Tiểu Luận Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    Lời mở đầu​​​Sau hơn 30 năm xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, nền kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng trì trệ, yếu kém, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Từ thực tiễn đó, Đảng và nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết IX Đảng ta đã khái quát thực tiễn, tổng quát quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, từ đó định hướng nền kinh tế nước ta theo hướng kinh tế thị trường Việt Nam.
    Trong 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, đời sống nhân dân đã được cải thiện một cách rõ rệt. Trong lịch sử hàng nghìn năm của mình, nước ta chưa bao giờ có bước phát triển nhảy vọt về kinh tế như vậy. Bên cạnh những thành tựu to lớn ấy, chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề không nhỏ mà nguyên nhân chủ yếu là từ bản thân nền kinh tế, từ bộ máy tổ chức cán bộ của Đảng và nhà nước ta. Nếu như chúng ta không sớm khắc phục những nguyên nhân ấy thì nó không chỉ là lực cản đối với sự phát triển mà nó còn làm suy yếu nền kinh tế nước ta. Đây là điều mà chúng ta hết sức quan tâm, nhất là sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
    Do đó em đã chọn đề tài “Xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” để làm đề tài cho đề án kinh tế chính trị của mình. Với sự hiểu biết còn hạn chế cũng như vì điều kiện nghiên cứu và thời gian còn hạn chế nên em chỉ đưa ra một số vấn đề cơ bản về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta để thấy được những đặc trưng, những thực trạng, và tìm ra những giải pháp cụ thể để khắc phục những khuyết tật của nó và tạo điều kiện đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển hội nhập cùng khu vực và thế giới.
    Nội dung bài viết gồm ba phần:
    1. Cơ sở lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    2. Thực trạng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
    3. Quan điểm định hướng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

    PHẦN KẾT LUẬN


    Nhìn lại 20 năm đổi mới,phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế tăng trưởng nhanh; chính trị ổn định, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ, phát huy nội lực đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá; bộ mặt kinh tế -xã hội thay da đổi thịt hàng ngày; đời sống nhân dân được nâng cao.
    Ngày nay, không ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản xuất;không ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá trong nhiều chế độ xã hội khác nhau. Tuy nhiên, trải qua 20 năm cho đến nay nền kinh tế thị trường nước ta cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự hình thành và đang dần phát triển.Biều hiện rõ nét ở những mặt sau; sự phân công lao động chưa phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, thị trường chưa hình thành đồng bộ, quản lỳ kinh tế của nhà nước còn yếu kém .Do đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển nền kinh tế, đuă dất nước hội nhập vào khu vực và thế giới.
     
Đang tải...