Tiểu Luận Xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho vùng bắc trung bộ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở Đầu

    Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã hình thành nhiều khu công nghiệp góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế các địa phương cũng như đất nước ta , tuy nhiên các KCN cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp không được xử lý triệt để, nước thải, khí thải chưa qua xử lý với độ ô nhiễm vượt hàng trăm lần so với tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy,song hành với phát triển công nghiệp, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi. Mặc dù hiệu quả kinh tế do sản xuất công nghiệp đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến chữa trị môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt cho sự phá huỷ môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Chi phí này có thể chiếm từ 1 đến 7% tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia, ở Việt Nam là 7,2%. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững trong một thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường. Một trong những biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp đó là xây dựng các khu công nghiệp sinh thái. Biết được cách xây dựng và áp dụng mô hình khu công nghiệp sinh thái cho Việt Nam sẽ làm cải thiện phần nào môi trường sống cho người dân ở lân cận các khu công nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường cho Hành tinh xanh đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đó là lý do vì sao em chọn đề tài này để làm tiểu luận.
    XÂY DỰNG MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Mở đầu Khu công nghiệp (KCN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á. Hiện nay, Ấn Độ có khoảng hơn 1000 KCN; Trung Quốc có hơn 600 KCN, 32 đặc khu kinh tế và 51 khu công nghệ cao (KCNC); Inđônêxia có 148 KCN; Malayxia có 311 KCN; Philippine có 77 KCN; Thái Lan có 29 KCN; Việt Nam có 100 KCN (tính đến tháng 03/2004).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...