Luận Văn Xây dựng mô hình can thiệp phối hợp giữa thực hành nuôi dưỡng trẻ và tạo nguồn thức ăn tại cộng đồng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    BỘ MÔN DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

    BÁO CÁO KHOA HỌC TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    XÂY DỰNG MÔ HÌNH CAN THIỆP PHỐI HỢP GIỮA THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG TRẺ VÀ TẠO NGUỒN THỨC ĂN TẠI CỘNG ĐỒNG NHẰM CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI CÁC XƯ KHÓ KHĂN CÓ TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG CAO TẠI HÀ NỘI

    HÀ NỘI - 2008
    MỤC LỤC ( Báo cáo gồm 160 trang)

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
    1.1. Tình hình Suy Dinh Dưỡng thế giới và ở Việt Nam những năm gần đây 2
    1.2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của Suy Dinh Dưỡng đến sức khoẻ, bệnh tật, kinh tế-xã hội
    1.3. Các giải pháp phòng chống SDD 3

    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 4
    2. 2. Địa điểm nghiên cứu 4
    2.3. Thời gian nghiên cứu 5
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 5
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi và kiến thức thực 8
    hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ
    3.1.1. Thực trạng tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi 8
    3.1.2. Thực trạng kiến thức thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ 9
    3.1.3. Yếu tố kinh tế hộ gia đình 15
    3.1.4. Yếu tố bệnh tật 15
    3.1.5. Yếu tố chất lượng bữa ăn 16
    3.1.6. Tiếp cận giáo dục truyền thông dinh dưỡng 17
    3.1.7. Phân tích khả năng khai thác thực phẩm sẵn có tại Việt long 19
    3.1.8. So sánh phân tích nguy cơ ở trẻ suy dinh dưỡng và bình thường xã Việt Long và Phù Ninh
    3.2. Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp phối hợp giữa thực hành nuôi dưỡng trẻ và tạo nguồn thức ăn tại cộng đồng.
    3.2.1. Xây dựng và thực hiện mô hình can thiệp 29
    3.2.1.1. Xác định vai trò các thành phần tham gia vào mô hình can thiệp
    3.2.1.2. Các giải pháp và hoạt động cụ thể của mô hình can thiệp 53
    3.2.2. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp
    3.2.2.1. Thay đổi tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã. 34
    3.2.2.2. Thay đổi về kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ. 35
    3.2.2.3. Thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh 42
    3.2.2.4. Thay đổi về chất lượng bữa ăn 43
    3.2.2.5. Tiếp cận giáo dục truyền thông dinh dưỡng 45
    3.2.2.6. Đánh giá hiệu quả hoạt động chươn trình phòng chống SDD ở 2 xã 47
    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 48
    Kết luận 54
    Khuyến nghị 55
    Tài liệu tham khảo

    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Suy dinh dưỡng (SDD) năng lượng - protein hiện nay là một trong những vấn đề sức khoẻ ở nhiều nước đang phát triển. Theo những tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới gần đây cho thấy hơn 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển có chiều cao/tuổi thấp hơn -2SD của quần thể tham chiếu NCHS (National Centre for Health Statistic) và nhiều năm trở lại đây tỷ lệ SDD nói chung chưa giảm đáng kể, ở nhiều nơi gần như không thay đổi. Qua thực tế, càng ngày người ta càng thấy SDD trẻ em không đơn thuần chỉ là hậu quả của sự thiếu thức ăn hoặc thiếu chăm sóc y tế - vệ sinh môi trường, mà chất lượng chăm sóc và nuôi nấng trẻ còn phụ thuộc nhiều vào kiến thức và thời gian của người mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Nhiều trẻ em, bố mẹ có thu nhập khá vẫn SDD, vì nhiều bà mẹ chưa biết cách chăm sóc con cái, (đó là chưa kể đến các tập quán cũ, lạc hậu).
    Chiến lược toàn cầu cho sự nuôi dưỡng trẻ được dựa trên bằng chứng quan trọng của dinh dưỡng trong những tháng đầu, những năm đầu của cuộc sống và dựa trên vai trò của thực hành nuôi dưỡng phù hợp trong việc phấn đấu tới một sức khoẻ tốt nhất. Nuôi con bằng sữa mẹ không đúng, đặc biệt là không nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, cho ăn bổ sung không phù hợp là những yếu tố nguy cơ cao làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ nhỏ. Những ảnh hưởng do nuôi dưỡng sai lầm trong thời kỳ này kéo dài trong suốt cuộc đời của đứa trẻ biểu hiện qua kém trí tuệ trong học hành, giảm khả năng lao động, thiệt thòi trong cuộc sống xã hội, cộng đồng .
    Thực hành nuôi dưỡng không đúng và hậu quả của nó là những cản trở chính đối với việc phát triển kinh tế xã hội bền vững và xoá bỏ đói nghèo. Chắc chắn rằng: Một đất nước sẽ không thể thành công trong sự nỗ lực để thúc đẩy phát triển kinh tế cho tới khi nào sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em đạt tới mức tốt nhất.
    Nuôi dưỡng trẻ phù hợp là cần thiết để đạt tới và duy trì tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe tốt cho đứa trẻ, trong đó cho ăn bổ sung hợp lý đóng một trong những vai trò quyết định.
    Sóc sơn một huyện ngoại thành Hà Nội, trong những năm qua công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng chống suy dinh dưỡng đã có nhiều kết quả, tuy nhiên tốc độ giảm suy dinh dưỡng còn chậm, nhiều xã còn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên 25% như : Hồng Kì, Phù Ninh, Bắc sơn, Việt Long Chính vì vậy việc triển khai nghiên cứu xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng ở các xã ngoại thành có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trong giai đoạn hiện nay thực sự cần thiết, để có thể áp dụng và triển khai cho tất cả các xã ở ngoại thành có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao. Từ những lý do trên chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu sau:

    1. Mục tiêu chung :
    Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới năm tuổi tại các xã khó khăn và có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở Hà Nội thông qua mô hình can thiệp phối hợp giữa hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ và tạo nguồn thực phẩm sẵn có tại cộng đồng
    2. Mục tiêu cụ thể:
    1. Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và thực hành nuôi con của các bà mẹ tại các xã khó khăn và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao ở Hà nội.
    2. Xây dựng mô hình can thiệp dinh dưỡng phối hợp giữa hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ bằng cách tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có và tạo nguồn thức ăn tại cộng đồng.
    3. Đánh giá hiệu quả bước đầu việc áp dụng thử nghiệm mô hình can thiệp sau 12 tháng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...