Tiến Sĩ Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam




    Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp nghiên cứu

    Về lý luận: trên cơ sở lý thuyết hành vi tiêu dùng, lòng trung thành của du khách trong lĩnh vực du lịch, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về lòng trung thành của du khách, các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra 03 mô hình nghiên cứu mới và kiểm định, cụ thể là:

    (1) Xác lập sự cần thiết phải tiếp cận chất lượng điểm đến du lịch biển dưới góc độ các thành phần (yếu tố cấu thành) cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau của chúng lên sự thỏa mãn, lòng trung thành của du khách tại các điểm đến du lịch biển.

    (2) Các yếu tố thuộc về điểm mạnh thái độ (kiến thức về điểm đến, sự quan tâm đến du lịch biển, tâm lý thích khám phá điểm du lịch mới) có ảnh hưởng tiết chế (tức là làm cho mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với các điểm đến du lịch biển tăng hoặc giảm khác nhau).

    (3) Các yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học (tuổi và thu nhập) có ảnh hưởng tiết chế (tức là làm cho mối quan hệ giữa sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với các điểm đến du lịch biển tăng hoặc giảm khác nhau).

    Về phương pháp nghiên cứu: luận án đã áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng (mô hình nghiên cứu đa biến có tính tới các biến trung gian, tiết chế), với kỹ thuật xử lý số liệu theo phần mềm AMOS trong nghiên cứu về du lịch biển ở Việt Nam.

    Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    Đối với doanh nghiệp du lịch: Chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ Tour có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của du khách đối với du lịch biển Việt Nam; Trong khi đó tài nguyên du lịch vốn giữ vai trò quan trọng làm tăng sức hấp dẫn điểm đến du lịch biển lại đóng vị trí thứ hai. Vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần: (1) Chú trọng công tác nghiên cứu, phân loại du khách làm tiền đề xây dựng dữ liệu khách du lịch biển; (2) Cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu từng nhóm đối tượng du khách; (3) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

    Đối với cơ quan quản lý du lịch biển tại địa phương: Một là, cần có chính sách phát triển các dịch vụ du lịch, chính sách chăm sóc như “khách hàng thân thiết” để tăng lòng trung thành của nhóm du khách: đã lập gia đình; thu nhập cao; trình độ học vấn cao; trên 50 tuổi. Hai là, có chính sách phát triển thêm các dịch vụ du lịch mới, cải tiến liên tục dịch vụ để “lôi kéo” du khách trẻ tuổi, người chưa lập gia đình trung thành với điểm đến. Ba là, khuyến khích tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, ăn uống, Tour, giải trí và mua sắm đặc trưng để từ đó xây dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu du lịch biển. Điều này sẽ góp phần làm tăng kiến thức, sự quan tâm của du khách với dịch vụ du lịch biển như là điểm đến “Độc đáo - An toàn - Văn Minh - Thân thiện”.

    Đối với cơ quan quản lý ngành du lịch cấp Trung ương: (1) Cần có chính sách gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ngư dân ven biển, phát triển khu bảo tồn vịnh biển, khu bảo tồn biển gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển; (2) Có chính sách phát triển hệ thống giao thông và an toàn điểm đến gắn với tính liên vùng, liên ngành; (3) Có chính sách giáo dục, tuyên truyền về vai trò, vị trí của kinh tế biển và du lịch biển đối với cộng đồng địa phương.
     
Đang tải...