Luận Văn Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần giấy Viễn Đông


    TÓM TẮT ĐỀ TÀI


    Trong thời gian thực tập tại công ty, nhận thấy công ty đang gặp vấn đề trong việc thu dọn, sắp xếp, vì vậy sinh viên có ý định thực hiện đề tài về 5S ứng dụng tại công ty. Đây cũng là kế hoạch từ lâu của công ty với mong muốn cải thiện tình hình hiện tại. Với bước đầu triển khai được sự hỗ trợ từ công ty, sinh viên quyết định xây dựng kế hoạch triển khai cho xưởng in Offset 1.
    Trong đề tài Luận văn tốt nghiệp này, sinh viên được sự giúp đỡ của Ban quản đốc xưởng đã thiết kế cụ thể kế hoạch triển khai cho từng S, từ các công việc lên kế hoạch vệ sinh đến thiết kế biểu ngữ và khẩu hiệu cho chương trình, thiết kế các bảng đánh giá để kiểm tra kết quả. Ngoài ra sinh viên cũng thiết kế chương trình đào tạo và đã tham gia vào đào tạo nhân viên để triển khai thực hiện 5S.
    Sau khi viết xong kế hoạch và đào tạo cho nhân viên thì đã tiến hành triển khai thử nghiệm 5S tại xưởng. Sinh viên cũng tiến hành chụp ảnh lại vấn đề để thấy được sự thay đổi và đánh giá kết quả vào các Bảng đánh giá đã thiết kế, ngoài ra còn thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn để đánh giá cảm nhận của nhân viên về chương trình.
    Chương trình đã triển khai nhưng chỉ còn ở giai đoạn đầu nên không tránh khỏi thiếu sót, tuy nhiên nó cũng đóng góp trong việc cải thiện môi trường làm việc tại xưởng.


    MỤC LỤC


    Đề mục
    Nhiệm vụ luận văn
    Lời cảm ơn i
    Nhận xét của công ty
    Tóm tắt ii
    Mục lục iii
    Danh sách hình vẽ vii
    Danh sách bảng biểu ix

    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1
    1.1 Lý do hình thành đề tài 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài 1
    1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
    1.4 Phạm vi của đề tài 2
    1.5 Các bước thực hiện 2

    CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
    2.1 Khái niệm về 5S 4
    2.2 Mục tiêu của 5S 4
    2.3 Lợi ích của 5S 4
    2.4 Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình 5S 6
    2.5 Lý do 5S ngày càng phổ biến 6
    2.6 Nội dung cơ bản của chương trình 5S 6
    2.6.1 Seiri 6
    2.6.2 Seiton 7
    2.6.3 Seiso 9
    2.6.4 Seiketsu 11
    2.6.5 Shitsuke 12
    2.7 Đánh giá quá trình thực hiện 5S 12
    2.8 Những khó khăn thường gặp khi thực hiện chương trình 5S 13
    2.8.1 Sự không đồng tình của một số nhân viên có thái độ tiêu cực đối với 5S 13
    2.8.2 Sự xung đột về thời gian với các công việc khác 13
    2.8.3 Hoạch định sai nguồn lực cần thiết 14
    2.8.4 Sự ủng hộ không hết mình của lãnh đạo 14
    2.8.5 Quá trình huấn luyện và đào tạo không tốt 14
    2.8.6 Sự duy trì 5S 14
    2.9 Tóm tắt chương II 14

    CHƯƠNG III TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP GIẤY VIỄN ĐÔNG VÀ XƯỞNG IN OFFSET 1 15
    3.1 Giới thiệu công ty CP Giấy Viễn Đông 15
    3.1.1 Giới thiệu công ty 15
    3.1.2 Các ngành nghề kinh doanh chính 15
    3.2 Giới thiệu xưởng In Offset 1 16
    3.2.1 Cơ cấu tổ chức 16
    3.2.2 Các sản phẩm chính 17
    3.2.3 Quy trình công nghệ in Offsset 18
    3.3.4 Bố trí mặt bằng xưởng 24
    3.3.5 Tình hình sản xuất trong thời gian vừa qua 25
    3.3 Các hoạt động quản lý chất lượng tại công ty 26
    3.4 Tóm tắt chương III 27

    CHƯƠNG IV THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH 5S 28
    4.1 Tổng quan về môi trường làm việc tại xưởng 28
    4.2 Các bước chuẩn bị 31
    4.2.1 Thành lập ban chỉ đạo 5S 31
    4.2.2 Ban lãnh đạo cam kết thực hiện chương trình 5S 33
    4.2.3 Tham quan các mô hình mẫu về một số công ty đã áp dụng 5S 33
    4.2.4 Hoạch định về không gian, tiến độ thực hiện 33
    4.2.5 Kế hoạch đào tạo và huấn luyện cho nhân viên 35
    4.2.6 Tuyên truyền cho 5S 38
    4.3 Tiến hành sàng lọc 40
    4.3.1 Cái gì cần sàng lọc? 40
    4.3.2 Phân loại các vật dụng trong xưởng 41
    4.3.3 Phiếu đánh giá sàng lọc 43
    4.3.4 Duy trì công tác sàng lọc 44
    4.3.5 Đánh giá việc sàng lọc 46
    4.4 Sắp xếp 46
    4.4.1 Cái gì cần sắp xếp? 46
    4.4.2 Các nguyên tắc sắp xếp 49
    4.4.3 Tiến hành sắp xếp 50
    4.4.4 Đánh giá việc sắp xếp 53
    4.5 Sạch sẽ 53
    4.5.1 Nơi nào cần sạch sẽ? 53
    4.5.2 Một số biện pháp cải thiện vấn đề rác tại xưởng 56
    4.5.3 Các công việc vệ sinh sạch sẽ cần tiến hành 57
    4.5.4 Tiến hành tổng vệ sinh xưởng 57
    4.5.5 Đánh giá Seiso 60
    4.6 Săn sóc 60
    4.6.1 Phân công vệ sinh hàng ngày 63
    4.6.2 Đánh giá việc thực hiện 5S hàng ngày 64
    4.6.3 Phong trào thi đua giữa các bộ phận 64
    4.6.4 Khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến 68
    4.7 Sẵn sàng 68
    4.7.1 Vai trò của người lãnh đạo 68
    4.7.2 Tuân thủ các nội quy và nguyên tắc của 5S 68
    4.7.3 Tiến hành các khóa đào tạo định kỳ 69
    4.7.4 Tổ chức các cuộc thi đua về 5S 69
    4.7.5 Sử dụng các khẩu hiệu tại công ty 69
    4.7.6 Tạo một môi trường làm việc thân thiện 70
    4.8 Tóm tắt chương IV 70

    CHƯƠNG V TRIỂN KHAI 5S TẠI XƯỞNG IN OFFSET 1 71
    5.1 Quá trình chuẩn bị 71
    5.1.1 Cam kết của ban lãnh đạo 71
    5.1.2 Tiến hành lên kế hoạch thực hiện chương trình 5S 72
    5.1.3 Thực hiện đào tạo chương trình 5S 72
    5.1.4 Chuẩn bị cho ngày tổng vệ sinh 73
    5.2 Tiến hành tổng vệ sinh 74
    5.2.1 Tiến hành sàng lọc 74
    5.2.2 Tiến hành sắp xếp 76
    5.2.3 Tiến hành sạch sẽ 78
    5.2.4 Duy trì việc vệ sinh hàng ngày 79
    5.3 Tóm tắt chương V 79

    CHƯƠNG VI ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI 5S 80
    6.1 Đánh giá kết quả triển khai 3S đầu tiên 80
    6.1.1 Đánh giá kết quả thực hiện sàng lọc 80
    6.1.2 Đánh giá kết quả thực hiện sắp xếp 80
    6.1.3 Đánh giá kết quả thực hiện sạch sẽ 81
    6.1.4 Đánh giá kết quả của việc duy trì vệ sinh hàng ngày 81
    6.2 Đánh giá cảm nhận của nhân viên về việc triển khai chương trình 5S 82
    6.3 Tóm tắt chương IV 84

    CHƯƠNG VII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
    7.1 Kết luận 85
    7.1.1 Kết quả 85
    7.1.2 Những thuận lợi và khó khăn 86
    7.1.3 Những hạn chế của đề tài 87
    7.2 Kiến nghị 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: PL 1
    Phụ lục 2: PL 8
    Phụ lục 3: PL 11
    Phụ lục 4: PL 15
    Phụ lục 5: PL 16
    Phụ lục 6: PL 17



    DANH SÁCH HÌNH VẼ

    Tên hình
    Hình 1.1: Sơ đồ các bước thực hiện chương trình 5S 3
    Hình 2.1 Hình minh họa cho 5S 4
    Hình 2.2: Hình minh họa Seiton cho hồ sơ 9
    Hình 2.3 Hình minh họa Seiton cho nguyên vật liệu và dụng cụ 9
    Hình 2.4 Hình chú thích cho Seiso 10
    Hình 2.5 Hình minh họa cho seiso 10
    Hình 2.6 Hình minh họa Seiketsu 11
    Hình 2.7 Hình minh họa Shitsuke 12
    Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu nhân sự xưởng In Offset 1 16
    Hình 3.2 Lưu đồ quy trình công nghệ In Offset 18
    Hình 3.3 Sơ đồ mặt bằng xưởng In Offset 1 24
    Hình 3.4 Biểu đồ doanh số 9 tháng đầu năm 2007 25
    Hình 3.5 Biểu đồ doanh thu 9 tháng đầu năm 2007 26
    Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ sản phẩm loại bỏ 9 tháng đầu năm 2007 26
    Hình 4.1 Hình ảnh thực tế tại khu máy in 29
    Hình 4.2 Hình ảnh thực tế tại khu máy cắt 29
    Hình 4.3 Hình ảnh thực tế tại khu vực để bán thành phẩm cắt và mấu sản phẩm in 30
    Hình 4.4 Hình ảnh thực tế tại khu vực máy bế 30
    Hình 4.5 Hình ảnh thực tế tại khu vực bẻ tai bế 31
    Hình 4.6 Hình ảnh thực tế tại khu vực kiểm phẩm 31
    Hình 4.7 Sơ đồ cơ cấu Ban chỉ đạo 5S 32
    Hình 4.8 Bảng hướng dẫn tuyên truyền cho 5S 39
    Hình 4.9 Biểu ngữ tuyên truyền cho 5S 39
    Hình 4.10 Khẩu hiệu tuyên truyền cho 5S 39
    Hình 4.11 Hình minh họa cho những thứ cần sàng lọc 40
    Hình 4.12 Hình minh họa cho máy móc cần loại bỏ 40
    Hình 4.13 Hình thực tế sắp xếp tại khu vực kiểm phẩm 48
    Hình 4.14 Hình thực tế sắp xếp tại kệ đựng mẫu sản phẩm (khu máy in) 48
    Hình 4.15 Hình minh họa thực tế sắp xếp đối với vật dụng cá nhân 48
    Hình 4.16 Hình minh họa cho nguyên tắc sắp xếp FIFO 49
    Hình 4.17 Hình minh họa cho nguyên tắc sắp xếp mọi thứ đúng vị trí của nó 49
    Hình 4.18 Hình minh họa sắp xếp cho hồ sơ tài liệu 50
    Hình 4.19 Sơ đồ bố trí kệ đựng dụng cụ sản xuất 52
    Hình 4.20 Hình minh họa trước và sau khi ắp xếp 52
    Hình 4.21 Hình minh họa cho sắp xếp dụng cụ vệ sinh 53
    Hình 4.22 Hình thực tế cho việc vệ sinh tại xưởng – Khu vực bế 56
    Hình 4.23 Hình minh họa cho việc vệ sinh tại xưởng – Các máy móc 56
    Hình 5.1 Hình ảnh (1) ngày đào tạo tại công ty 72
    Hình 5.2 Hình ảnh (2) ngày đào tạo tại công ty 73
    Hình 5.3 Hình khẩu hiệu 5S tại khu vực sản xuất 73
    Hình 5.4 Hình khẩu hiệu 5S tại khu vực văn phòng xưởng 74
    Hình 5.5 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc khuôn bế 74
    Hình 5.6 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại kệ mẫu sản phẩm 75
    Hình 5.7 Hình ảnh trước và sau khi sàng lọc tại khu vực kiểm phẩm 75
    Hình 5.8 Hình trước và sau khi sắp xếp tại khu vực để bán thành phẩm in 76
    Hình 5.9 Hình trước và sau khi sắp xếp kệ đựng hộp màu in 77
    Hình 5.10 Hình trước và sau khi sắp xếp khu vực đặt thùng giấy 77
    Hình 5.11 Hình trước và sau khi làm vệ sinh tại khu sản xuất 78
    Hình 5.12 Hình trước và sau khi vệ sinh máy bế 78




    DANH SÁCH BẢNG BIỂU

    Tên bảng
    Bảng 1.1 Các bước thực hiện đề tài 2
    Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại các vật dụng 7
    Bảng 2.2 Lưu trữ các vật dụng theo tần suất sử dụng 7
    Bảng 3.1 Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của xưởng 9 tháng đầu năn 2007 25
    Bảng 4.1 Bảng phân công nhiệm vụ Ban chỉ đạo 5S 32
    Bảng 4.2 Hoạch định tiến độ triển khai 34
    Bảng 4.3 Nội dung đào tạo cho Ban chỉ đạo 5S 36
    Bảng 4.4 Nội dung đào tạo cho nhân viên trong xưởng 37
    Bảng 4.5 Bảng phân loại các vật dụng trong xưởng 41
    Bảng 4.6 Bảng hoạch định sang lọc các vật dụng trong xưởng 41
    Bảng 4.7 Nhãn kiểm soát duy trì sàng lọc 44
    Bảng 4.8 Bảng phân loại dụng cụ/Thiết bị/máy móc cần oại bỏ 45
    Bảng 4.9 Bảng đánh giá sàng lọc 47
    Bảng 4.10 Bảng mô tả vẽ vạch tại khu sản xuất 51
    Bảng 4.11 : Bảng đánh giá Seiton 54
    Bảng 4.12: Các dụng cụ dùng trong ngày tổng vệ sinh 58
    Bảng 4.13 Danh mục các thiết bị mới cần chuẩn bị 59
    Bảng 4.14 Bảng phân công trưởng nhóm 60
    Bảng 4.15 Bảng đánh giá Sạch sẽ 61
    Bảng 4.16 Bảng đánh giá vệ sinh hàng ngày 65
    Bảng 4.17 Bảng đánh giá kết quả 5S 66
    Bảng 5.1 Bảng phân công công việc Ban chỉ đạo 5S 71
    Bảng 6.1 Bảng kết quả đánh giá cảm nhận của nhân viên 82



    CHƯƠNG I
    GIỚI THIỆU

    1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
    Trong xu hướng toàn cầu hóa như ngày nay mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Một doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn đứng vững trong môi trường kinh doanh trước hết doanh nghiệp phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Khi Việt Nam gia nhập WTO sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp trong nước với nhau mà con với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Một doanh nghiệp luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty mình đúng mức tiêu chuẩn quy định đặt ra thì doanh nghiệp đó vẫn chưa đạt chất lượng toàn diện vì chất lượng ở nay không chỉ gắn với chất lượng dịch vụ mà còn gắn liền với phong cách làm việc, với các chính sách, các chế độ được áp dụng trong doanh nghiệp. Các bạn hàng, khách hàng, đối tác nước ngoài khi chọn đối tác làm việc với mình họ không chỉ nhìn vào sản phẩm mà họ nhận được mà họ còn xem xét đến nhiều yếu tố khác như yếu tố môi trường làm việc, an toàn lao động cho công nhân, văn hóa doanh nghiệp Đây không phải là những yếu tố chính tạo nên sản phẩm nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động làm việc của công ty và niềm tin khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
    Công ty cổ phần giấy Viễn Đông là một trong những công ty hàng đầu ở khu vực phía Nam, chuyên cung cấp các mặt hàng giấy vệ sinh, giấy ngoại nhập cao cấp và chủ yếu là các sản phẩm in ấn. Công ty đã đạt được giấy chứng nhận đạt được tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức BVQI chứng nhận. Với phương châm uy tín và chất lượng, công ty luôn chú ý nâng cao chất lượng để mang lại sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Ban lãnh đạo công ty nhận thức sâu sắc về vấn đề chất lượng cũng như làm thế nào để tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, tiện ích để nâng cao năng suất lao động và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho anh em công nhân. Đồng thời điều đó cộng với chương trình ISO 9000:20001 sẽ làm cho hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Vì vậy mà chương trình 5S đang được công ty quan tâm và hướng đến.
    Với những kiến thức đã học và dựa trên nhu cầu thực tế tại công ty, sinh viên quyết định chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là: “Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset- Công ty cổ phần giấy Viễn Đông”

    1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    ã Xây dựng kế hoạch triển khai chương trình 5S cho xưởng in Offset 1
    ã Triển khai 5S tại xưởng in Offset 1
    ã Đánh giá quá trình triển khai và kết quả đạt được.

    1.3 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài sẽ giúp cho công ty hoàn thành dự định là triển khai chương trình 5S và giúp cải thiện môi trường làm việc công ty. Nếu chương trình được triển khai thành công thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty. Mặt bằng bố trí hợp lý hơn, nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp hơn, không gian làm việc thoáng hơn tạo thuận lợi cho sản xuất. Đề tài còn tác động trong việc: Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao năng suất, giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên, xây dựng niềm tin của công ty ở người tiêu dùng và ở đối tác của mình. Như vậy việc triển khai thành công của chương trình sẽ tạo ra một sự thay đổi và đem lại nhiều lợi ích cho công ty.

    1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
    Công ty có tổng diện tích khoảng 12.000m2, bao gồm có Khu văn phòng, Xưởng in Offset 1, xưởng in Ống đồng và xưởng Giấy. Trong thời gian giới hạn 3 tháng của luận văn và theo yêu cầu của công ty thì sinh viên chỉ tiến hành xây dựng Kế hoạch triển khai 5S tại xưởng in Offset 1. Vì đây là xưởng lớn, có nhiều mặt hàng và vấn đề vệ sinh công nghiệp đang được quan tâm nên đầu tiên sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai thử nghiệm 5S ở xưởng này. Nếu việc triển khai thành công thì sẽ rút kinh nghiệm và dễ dàng triển khai qua các xưởng khác. Vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Xây dựng kế hoạch triển và đánh giá quá trình triển khai 5S tại xưởng in Offset 1.

    1.5 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
    Bảng 1.1 Các bước thực hiện đề tài
    Các bước Mô tả
    Bước 1: Thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, kết hợp với tìm hiểu các tài liệu về 5S. ã Thông tin thứ cấp: thu thập từ tài liệu và trang web công ty.
    ã Thông tin sơ cấp: quan sát, phỏng vấn, tham khảo ý kiến của lãnh đạo và công nhân trong nhà máy.
    ã Tìm hiểu lý thuyết 5S thông qua các bài giảng trên lớp, các website và các tài liệu tham khảo khác.
    Bước 2: Phân tích thực trạng của công ty ã Từ những thông tin thu thập được ở bước 1 sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng của công ty.
    Bước 3: Xây dựng kế hoạch cho từng S ã Từ thực trạng của công ty kết hợp với sự tổng hợp từ lý thuyết để xây dựng kế hoạch tiến hành cho từng S.
    Bước 4: Thảo luận ã Thảo luận cùng với Ban quản đốc xưởng để có kế hoạch cho từng S phù hợp với điều kiện thực tế tại xưởng.
    Bước 5: Hiệu chỉnh cho phù hợp ã Sau khi đã bàn bạc thống nhất sẽ hiệu chỉnh toàn bộ kế hoạch cho phù hợp nhất.
    Bước 6: Triển khai áp dụng ã Tiến hành triển khai 5S tại xưởng theo kế hoạch đề ra.
    Bước 7: Đánh giá quá trình triển khai ã Đánh giá lại kết quả triển khai để xem cái gì được và chưa được, từ đó có biện pháp khắc phục và rút ra kinh nghiệm khi triển khai cho các bộ phận khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...