Luận Văn Xây dựng mô hình chứng khoán phi tập trung tại việt nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM

    Lời mở đầu

    Thị trường chứng khoán phi tập trung nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong năm 2006 đến nửa đầu năm 2007 với sự phát triển nhanh về quy mô vốn, số lượng chứng khoán, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch. Tuy thị trường có sự điều chỉnh giảm trong thời gian qua nhưng tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn.

    Theo đề án phát triển thị trường vốn Việt nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, mục tiêu là đến 2010 giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 50% GDP và đến năm 2020 đạt 70% GDP. Với mục tiêu đó, thị trường chứng khoán là thành phần chủ đạo để đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam, và đến năm 2020 thị trường vốn của chúng ta sẽ phát triển tương đương với các thị trường các nước trong khu vực.

    Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng TTGDCK Hà Nội thành thị trường chứng khoán phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường sau năm 2010 là hết sức cấp bách và thiết thực. Thị trường chứng khoán phi tập trung cùng với thị trường chứng khoán tập trung sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế, và có khả năng liên kết với các thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế để trở thành công cụ cơ bản để huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế-xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra.

    Với các hạn chế về nguồn lực, thời gian và kinh phí khi thực hiện đề tài này nên khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định như:

    - Một là, chưa có các thống kê định lượng thăm dò ý kiến của nhà đầu tư, người dân đánh giá về lợi ích cũng như tính cấp thiết về việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường ở Việt Nam. Đồng thời, chưa có cơ hội đi nghiên cứu tình hình thực tế về cơ cấu, tổ chức, vận hành và hoạt động của các mô hình TTCK phi tập trung nổi tiếng trên thế giới nên tính hoàn chỉnh của mô hình còn hạn chế.

    - Hai là, khi xây dựng mô hình còn ít nhiều còn gắn kết mô hình của các nước trên thế giới với mô hình hiện có của TTGDCK Hà Nội để hình thành mô hình. Chính vì điều này đã làm hạn chế đến tính sáng tạo của đề tài.

    -Ba là, một điều cũng cần đề cập đến là khi xây dựng lộ trình áp dụng của mô hình thì lại phụ thuộc vào chủ trương, định hướng của Nhà nước nên việc xây dựng mô hình TTCK phi tập trung đáp ứng ngay theo yêu cầu của thực tiễn sẽ bị hạn chế.

    - Cuối cùng, mô hình này trong tương lai gần, từ nay đến năm 2020 chưa áp dụng cho các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, theo tác giả cùng với xu hướng của thế giới, chúng ta cũng nên nghiên cứu tiếp tục để có thể áp dụng mô hình này cho các sản phẩm phái sinh, dự kiến sau năm 2020.

    Vì vậy, với ý thức sâu sắc của bản thân về các hạn chế của đề tài này như đã nêu trên, tác giả hy vọng đây sẽ là các hướng gợi mở của đề tài để tiếp tục các hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT TỔ CHỨC VỚI NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán phi tập trung, nhà tạo lập thị trường và mối quan hệ giữa nhà tạo lập thị trường với thị trường chứng khoán
    1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán phi tập trung
    1.1.1.1. Khái niệm
    1.1.1.2. Vị trí và vai trò của thị trường OTC
    1.1.1.3. Hình thức tổ chức thị trường OTC
    1.1.1.4. Hàng hóa giao dịch trên thị trường OTC
    1.1.1.5. Cơ chế xác lập giá trên thị trường OTC
    1.1.1.6. Hệ thống giao dịch của thị trường OTC
    1.1.1.7. Quản lý thị trường OTC
    1.1.1.8. Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC
    1.1.2. Tổng quan về nhà tạo lập thị trường và mối quan hệ giữa nhà tạo lập thị trường với thị trường chứng khoán
    1.1.2.1. Khái niệm nhà tạo lập thị trường
    1.1.2.2. Phân loại nhà tạo lập thị trường
    1.1.2.3. Hoạt động của nhà tạo lập thị trường, vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường đối với thị trường chứng khoán
    1.1.2.3.1. Hoạt động của nhà tạo lập thị trường
    1.1.2.3.2. Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường đối với thị trường chứng khoán
    1.2. Mối quan hệ giữa một tổ chức và nhà tạo lập thị trường
    1.2.1. Lợi ích đối với tổ chức làm chức năng tạo lập thị trường
    1.2.1.1. Lợi ích trực tiếp từ các giao dịch trên thị trường
    1.2.1.2. Lợi ích thu từ sự hỗ trợ của Nhà nước
    1.2.1.2. Lợi ích thu từ sự hỗ trợ của Nhà nước
    1.2.2.1. Những yếu tố nội tại – chủ quan
    1.2.2.2. Những yếu tố bên ngoài – khách quan
    1.3. Mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung nổi tiếng trên thế giới và bài học kinh nghiệm
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA NHÀ TẠO LẬP THỊ TRƯỜNG
    2.1. Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 7 năm hoạt động
    2.1.1. Đánh giá hoạt động của SGDCK Tp. Hồ Chí Minh
    2.1.2. Đánh giá hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
    2.1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức và hoạt động
    2.1.2.2. Hoạt động đăng ký giao dịch
    2.1.2.3. Hoạt động giao dịch
    2.1.2.4. Hoạt động công bố thông tin
    2.1.2.5. Các thành viên giao dịch trên thị trường
    2.1.2.6. Nhà đầu tư nước ngoài
    2.1.2.7. Đánh giá chung
    2.1.3. Đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán tự do ở Việt Nam
    2.1.3.1. Phương thức giao dịch trên thị trường
    2.1.3.2. Các loại chứng khoán
    2.1.3.3.Tình hình giao dịch các loại chứng khoán chưa niêm yết
    2.1.3.4. Đánh giá chung
    2.2. Những thành tựu, tồn tại và hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 7 năm hoạt động
    2.2.1. Những thành tựu đạt được
    2.2.2. Những tồn tại và hạn chế
    2.2.2.1. Về quy mô giao dịch của thị trường chứng khoán
    2.2.2.2. Về cơ chế định giá theo các phương thức của thị trường
    2.2.2.3. Về hoạt động các công ty chứng khoán
    2.2.2.4. Về hoạt động của thị trường chứng khoán tự do
    2.3. Sự cần thiết phải tổ chức thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam có sự tham gia của nhà tạo lập thị trường chứng khoán
    CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
    3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo đến năm 2020
    3.1.1. Mục tiêu
    3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường chứng khoán
    3.1.3. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo đến năm 2020
    3.1.3. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo đến năm 2020
    3.2.1. Hàng hóa đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung
    3.2.2. Tổ chức chủ quản điều hành thị trường chứng khoán phi tập trung
    3.2.3. Đối tượng tham gia thị trường chứng khoán phi tập trung
    3.2.4. Phương thức hoạt động
    3.3. Xây dựng mô hình thị trường chứng khoán phi tập trung ở Việt Nam
    3.3.1. Các điều kiện để phát hành và giao dịch chứng khoán
    3.3.2. Cơ quan quản lý nhà nước
    3.3.3. Cơ cấu sở hữu
    3.3.4. Cơ cấu tổ chức
    3.3.5. Hệ thống giao dịch
    3.3.6. Hệ thống đăng ký, thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán
    3.3.7. Hệ thống công bố thông tin trên thị trường
    3.3.8. Giám sát hoạt động của thị trường
    3.3.9. Thành viên của thị trường
    3.3.9.1. Các công ty chứng khoán
    3.3.9.2. Nhà tạo lập thị trường
    3.3.10. Lộ trình áp dụng
    3.4. Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển TTCK phi tập trung ở Việt Nam
    3.4.1. Thiết lập khung pháp lý cho thị trường
    3.4.1.1. Xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống văn bản dưới luật
    3.4.1.2. Điều chỉnh phân cấp quản lý và chức năng nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước, TTGDCK Hà Nội và đổi mới công tác giám sát
    3.4.2. Đa dạng hóa các loại chứng khoán giao dịch
    3.4.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin
    3.4.4. Hoàn thiện mô hình sở hữu và đào tạo nhân lực cho thị trường
    3.4.4.1. Hoàn thiện mô hình sở hữu của TTGDCK Hà Nội
    3.4.4.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho thị trường
    3.4.4.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực cho thị trường
    3.4.6. Thành lập công ty định mức tín nhiệm trên TTCK Việt Nam
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...