường và mô hình hoàn thổ phục hồi môi trường cho
    ngành khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam. Mục tiêu chính của
    nhiệm vụ nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đang khai
    thác và chế biến sa khoáng ven biển có mô hình phù hợp để chủ động thực thi một
    cách có hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và hoàn thổ phục hồi môi trường
    ở các khu vực đất đai ven biển.3
    Theo định nghĩa của Từ điền Bách khoa Toàn thư, sa khoáng là lớp cát sỏi có chứa
    nhiều khoáng vật có ích, thành tạo do sự phá hủy đá gốc. Khi đá gốc bị phá hủy,
    nhiều khoáng vật bị hòa tan, biến thành đất và bị nước cuốn đi. Các khoáng vật bền
    vững thường đọng lại lẫn với cát sỏi ở gần chân núi hoặc tạo nên các bồi tích, tàn
    tích hoặc các bãi cát ven biển. Ở nước ta có nhiều mỏ sa khoáng như sa khoáng
    vàng, sa khoáng vonfram và sa khoáng cromit nhưng các sa khoáng ven biển chủ
    yếu là sa khoáng titan. Do đó sa khoáng titan ven biển được lựa chọn nghiên cứu
    trong nhiệm vụ này. Do điều kiện thời gian và kinh phí của nhiệm vụ còn hạn chế
    nên phạm vi điều tra khảo sát là các mỏ sa khoáng titan ven biển miền Trung và
    Nam Trung Bộ.
    Phương pháp thực hiện nhiệm vụ này bao gồm việc thu thập thông tin và số liệu qua
    phiếu điều tra; đi thực địa đo đạc và lấy mẫu hiện trường; phân tích mẫu trong
    phòng thí nghiệm; nghiên cứu tài liệu nước ngoài; tổng hợp số liệu; thông tin và
    viết báo cáo. Có 26 điểm mỏ khai thác và chế biến sa khoáng titan đã được điều tra, thu
    thập số liệu, khảo sát đo đạc và lấy mẫu phân tích (Phụ lục 1 và Phụ lục 2). Kinh nghiệm
    quốc tế cũng được tham khảo học tập để xây dựng mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô
    nhiễm môi trường và mô hình hoàn thổ phục hồi môi trường cho các cơ sở khai thác
    và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam.
    Nhóm thực hiện nhiệm vụ bao gồm các cán bộ sau:
    1. TS. Nguyễn Thúy Lan –Trung tâm Môi trường Công nghiệp (CIE) thuộc Viện
    Khoa học và Công nghệ Mỏ-Luyện kim.
    2. KS. Lê Minh Châu – Giám đốc Trung tâm Môi trường Công nghiệp.
    3. CN. Hoàng Công Sơn – Tổng thư ký Hiệp hội Titan Việt Nam
    4. ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Trung tâm Môi trường Công nghiệp.
    5. KS. Nguyễn Thị Lài –Trung tâm Môi trường Công nghiệp
    6. KS. Võ Thị Cẩm Bình - Trung tâm Môi trường Công nghiệp
    Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều
    kiện thuận lợi của:
     Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương
     Hiệp hội Titan Việt Nam
     Ban lãnh đạo cùng các cán bộ kỹ thuật của các cơ sở khai thác và chế biến sa
    khoáng titan ven biển miền trung và nam trung bộ ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,
    Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng, đặc biệt là các
    doanh nghiệp sau:
    1. Công ty Cổ phần Phát triển Khoáng sản 4 TKV- Nghệ An2. Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định
    3. Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị
    4. Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Phú Yên
    5. Công ty Cổ phần Khoáng sản Bằng Hữu, Bình Thuận
    6. Công ty Khoáng sản Bình Định Việt Nam – Malaysia
    7. Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khoáng sản Thừa thiên-Huế
    8. Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh
    9. Xí nghiệp Thanh niên Cửa Hội - Cửa Lò (Nghệ An)
    10.Công ty TNHH Khoáng sản Thanh Tâm (Quảng Trị).
    11.Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Quảng Bình
    Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn các cơ quan và đơn vị nói trên đã giúp nhóm hoàn
    thành nhiệm vụ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...