Tài liệu Xây dựng luật quy hoạch và kế hoạch hoá phát triểN kinh tế - xã hội việc cần thiết và cấp bách trong

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng luật quy hoạch
    và kế hoạch hoá phát triểN kinh tế - xã hội:
    việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay









    1. Thành công và hạn chế của công tác kế hoạch hoá trong thời gian qua
    Cùng với sự nghiệp đổi mới kinh tế của đất nước, công tác kế hoạch hoá đã được đổi mới từng bước, góp phần không nhỏ vào những thành công của đất nước trong 20 năm qua. Vai trò của công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế tiếp tục được Đảng và Nhà nước khẳng
    định qua các kỳ Đại hội, đặc biệt trong 3 kỳ
    Đại hội gần đây, từ Đại hội VIII đến Đại hội X. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng,
    dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, công tác kế
    hoạch hoá đã có những chuyển biến quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy quá trình
    đổi mới kinh tế ở nước ta. Những kết quả
    đạt được thể hiện trên các mặt sau đây:
    - Vai trò cần thiết của Nhà nước và công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được khẳng định.
    - Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
    được xây dựng tạo cơ sở cho quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch 5 năm.
    - Công tác quy hoạch phát triển đã được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành, lĩnh vực cũng như một số vùng kinh tế trọng điểm.

    - Công tác kế hoạch hoá được chuyển dần trọng tâm sang kế hoạch hoá định hướng phát triển 5 năm, đồng thời chuyển dần việc
    điều hành kế hoạch từ can thiệp vi mô sang duy trì cân đối vĩ mô, sử dụng những công cụ gián tiếp. Bên cạnh đó, việc triển khai phương pháp kế hoạch hoá theo chương trình mục tiêu nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nhất của xã hội cũng được tiến hành.
    - Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch được thay đổi một cách cơ bản, thu hẹp dần các chỉ tiêu hiện vật đồng thời mở rộng thêm các chỉ tiêu giá trị.
    - Quy trình lập kế hoạch đã được đổi mới từng bước theo hướng dân chủ và công khai.
    - Công tác điều hành kế hoạch có hiệu lực thiết thực hơn, kịp thời phát hiện và ứng phó trước những diễn biến bất thường xuất hiện trong nền kinh tế thế giới và khu vực, trong đời sống kinh tế - xã hội trên các vùng ở Việc Nam được điều hành thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô là




    * Đinh Văn Ân, Tiến sỹ Kinh tế, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.
    ** Lê Viết Thái, Phó trưởng ban, Ban Nghiên cứu Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.




    chính, nhằm đảm bảo những cân đối lớn góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
    Mặc dù việc đổi mới kế hoạch hoá trong thời gian qua có tiến bộ đáng kể nhưng do nhiều lý do, kết quả của đổi mới kế hoạch
    hoá còn một số hạn chế. ở một số ngành
    trung ương và địa phương vẫn còn hiện tượng duy trì hoặc trở lại kế hoạch hoá kiểu cũ. Các thông tin kinh tế - xã hội chưa được tập hợp, phân tích đầy đủ, nguồn lực thường
    được đánh giá quá cao, nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài không được dự báo chính xác, cộng với sự nóng vội, chủ quan đã làm cho nội dung quy hoạch, kế hoạch phần nào còn mang tính duy ý chí. Công tác quy hoạch và kế hoạch còn bộc lộ những hạn chế trên một số lĩnh vực sau:
    - Chưa xây dựng được cơ sở lý luận và phương pháp luận về kế hoạch hoá phù hợp với thực tế đổi mới của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; một số vấn đề về quan điểm, nội dung cơ bản cho việc đổi mới kế hoạch hoá như vai trò của Nhà nước trong cơ chế thị trường chưa được lý giải đủ rõ.
    - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm còn chưa thật ăn khớp với nhau, chưa kế thừa, phát triển và cụ thể hoá trong một quy trình rõ ràng; số lượng mục tiêu và số lượng các chương trình trọng điểm quá nhiều làm cho nguồn lực của Nhà nước bị dàn trải; chưa tính đầy đủ các nguồn lực trong nước và ngoài nước; các yếu tố khoa học, công nghệ, các yêu cầu về nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh chưa được chú ý đúng mức.
    - Nội dung của kế hoạch vẫn còn mang tính duy ý chí với nhiều sắc thái của kế hoạch thời bao cấp; công tác lập kế hoạch ở các cấp từ tỉnh trở xuống vẫn chỉ xoay quanh việc xin dự án và nguồn ngân sách bổ sung (chuyển từ bao cấp hiện vật sang bao cấp thông qua dự án và ngân sách); công tác kế hoạch hoá vẫn chỉ là việc của những người trong ngành kế hoạch, nội dung của kế hoạch vẫn chưa được công khai, đầy
    đủ; những nội dung chính sách trong kế

    hoạch vẫn mang tính hình thức, mối liên hệ giữa các biện pháp chính sách và mục tiêu kế hoạch chưa có tính thuyết phục.


    - Mặc dù nội dung kế hoạch đã chuyển theo tính định hướng, nhưng trên thực tế, nhiều địa phương (kể cả cán bộ lẫn người dân) vẫn còn hiểu các chỉ tiêu định hướng là những chỉ tiêu bắt buộc. Điều đó dẫn đến tư tưởng phải phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch, kể cả khi việc hoàn thành này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (do biến động của thị trường thế giới hoặc thị trường trong nước) của cơ sở nói riêng và của địa phương nói chung.
    - Hệ thống kế hoạch theo ngành và theo lãnh thổ chưa được liên kết, phối hợp có hiệu quả; sự phối hợp và phân cấp trong công tác kế hoạch hoá chưa rõ ràng, chưa phát huy
    đầy đủ tiềm năng của các địa phương, chưa
    khắc phục được hiện tượng ỷ lại của các địa phương. Điều này dẫn đến hậu quả là mọi diễn biến bất thường ở các nơi trong nước đều dồn lên Chính phủ giải quyết, làm cho Chính phủ luôn bị động và gặp nhiều khó khăn trong điều hành kế hoạch.
    - Cơ chế điều hành kế hoạch chưa thật phù hợp với cơ chế thị trường, chính sách chưa nhất quán, còn thất thường; việc điều hành kế hoạch bằng các biện pháp hành chính còn nhiều, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế mở và xu thế hội nhập quốc tế ngày càng tăng, chưa huy động nguồn lực toàn xã hội, sự nỗ lực của mọi tầng lớp, đặc biệt là giới khoa học và doanh nhân tham gia vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch.
    - Hệ thống thông tin kinh tế - xã hội phục vụ công tác kế hoạch hoá chưa đáp ứng
    được yêu cầu của việc đổi mới kế hoạch
    hoá về độ chính xác và tính thống nhất, về phạm vi và thời điểm; công tác dự báo còn yếu.


    - Bộ máy tổ chức, trình độ cán bộ còn đuối tầm so với yêu cầu thực tiễn; trang thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được những đòi hỏi mới của công tác kế hoạch hoá.




    Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và đổi mới kế hoạch hoá nói riêng là một quá trình phức tạp vì các yếu tố cấu thành của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang từng bước được thiết lập. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, công tác kế hoạch hoá đã,
    đang và sẽ có vị trí quan trọng trong việc chuyển đổi sang cơ chế quản lý mới, là một công cụ không thể thiếu được của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đổi mới công tác kế hoạch hoá trong bối cảnh hiện nay vừa có những điều kiện thuận lợi, vừa phải vượt qua những thách thức mới, đặc biệt là phải đáp ứng được những yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời phải đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


    2. Sự cần thiết của việc xây dựng và ban hành Luật về Quy hoạch và Kế hoạch hoá Phát triển kinh tế - xã hội
    Bắt đầu từ chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ VIII và sau đó được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX: Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: Ban hành và thực thi Luật Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch,
    đặc biệt coi trọng các chỉ tiêu và biện
    pháp về chất lượng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường; đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng, quy trình xây dựng, thông qua và phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của quốc gia, của mỗi vùng và mỗi địa phương; gắn kết giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch; nâng cao tính

    khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm cho chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả của Nhà nước, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư và nhân dân.


    Để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, thời gian tới, cần tập trung xử lý một số vấn đề quan trọng, đó là:


    - Đổi mới vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;


    - Thay đổi bản chất và nội dung công tác kế hoạch hoá phù hợp với quá trình đổi mới nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế cũng như các công cụ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;


    - Đổi mới quy trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch theo hướng phát huy dân chủ, huy động được mọi nguồn lực và trí tuệ của xã hội phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;


    - Nâng cao chất lượng công tác giám sát và đánh giá;


    - Gắn công tác quy hoạch, kế hoạch hoá với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với những cam kết quốc tế.


    Việc giải quyết những vấn đề trên một cách đồng bộ và nhất quán đòi hỏi phải có một cơ sở pháp lý. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quy định pháp lý nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngoại trừ Chỉ thị số 32/1998/CT/Tg (ban hành ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ) về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đến năm 2010 và Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg (ban hành ngày 23/ 9/2004) về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Điều này đã dẫn đến hiện tượng thiếu sự thống nhất, nhất quán về cả nội dung lẫn quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch ở các cấp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự lãng




    phí và thiếu hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực xã hội để phát triển đất nước.
    Cơ sở pháp lý này phải bao gồm những quy định điều chỉnh các hành vi liên quan
    đến quy hoạch và kế hoạch, từ việc xác
    định nội dung, quy trình lập đến công tác giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch ở mọi cấp. Chính vì sự cần thiết
    đó, việc xây dựng Pháp lệnh Kế hoạch hoá
    đã được Quốc hội đưa vào Nghị quyết của Quốc hội số 35/2004 ngày 25/11/2004 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 và sau đó đã được chấp thuận nâng lên thành Luật tại Nghị quyết của Quốc hội số 49/2005 ngày 19/11/2005 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X cũng khẳng định cần phải xây dựng Luật về Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội.
    Do sự gắn bó mật thiết giữa công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch và chiến lược) nên lãnh đạo Bộ Kế hoạch và
    Đầu tư và Ban soạn thảo Luật Kế hoạch hoá đã nhất trí đề xuất xây dựng Luật về Quy hoạch và Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội.


    3. Một số dự kiến cho việc xây dựng Luật về Quy hoạch và Kế hoạch hoá Phát triển kinh tế - xã hội
    3.1. Quan điểm chỉ đạo
    Để Luật về Quy hoạch và Kế hoạch hoá Phát triển kinh tế - xã hội có nội dung phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng Luật cần dựa trên một số quan điểm chủ
    đạo sau:
    - Đổi mới vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế từ một Nhà nước cho phép và quyết
    định theo hướng một Nhà nước tạo khung
    khổ pháp luật cho phép, hỗ trợ giúp đỡ và giám sát người dân tự do kinh doanh theo pháp luật;

    - Xoá bỏ hoàn toàn tính duy ý chí và tính hình thức trong quá trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt trong việc xác định mục tiêu kế hoạch;


    - Thúc đẩy quá trình phân cấp theo nguyên tắc những hoạt động gắn liền với quyền lợi người dân do chính quyền cấp gần dân nhất chăm lo, chính quyền cấp trên chỉ thực hiện những nhiệm vụ có quy mô lớn mà cấp dưới không thực hiện được hoặc những việc mang tính liên vùng;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...