Báo Cáo Xây dựng kế hoạch tài chính 2011 công ty CP vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 2011 CÔNG TY CP VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ


    1. TỔNG QUÁT VỀ TSC
    1.1 Giới thiệu Công ty

    ã Tên tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẦN THƠ
    ã Tên tiếng Anh : TECHNO- AGRICULTURAL SUPPLYING JOINT-STOCK COMPANY
    ã Tên viết tắt : TSC
    ã Trụ sở chính : Số 1D - Phạm Ngũ Lão - Quận Ninh Kiều - Thành Phố Cần Thơ.
    ã Điện thoại : ( 84.710) 3825 848
    ã Fax : ( 84.710) 3825 844
    ã Email : <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="bbcfc8d8fbd3d8d695cdd5d595cdd5">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
    Công ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ tiền thân là Công ty Vật tư Nông nghiệp Hậu Giang có lịch sử hình thành và phát triển đến nay đã trên 30 năm. Cho dù thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cung ứng hay kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ cho bà con nông dân tỉnh Hậu Giang (gồm Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang ngày nay), khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long hay cả nước tùy thuộc vào chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực vật tư nông nghiệp thì công ty cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Thực hiện chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ được thành lập theo quyết định số 2500/QĐ.CT/UB ngày 25/07/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND Thành phố Cần Thơ) về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ thành Công ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ (hình thức cổ phần hóa : giữ nguyên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn).


    1.3 Tổ chức và quản lý doanh nghiệp
    Công ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo luật Doanh nghiệp, các luật khác có liên quan và điều lệ công ty.

    Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty TSC
    + Đại Hội Cổ đông: Đại Hội Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và người được cổ đông ủy quyền.
    + Hội đồng Quản trị: HĐQT do Đại hội Cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội. Nhiệm kỳ của HĐQT là 5 năm.
    + Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại Hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của công ty. Nhiệm kỳ của Ban kiểm sát trùng với nhiệm kỳ của HĐQT.
    + Ban Tổng giám đốc: Bộ máy điều hành hoạt động hằng ngày của công ty.
    Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đông và HĐQT cũng như trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Tổng Giám Đốc phụ trách chung mọi hoạt động của Công ty, trực tiếp chỉ đạo kế hoạch kinh doanh, kế toán tài vụ, tổ chức hoạt động của Công ty CP Chế Biến Thực Phẩm Xuất Khẩu Miền Tây (WFC) và hoạt động xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón cũng như chiến lược phát triển của Công ty. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám Đốc Công ty quy định tại điều lệ Công ty và Luật Doanh Nghiệp.
    Phó Tổng Giám Đốc thường trực: giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công ty trong tổ chức tác nghiệp của phòng kế toán tài vụ, phụ trách công việc quản trị hành chánh công ty, làm nhiệm vụ thường trực công ty khi Tổng Giám Đốc vắng mặt và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng Giám Đốc.
    Phó Tổng Giám Đốc: giúp việc cho Tổng Giám Đốc trong tổ chức họat động kinh doanh phân bón các loại, kiêm nhiệm chức vụ Giám Đốc Chi nhánh của Công ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ tại Tp. Hồ Chí Minh hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Tổng Giám Đốc.
    1.4 Ngành nghề kinh doanh
    ã Nhập khẩu, kinh doanh phân bón các loại.
    ã Thu mua, gia công, chế biến, cung ứng xuất khẩu gạo và các loại nông sản.
    ã Nhập khẩu, kinh doanh máy móc thiết bị và tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp.
    ã Đại lý cung ứng các loại tư liệu sản xuất phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp.
    ã Nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản. Sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.
    ã Nhập khẩu kinh doanh nguyên liệu, phụ liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và các phế phẩm phân bón.
    ã Nhập khẩu, kinh doanh hạt giống phục vụ sản xuất nông nghiệp.
    ã Kinh doanh địa ốc, bất động sản, văn phòng cho thuê.
    ã Cho thuê kho tàng, bến bãi.
    ã Kinh doanh, xuất khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
    ã Sản xuất kinh doanh bao bì.
    1.5 Thông tin cổ đông
    Công ty Cổ phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ hoạt động theo Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000049 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Cần Thơ (nay là Thành phố Cần Thơ) cấp lần đầu ngày 25/07/2003 với vốn điều lệ là 60 tỷ đồng. Đăng ký cấp lại và thay đổi lần II ngày 16/04/2007 với vốn điều lệ là 83.129.150.000 đồng theo cơ cấu như sau:
    Bảng 1: THÔNG TIN CỔ ĐÔNG
    Cơ cấu cổ đông Số vốn Tỷ lệ
    + Vốn Nhà nước (Tổng Công ty Đầu Tư Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC)) 47,28 tỷ 56,88%
    + Vốn của người lao động trong công ty 13,30 tỷ 16,01%
    + Vốn của Đại lý tiêu thụ, nhà cung cấp và người ngoài công ty 22,53 tỷ 27,11%
    Nguồn: www.tsccantho.com.vn
    Công ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ không phải là đối tượng Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa mà Nhà nước cần phải nắm giữ cổ phần chi phối, do hình thức cổ phần hóa cho nên đến nay vốn thuộc sở hữu Nhà nước chiếm 56,88% vốn điều lệ, tỷ lệ này sẽ giảm dần trong quá trình tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2010, thông tin cổ đông của TSC đã thay đổi như sau:
    Bảng 2: THÔNG TIN CỔ ĐÔNG NGÀY 31/12/2010
    Cơ cấu cổ đông Số vốn Tỷ lệ
    + Sở hữu Nhà nước 42,1%
    + Sở hữu nước ngoài 2,5%
    + Sở hữu khác 55,4%
    Cổ đông lớn của doanh nghiệp Số cổ phần Sở hữu
    + MACQUARIE BANK LIMITED OBU 260.030 3,1%
    + Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) 3.500.000 42,1%
    + Trương Tấn Lộc 562.980 6,8%
    http://www.vinacorp.vn/stock/hose-tsc


    1.6 Các dự án lớn
    Công ty đã hoàn tất thủ tục góp 40% vốn điều lệ cùng với các cổ đông khác là đại lý và các cá nhân am hiểu về lĩnh vực kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp để thành lập Công ty Cổ phần Nông Dược TSC. Công ty Cổ phần Nông Dược TSC có vốn điều lệ ban đầu là 36 tỷ đồng. Trụ sở chính tại lô MA3, đường số 5 khu công nghiệp Đức Hòa 1, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An trên diện tích 33.408 m2. Ngày 26/10/2009 đã động thổ để xây dựng nhà máy. Dự kiến thời gian xây dựng sẽ hoàn tất trước ngày 15/12/2010; Từ 01/01/2011 Công ty Cổ phần Nông Dược TSC sẽ chính thức bắt đầu sản xuất kinh doanh.
    1.7 Vị trí công ty trong ngành
    ã Vị thế chung:
     Hơn 30 năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh phân bón và vật tư nông nghiệp – đây là một trong những lợi thế mà không phải doanh nghiệp nào trong ngành cũng có được.
     Công ty Cổ Phần Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp Cần Thơ có hệ thống Đại lý tiêu thụ vật tư nông nghiệp rộng khắp cả nước. Công ty có 62 đại lý cấp I tại các tỉnh ĐBSCL, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tập trung nhiều nhất tại khu vực ĐBSCL – vùng có tỷ trọng gạo xuất khẩu chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu của cả nước và tiêu thụ trên 60% lượng phân bón và vật tư nông nghiệp. Đây là điểm mạnh nổi trội của Công ty Cổ phần Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
    ã Đối với mặt hàng phân bón:
     Doanh thu hàng nhập khẩu của công ty (kể cả trực tiếp nhập khẩu và mua lại hàng nhập khẩu của đơn vị khác để tiêu thụ) hiện chiếm khoảng 10% thị phần tiêu thụ phân bón nhập khẩu trong cả nước.
     Trong suốt thời gian qua, TSC luôn là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, dẫn đầu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và luôn nằm trong top 5 công ty có doanh số nhập khẩu phân bón lớn nhất cả nước.

    ã Đối với xuất khẩu gạo:
     Khách hàng của công ty được chia làm 2 dạng mua trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác qua các công ty khác khi thực hiện hợp đồng chính phủ theo sự phân bổ chỉ tiêu của Hiệp Hội Lương Thực và Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Công ty xuất khẩu sang các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia, Đông Timo, Campuchia, Công gô.
    1.8 Rủi ro kinh doanh chính
    ã Do lĩnh vực hoạt động của công ty gắn với sản xuất nông nghiệp khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, công ty có thể gặp những rủi ro gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp như: sâu bệnh, thiên tai, mất mùa, giá cả nông sản bấp bênh sẽ có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty.
    ã Đến năm 2010, nếu Nhà máy Phân đạm Ninh Bình và Nhà máy Phân đạm Cà Mau đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm thì Việt Nam sẽ sản xuất đủ nhu cầu tiêu thụ Urê. Do vậy, công ty gặp rủi ro lớn trong kinh doanh không khai thác được thế mạnh là nhà nhập khẩu phân bón.
    ã Giá cả phân bón nhập khẩu tăng giảm biến động khó dự đoán làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.
    1.9 Tiềm năng phát triển của ngành
    ã Đối với các loại phân bón: Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến năm 2010, diện tích gieo trồng của cả nước là 12.285.000 ha. Trong đó, diện tích cây lâu năm là 2.431.000 ha, cây hàng năm là 9.854.000 ha. Với diện tích gieo trồng này, nhu cầu phân bón cho Việt Nam năm 2010 là: 2,1 triệu tấn Urê, từ 550.000 – 650.000 tấn DAP, từ 600.000 – 650.000 tấn Kali, khoảng 300.000 – 500.000 tấn SA và khoảng 2,2 – 2,5 triệu tấn NPK. Hiện tại, Việt Nam đã sản xuất được khoảng 40% nhu cầu Urê (tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Nhà máy Đạm Hà Bắc), còn toàn bộ DAP và Kali đều phải nhập khẩu.
    ã Đối với xuất khẩu gạo: Trong nhiều năm tới xuất khẩu gạo vẫn là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập WTO, tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt và hy vọng tìm kiếm lợi nhuận cao từ hoạt động thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo là rất khó khăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...