Báo Cáo Xây dựng mô hình định giá trái phiếu cho thị trường Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.LÝ DO NGHIÊN CỨU
    Việc gia nhập WTO đã đánh dấu một bước tiến rất quan trọng đối với nền
    kinh tế Việt Nam. Mấy năm gần đây, chúng ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng
    GDP bình quân trên 8%/năm, tương đối ổn định so với các nước khác trong
    khu vực. Để giữ vững được tốc độ tăng trưởng ổn định như vậy trong tương
    lai, chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị những nguồn lực thật tốt, một trong những
    nguồn lực quan trọng nhất đó chính là vốn và thị trường trái phiếu vẫn là kênh
    dẫn vốn quan trọng để ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước.
    Chính vì vậy, việc định giá trái phiếu sẽ là một việc làm vô cùng nghiêm túc.
    Mỗi một định giá sai có thể làm Nhà nước mất mát hàng trăm tỉ đồng, đây là
    một con số không hề nhỏ. Việc xây dựng các mô hình định giá trái phiếu đã
    được thực hiện từ khá lâu tại các quốc gia khác. Tuy nhiên hiện nay chưa có
    một công cụ nhất quán nào được đưa ra cho thị trường trái phiếu Việt Nam.
    Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình
    định giá trái phiếu cho thị trường Việt Nam
    ”.
    2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu những lý thuyết cổ điển về
    định giá phiếu, qua đó đối chiếu, so sánh, chỉnh sửa nhằm tìm ra mô hình định
    giá trái phiếu phù hợp nhất cho thị trường trái phiếu Việt Nam.
    3. CÂU HỎI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    -Các loại mô hình định giá trái phiếu đã được đưa ra trong quá khứ, và cách
    thức xây dựng nên các mô hình này.




    2
    -Các mô hình định giá trái phiếu nào đang được sử dụng phổ biến và đâu là
    mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
    -Những khuyến nghị cho thị trường trái phiếu Việt Nam.
    Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải
    quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng nghiên cứu
    cụ thể sau:
    -Phân tích các mô hình cổ điển về định giá trái phiếu, đặc biệt là các mô hình
    một nhân tố và cơ chế xây dựng nên các mô hình này.
    -Tính toán và phân tích các chuỗi số liệu về lãi xuất ngắn hạn.
    -Xem xét sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thực và đưa ra các khuyến nghị
    về mô hình được hoàn thiện hơn, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về mặt
    chính sách giúp thị trường trái phiếu VN phát triển bền vững.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê,
    so sánh và tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. Đối với
    phương pháp định lượng trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng lý
    thuyết về Quá trình ngẫu nhiên và phương pháp Maximum Likelihood
    Estimator để thiết lập các thông số.
    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1: Đưa ra khái niệm về trái phiếu và phân chia các loại trái phiếu trên
    thị trường. Sau đó là đưa ra hai lớp mô hình cổ điển thường dùng để định giá
    trái phiếu, đó là lớp Mô hình một nhân tố và lớp Mô hình đa nhân tố.




    3
    Chương 2: Áp dụng Mô hình FTU vào chuỗi số liệu về Lãi suất liên ngân
    hàng qua đêm của Việt Nam năm 2010 để ước lượng ra các tham số của mô
    hình. Từ đó xây dựng mô hình định giá trái phiếu cho thị trường Việt Nam.
    Chương 3: Nêu ra các mặt hạn chế của mô hình và các hướng để hoàn thiện.
    Cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị giúp cho thị trường trái phiếu Việt Nam
    phát triển.
    6. Ý NGHĨA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
    Về mặt lý luận, công trình này giúp chúng ta có một cái nhìn toàn cảnh hơn
    về trái phiếu và định giá trái phiếu thông qua một loạt các mô hình cổ điển đã
    được các nhà Kinh tế học đi trước đề xuất. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần
    xây dựng nên công thức định giá trái phiếu cho thị trường Việt Nam.
    Về mặt thực tiễn, đề tài đã đưa ra những thông số cụ thể mô tả sự biến động
    của lãi xuất ngắn hạn trong năm 2010. Điều này giúp các nhà điều hành chính
    sách vĩ mô có thêm cái nhìn rõ hơn về những nhân tố ảnh hưởng đến lãi xuất,
    từ đó góp phần đưa ra những giải pháp thích hợp giúp cho lãi xuất được ổn
    định, góp phần làm thị trường trái phiếu cũng phát triển ổn định theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...