Thạc Sĩ Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang
    PHỤ BÌA MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    CHƯƠNG 1
    QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC BASEL II
    1.1 Rủi ro và vấn đề quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương
    mại 4
    1.1.1 Nhận diện các rủi ro 4
    1.1.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng 8
    1.1.3 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vấn đề quản trị rủi ro của ngân hàng .9
    1.1.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro 10
    1.1.5 Các công cụ quản trị rủi ro . 11
    1.2 Những quy định của Basel II trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại . 16
    1.2.1 Rủi ro tín dụng 17
    1.2.2 Rủi ro hoạt động . 20
    1.2.3 Rủi ro thị trường . 20
    v Kết luận Chương 1 22

    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG
    ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( BIDV)


    2.1 Giới thiệu về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam . 23
    2.2 Các hoạt động kinh doanh tại BIDV . 23
    2.3 Định hướng phát triển trong thời gian tới 24
    2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh 2009 của BIDV theo chuẩn mực quốc tế . 25
    2.2.1 Quy mô vốn chủ sở hữu .25
    2.2.2 Quy mô tài sản và hoạt động tín dụng 27
    2.2.3 Khả năng sinh lời .29
    2.2.4 Khả năng thanh khoản và huy động vốn 29
    2.2.5 Hoạt động dịch vụ 31
    2.3 Đánh giá rủi ro và các công cụ quản trị rủi ro tại BIDV . 32
    2.3.1 Rủi ro tín dụng 32
    2.3.2 Rủi ro hoạt động . 37
    2.3.3 Rủi ro thị trường . 39
    2.4 Đánh giá những điều kiện thực hiện Basel II tại BIDV 44
    2.4.1 Xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ . 44
    2.4.2 Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng 44
    2.4.3 Đảm bảo đủ nguồn vốn để duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 44
    2.4.4 Xây dựng mô hình tổ chức mới 45
    2.4.5 Đào tạo nguồn nhân lực 45
    2.4.6 Thực hiện chuẩn mực kế toán quốc tế 46
    2.5 Kinh nghiệm áp dụng Ba sel II tại các quốc gia trên thế giới .46
    v Kết luận Chương 2 48


    CHƯƠNG 3
    XÂY DỰNG QUY TRÌNH ÁP DỤNG BASEL II VÀO NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
    3.1 Xây dựng quy trình quản trị rủi ro tại BIDV . 49
    3.2 Giải pháp thực thi 52
    3.2.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin 52
    3.2.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin . 53
    3.2.3 Đảm bảo vốn an toàn cho NH 53
    3.2.4 Hoàn thiện hệ thống kiểm tra nội bộ 54
    3.2.5 Đẩy mạnh công tác quản lý nhân lực và đào tạo cán bộ 54
    3.3 Kiến nghị NHNN . 55
    3.3.1 Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng . 55
    3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát NH 55
    3.3.3 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 56
    3.3.4 Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước . 57
    v Kết luận Chương 3 58
    Kết luận . 59
    Hạn chế của đề tài . 59


    Danh mục tài liệu tham khảo . 60



    Phần mở đầu

    Lý do chọn đề tài

    Mục tiêu xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập toàn cầu trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bối cảnh chung đó, việc các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như thế nào, tận dụng cơ hội ra sao và bằng cách nào để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế của bản thân, muốn thế thì toàn bộ các thành viên trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải chủ động nhận thức để tham gia vào quá trình hội nhập.
    Để tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải tuân thủ theo một số điều ước quốc tế, luật pháp quốc tế, từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài, với hệ thống ngân hàng của các quốc gia khác trên thế giới.
    Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiệp ước này hiện nay đã có phiên bản mới với tên gọi The New Basel Capital Accord, cập nhật, đổi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó. Riêng đối với Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên vẫn chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong phiên bản thứ nhất để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với phiên bản hai. Điều này thực tế cũng gây khó khăn ít nhiều cho quá trình hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam.
    Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập 1957. Trước những thách thức mang lại từ hội nhập đối với các ngân hàng thương mại nói chung mà vấn đề cốt yếu đó là khả năng quản trị và chống lại rủi ro của bản thân ngân hàng, Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam cũng đang dần tiến tới áp dụng những tiêu chuẩn và quy tắc của Hiệp ước Basel, nhưng trên tinh thần của Basel I, dưới hình thức áp dụng những tiêu chuẩn của các văn bản pháp luật

    của ngân hàng nhà nước Việt Nam liên quan đến việc hướng dẫn cách áp dụng Basel I. Trong khi, lộ trình áp dụng của hiệp ước Basel II đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung phải hoàn tất trong năm 2015, việc xây dựng công tác quản trị rủi ro theo những tiêu chuẩn của Basel II cần phải được ngân hàng chuẩn bị thực hiện ngay từ bây
    giờ.
    Do đó, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    Mục tiêu nghiên cứu:
    -Tìm hiểu về Hiệp ước Basel II, những yêu cầu của nó đối với công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng.
    - Phân tích tình hình hoạt động và công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam để đánh giá việc chuẩn bị của ngân hàng đối với việc ứng dụng Basel II.
    - Xác định rõ những khó khăn thách thức khi tiến tới áp dụng Hiệp ước Basel II, từ đó đề ra các giải pháp để giúp Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng và các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam nói chung nhanh chóng chuyển đổi áp dụng áp dụng Basel II.
    Đối tượng nghiên cứu:
    Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Cụ thể là quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng , huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, và các nhân tố rủi ro ảnh hưởng hoạt động ngân hàng như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tác nghiệp.
    Phm vi nghiên cứu: công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của hệ thống BIDV
    trong năm 2008 và năm 2009.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm, nhóm lựa chọn gồm các chuyên viên đang trực tiếp thực hiện quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường tại các ban thuộc Hội sở chính – Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, cùng một số cán bộ tại các

    phòng chức năng của chi nhánh. Đồng thời tổng hợp dữ liệu thứ cấp và tiến hành phân tích các số liệu từ dữ liệu thu được để rút ra nhận xét đánh giá và đề xuất kiến nghị, giải pháp.
    Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
    Từ trước đến nay, công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại được thực hiện theo các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước, mặc dù trên tinh thần của Basel I nhưng đã được chỉnh sửa cho phù hợp với trình độ quản lý và năng lực thực hiện của các ngân hàng thương mại. Đề tài này hướng đên việc phân tích rõ những mặt đạt được cũng như tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, từ đó giúp cho ngân hàng xác định mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện để hoàn thiện việc ứng dụng Basel II nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế.
    Nội dung luận văn:
    Luận văn gồm: 60 trang với 7 bảng, 6 hình và 5 phụ lục
    Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Quản trị rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và Hiệp ước
    Basel II.
    Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
    Chương 3: Xây dựng lộ trình áp dụng Basel II vào Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...