Luận Văn Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính và hàm ý cho việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU KINH đIỂN VỀ KHỦNG HOẢNG VÀ CÁC MÔ
    HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH . . .1
    1.1 Nghiên cứu kinh điển về khủng hoảng tài chính . .1
    1.1.1 Khủng hoảng tiền tệ (Currency Crisis) . 1
    Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ nhất . .1
    Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ hai . .2
    Khủng hoảng tiền tệ thế hệ thứ ba . 2
    1.1.2. Khủng hoảng ngân hàng (Banking Crisis) . .2
    Sự lựa chọn đối nghịch . .3
    Rủi ro về đạo đức . .3
    Tâm lý bầy đàn . .3
    1.1.3 Khủng hoảng nợ ( Debt Crisis) . 4
    1.1.4 Khủng hoảng kép (Twin crisis) . .5
    Khủng hoảng kép thế hệ thứ nhất . .5
    Khủng hoảng kép thế hệ thứ hai . .8
    1.1.5 Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính . .10
    1.2.Các mô hình cảnh báo khủng hoảng . 12
    1.3.1.Mô hình Probit . 12
    1.3.2.Mô hình Neuro Nuzzy . 13
    Mờ hóa . .13
    Suy luận . 15
    Khở mờ . .15
    1.3.3.Mô hình Signal Approach . .16
    Giải thích Stj . .17
    Giải thích ωj . .18




    CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI
    CHÍNH CHO VIỆT NAM . 20
    2.1 Lựa chọn mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính phù hợp cho Việt
    Nam . 20
    2.2 Ứng dụng mô hình Signal Approach vào cảnh báo khủng hoảng tài chính cho Việt
    Nam . .21
    2.2.1 Cơ sở dữ liệu . 21
    2 2.2 Xây dựng chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng . .22
    Lựa chọn biến số cho mô hình . .23
    Giải thích sự tác động của từng biến. . 26
    2.2.3 Chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng thực nghiệm . 27
    Lưu ý của chuổi chỉ số 13 biến . .28
    Chuỗi chỉ báo khủng hoảng 10 biến . 29
    2.2.4 Qua kết quả nhìn nhận xác suất Việt Nam rơi vào khủng hoảng tài
    chính . 33
    Phương pháp luận . .33
    Thực nghiệm . 34
    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ CÁC KHUYỀN NGHỊ THÊM VỀ MÔ
    HÌNH . 37
    3.1 Nhận xét kết quả dự báo của mô hình . .37
    3.1.1 đánh giá rủi ro quốc gia Việt Nam của EIU . . 37
    Rủi ro chủ quyền . .38
    Rủi ro riền tệ . . . .38
    Rủi ro ngân hàng . . .38
    3.1.2 IMF và đánh giá tính dễ tổn thương của hệ thồng tài chính Việt Nam . . .38
    Khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống ngân hàng . . . 38
    Thị trường chứng khoán sụt giảm và những rủi ro trên thị trường chứng
    khoán . . .39
    3.1.3 Nét tương đồng giữa các báo cáo và mô hình Signal Approach . . . 40


    3.2 Khắc Phục những nhược điểm của mô hình . . . .41
    3.3 Khuyến nghị cho Việt Nam . 41
    3.3.1 Khuyến nghị về mặt mô hình . .41
    Biến VNINDEX . . 41
    Chỉ số bất động sản . . .41
    3.3.2 Khuyến nghị về mặt chính sách . . 42
    Khuyến nghị chính sách vĩ mô . . . 42
    Tích cực điều chỉnh và tăng cường giám sát hệ thổng tài chính để đảm bảo sự thận
    trọng của các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro . .45
    Xây dựng một cấu trúc khuyền khích có lợi cho phối hợp tài chính mạnh mẽ để tránh tỉ
    lệ nợ trên giá trị cổ phần và tăng độ đáng tin cậy trong các khoản vay nước
    ngoài . .45
    Kiểm soát và theo dõi chặt chẽ các khoản vốn đầu tư của các tập đoàn nhà nước từ
    việc tiến hành vay nợ nước ngoài nhắm tránh rủi ro mất vốn nhà
    nước . . 46
    Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng cho toàn bộ nền kinh tế Việt
    Nam . .47




    PHẦN MỞ đẦU
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
    Khủng hoảng tài chính gây ra nhiều thiệt hại ở cả khu vực kinh tế tài chính và khu vực kinh tế
    thực, cần rất nhiều thời gian và chi phí để giải quyết hậu quả và phục hồi nền kinh tế. Thêm
    vào đó là các hậu quả về mặt xã hội, làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người. Chính vì
    vậy, trong tác phẩm: “Hãy kết toán cuộc sát phạt”, Helen Hayward đã viết: “ các cuộc khủng
    hoảng tài chính đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng triệu con người. Cái giá đối với con người
    rất nghiêm trọng, có lẽ không thể nào tính nổi và hậu quả của khủng hoảng vẫn tiếp tục được
    phơi bày. Người nghèo bị tác động bởi thất nghiệp, đồng lương bị giảm, giá cả các nhu yếu
    phẩm tăng cao và các dịch vụ xã hội bị thu hẹp. Trẻ em phải rời ghế nhà trường, lương thực
    và thực phẩm khan hiếm, nạn bạo hành và mại dâm tăng lên. Thất nghiệp và cạnh tranh sinh
    tồn làm cho cộng đồng bị rạn nứt, chính trị trở nên bất ổn, bạo động vì thực phẩm và sắc tộc
    tại Indonesia, nông dân phản kháng ở Thái Lan và công nhân bất bình ở Hàn Quốc ”(1)
    Tuy nhiên, “Việc bùng nổ khủng hoảng chắc chắn không thể dự báo được. Tuy nhiên, có thể
    xác định được các dấu hiệu mất cân bằng tài chính. Nói cách khác, chắc chắn có thể xác định
    được các yếu kém và nó khiến các cơ quan chức năng cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, không nên
    viển vông nghĩ rằng có thể dự báo được khủng hoảng.”2 Việc xây dựng công cụ cảnh báo
    khủng hoảng đã được thực hiện từ lâu tại các quốc gia khác nhau. Cho tới nay, tại VN vẫn
    chưa có một công cụ cảnh báo nào đúng nghĩa. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi nghiên
    cứu đề tài “ Nghiên cứu kinh điển và các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính”.
    2. XÁC đỊNH VẤN đỀ NGHIÊN CỨU
    đề tài nghiên cứu của này tập trung nghiên cứu những lý thuyết kinh điển về khủng hoảng tài
    chính cũng như các mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính. Từ đó, xây dựng mô hình cảnh
    báo khủng hoảng tài chính cho VN dựa trên những mô hình đã được phát triển áp dụng thành
    công tại các quốc gia khác. Cùng với đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những khuyến nghị để
    1 Helen Hayward và Ducan Green, “đồng vốn và trừng phạt”, NXB Chính trị quốc gia, 05/2005.
    2 Françoise Nicolas Nghiên cứu viên, Trung tâm châu Á , Viện Quan hệ quốc tế Pháp ,Giảng viên đại
    học Paris-Est - Tham luận đánh giá, dự báo và các biện pháp phòng ngừa khủng hoảng tiền tệ và hệ
    thống ngân hàng - 2008.




    giúp VN có thể tránh được những cú sốc tài chính và xa hơn là những cuộc khủng hoảng tài
    chính trong tương lai.
    3. CÂU HỎI VÀ MỤC đÍCH NGHIÊN CỨU
     Các hình thức khủng hoảng tài chính nào đã diễn ra trong quá khứ ? Cách thức các
    cuộc khủng hoảng này diễn ra như thế nào ?
     đâu là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính?
     Các mô hình cảnh bảo khủng hoảng tài chính nào đang được sử dụng và đâu là mô
    hình phù hợp với điều kiện của VN hiện nay?
     Những bước đi cần thiết hiện nay để giúp thị trường tài chính vững mạnh và có thể
    tránh được những cú sốc và các cuộc khủng hoảng là gì?
    Trong quá trình đi tìm lời giải cho những câu hỏi nghiên cứu vừa nêu để giải quyết vấn đề
    nghiên cứu đặt ra, đề tài này nhằm vào các đối tượng nghiên cứu cụ thể sau đây:
     Phân tích các nghiên cưu kinh điển về khủng hoảng đặc biệt là các lý thuyết về “khủng
    hoảng kép” và cơ chế truyền động của từng loại khủng hoảng.
     Tính toán và phân tích chuỗi chỉ số khủng hoảng dựa trên mô hình Signal Approach
    qua đó đánh giá về khả năng VN xảy ra khủng hoảng.
     Xem xét sự phù hợp của mô hình và đưa ra các khuyến nghị về mô hình để nâng cao
    hiệu quả cảnh báo đồng thời đề xuất những khuyến nghị về mặt chính sách giúp cho thị
    trường tài chính VN phát triển bền vững.
     Hướng đến đề xuất xây dựng một hệ thống cảnh báo chung cho toàn bộ nền kinh tế.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bài nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so sánh và tổng
    hợp nhằm làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu. đối với nghiên cứu định lượng trong được sử
    dụng trong nghiên cứu này, chúng tôi dùng phương pháp phi tham số dựa trên mô hình Signal
    Approach nhằm làm rõ vai trò của các biến số kinh tế vĩ mô góp phần gây ra khả năng khủng
    hoảng.




    5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1: Các nghiên cứu kinh điển về khủng hoảng bao gồm khủng hoảng ngân hàng, khủng
    hoảng tiền tệ, khủng hoảng nợ và đặc biệt là khủng hoảng kép thế hệ 1, thế hệ 2. Sau đó là các
    nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng tài chính và cuối cùng là các mô hình cảnh báo tài chính đã

    Chương 2: Áp dụng mô hình Signal Approach vào VN để tính toán chuỗi chỉ số khủng hoảng
    cho giai đoạn 1998-2008 qua đó nhìn nhận xác suất VN rơi vào khủng hoảng.
    Chương 3: Xem xét sự phù hợp của mô hình Signal Approach khi áp dụng vào VN qua đó đưa
    ra những đề xuất để nâng cao hiệu quả cảnh báo cho mô hình và đề xuất những chính sách cho
    sự phát triển bền vững của thị trường tài chính VN.
    6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CÔNG TRÌNH
    Về lý luận đề tài này giúp cho chúng ta có một cái nhìn sâu hơn về khủng hoảng tài chính
    thông qua các lý thuyết kinh điển về khủng hoảng. Bên cạnh đó, dựa trên mô hình Signal
    Approach đã được áp dụng khá thành công tại nhiều nước, đề tài này còn đóng góp được chuỗi
    chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính cho VN trong giai đoạn 1998-2008. Một vấn đề cần lưu
    ý là mô hình này được phát triển chủ yếu dùng cho việc cảnh báo khủng hoảng tiền tệ và ngân
    hàng. Tuy nhiên, trong nhiều công trình nghiên cứu về khủng hoảng kép đã kiểm chứng mối
    quan hệ khủng hoảng tiền tệ có liên quan mật thiết với khủng hoảng nợ (điều này được chúng
    tôi trình bày kỹ trong lý thuyết về khủng hoảng kép) do đó mô hình này cũng đồng thời có thể
    cảnh báo cho khủng hoảng nợ.
    Về mặt thực tiễn, đề tài này đã đóng góp một công cụ cảnh báo định lượng giúp cho các nhà
    điều hành chính sách vĩ mô có một cái nhìn rõ hơn về khả năng dễ bị thương tổn của các bộ
    phận trong thị trường tài chính để từ đó có các giải pháp điều chỉnh thích hợp giúp cho hệ
    thống tài chính lành mạnh hơn. Cuối cùng chúng tôi cũng đề xuất thêm những chính sách khác
    cho Việt Nam phát triển ổn định và bền vững trong cả ngắn hạn và dài hạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...