Luận Văn Xây dựng mô hình chứng khoáng hóa của các khoảng nợ trong 1 quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tạ

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng mô hình chứng khoáng hóa của các khoảng nợ trong 1 quá trình táicơ cấu và lành mạnh hóa tại chính quản lý của hệ thống NHTM Việt Nam

    MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU 1Chương I: Lý luận chung về chứng khoán hoá các khoản nợ trong ngân hàng thương mại 3
    I.Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ chứng khoán hoá các khoản nợ 3
    1. Khái niệm chứng khoán hoá 3
    2.Đặc tính các loại tài sản có thể được chứng khoán hoá . 5
    3.Các thành viên liên quan 8
    4.Điều kiện cần thiết để chứng khoán hoá các khoản nợ .11
    5.Lợi ích và rủi ro của chứng khoán hoá các khoản nợ 13
    II.Chứng khoán hoá các khoản nợ tại các ngân hàng thương mại .18
    1.Vài nét về chứng khoán hoá các khoản nợ tại các NHTM 18
    2.Nội dung chứng khoán hoá 20
    3.Một số phương thức chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng .31
    III.Kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động chứng khoán hóa 35
    1.Nhậ Bản .36
    2.Hàn Quốc 38
    3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 39
    Chương 2: Xây dựng mô hình chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng của hệ thống các NHTM Việt Nam 42
    I.Thực trạng nợ tồn đọng của NHTM Việt Nam .42
    1.Bối cảnh chung trong hệ thống NHNTM Việt nam 42
    2.Nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng 44
    3.Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM 46
    4.Thực trạng nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng tại NHNT Việt Nam 48
    II.Xây dựng mô hình chứng khoán hoá nợ tồn đọng trong điều kiện Việt Nam 52
    1.Nội dung của mô hình .52
    2.Các bước thực hiện theo mô hình 54
    3.Những lợi ích và bất cập khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam 63
    3.1.Những lợi ích khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam 63
    3.2.Những bất cập khi áp dụng mô hình trong điều kiện Việt Nam .65
    Chương III: Giải pháp thực hiện mô hình chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hoá tài chính của NHTM .67
    I.Cơ sở tiền đề cho chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong hệ thống NHTM Việt Nam 67
    1.Sự phát triển của nền kinh tế .67
    2.Sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam 68
    3.Môi trường pháp lý được hoàn thiện dần .71
    4.Cung, cầu lớn đối với việc chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của hệ thống NHTM Việt Nam .72
    5.Năng lực nhận thức và kinh doanh của các NHTM .74
    6.Sự hỗ trợ lớn từ NHNN vàChính phủ 74
    7.Sự hỗ trợ từ các định chế tài chính thế giới .75
    II.Định hướng xử lý nợ tồn đọng của NHTM trong thời gian tới .76
    1.Chủ động, tích cực tìm kiếm các dự án khả thi, các khách hàng vay hoạt động tốt, có khả năng trả nợ không phân biệt loại hình sở hữu .76
    2.Tiếp tục chấn chỉnh các mặt yếu kém trong hoạt động tín dụng .76
    3.Thực hiện tốt chính sách khách hàng 76
    4.Kiện toàn và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ tín dụng 77
    5.Củng cố và duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 77
    6.Định hướng thu hồi nợ tồn đọng .77
    III.Một số giải pháp nhằm đưa mô hình chứng khoán hoá vào thực tiễn .79
    1.Chủ động thích nghi với thông lệ quốc tế 79
    2.Phối hợp giữa các NH trong việc xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng.80
    3.Giải pháp về thị trường 81
    4.Mở rộng phạm vi của trung gian đặc biệt 86
    5.Khuyến khích các tổ chức tín dụng tham gia tăng cường tín dụng .87
    6.Mở rộng đầu tư đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng .88
    7.Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH .88
    8.Hiện đại hóa hoạt động NH .90
    IV.Một số kiến nghị .91
    1.Kiến nghị nhà nước về chương trình tái cơ cấu và củng cố hệ thống NHTM .91
    2.Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và các ban ngành liên quan .92
    KẾT LUẬN 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU***
    Trong hơn nửa thế kỷ qua, ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống ngân hàng đã thực sự trở thành một ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế quốc dân. Sự thay đổi của hệ thống ngân hàng luôn phản ánh tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế.
    Qua thực tiễn gần 15 năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần vào xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên quá trình vận hành theo cơ chế mới hệ thống ngân hàng ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu kém, tồn tại và bất cập. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đang nắm giữ một khối lượng lớn các khoản nợ tồn đọng (khoảng 23000 tỷ VNĐ) vượt vốn tự có của ngân hàng. Tình trạng này làm cho nền kinh tế bị đóng băng một lượng vật chất lớn không được khai thác, các ngân hàng sẽ trở lên khó khăn trong việc huy động nguồn vốn mới và hiệu quả hoạt động sẽ nhanh chóng giảm sút. Theo kinh nghiệm quốc tế qua nhiều cuộc khủng hoảng nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực từ năm 1997 cho thấy: Nợ quá hạn tồn đọng nếu không giải quyết một cách cơ bản và nhanh chóng sẽ gây tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng và khó tránh khỏi nguy cơ đổ vỡ đối với nền kinh tế Việt Nam.
    Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước, theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang nỗ lực giải quyết vấn đề nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hoá hoạt động tài chính. Hiện nay các giải pháp của các Ngân hàng thương mại đang tiến hành trong việc xóa các khoản nợ tồn đọng với chi phí rất lớn nhưng hiệu quả lại chưa cao. Nếu không có các giải pháp thúc đẩy thì mục tiêu tái cơ cấu của ngân hàng khó có thể trở thành hiện thực.
    Thấy rõ được điều này, trong quá trình tìm hiểu về hệ thống các Ngân hàng thương mại Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm thị trường tài chính thế giới em thấy có một công cụ tài chính rất hiệu quả trong xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng, đó là chứng khoán hoá các khoản nợ. Với mong muốn góp ý kiến vào quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hoá hoạt động tài chính của hệ thống các NHTM thông qua hoạt động chứng khoán hóa em xin trình bầy những nhận thức của mình về các điều kiện và mô hình vận hành chứng khoán hoá tại Việt nam.
    Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
    Chương I: Lý luận chung về chứng khoán hoá các khoản nợ trong ngân hàng thương mại
    Chương II: Mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ tồn đọng của hệ thống các NHTM Việt Nam
    Chương III: Giải pháp thực hiện mô hình chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hoá tài chính của các NHTM.
    Trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, do còn hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn, thời gian và tài liệu nên chắc chắn khóa luận còn nhiều thiếu sót, em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp để khóa luận được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...