Đồ Án xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân p

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​ Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, lao động sản xuất trong nền công nghiệp luôn là vấn đề mang tính nền tảng. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhiều khu công nghiệp lớn ở nước ta được hình thành với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ kèm theo đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động lớn. Trong đó, ngành chế biến gỗ là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế đất nước. cả nước hiện có 2600 doanh nghiệp chế biến gỗ, sử dụng đến 170000 lao động. giá trị xuất khẩu đồ gỗ có tốc độ tăng trưởng trong cả nước một thời gian dài. Năm 1996 kinh ngạch xuật khẩu đồ gỗ chỉ đạt 61 triệu USD, đến năm 2008 đạt đến 2,8 tỉ USD và trở thành 1 trong 5 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Đồ gỗ Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 trong khối ASEAN và có mặt trên thị trường hơn 120 nước trên thế giới. Đặc biệt từ khi gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng lợi thế do WTO mang lại xâm nhập vào thị trường mới là Mỹ, với tổng kim ngạch tăng từ 500 ngàn USD trong năm 2006 đã lên đến 1 tỷ USD năm 2008, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của cả nước.
    Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền kinh tế, thì ngành cũng là nơi phát sinh ra nguồn ô nhiễm dẫn đến công nhân trong ngành phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố có hại như: bụi, hơi khí độc, ồn . Ngoài ra ngành còn sử dụng nhiều máy móc, thiết bị, đa dạng về chủng loại nên nguy cơ xảy ra các sự cố tai nạn lao động là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đã quan tâm, đầu tư cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe cho người lao động. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) nhưng tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong ngàng cũng không hề giảm, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành các quy định ATVSLĐ của người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) chưa cao. Chính vì thế công tác ATVSLĐ cần phải được tăng cường và củng cố, nhằm đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho người lao động đúng theo quy định của nhà nước mà không ảnh hưởng đến sản xuất.
    Nhà máy chế biến gỗ FORIMEX II là nhà máy sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ gia dụng trực thuộc công ty lâm nghiệp sài gòn, mục tiêu hoạt động của nhà máy là phát triển ngành chế biến gỗ, đồ gỗ và đồ thủ công mỹ nghệ. Cùng với xu thế phát triển chung của ngành chế biến gỗ, nhà máy cũng có chung những vấn đề về ATVSLĐ khi sử dụng nhiều loại máy móc cơ khí, môi trường làm việc có nhiều bụi, ồn trong hầu hết các công đoạn sản xuất, hiw dung môi sinh ra trong các công đoạn phun sơn hơi dầu và keo dáng.
    Với sự phát triển của đời sống nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng ngày cao, yêu cầu về sản phẩm của người tiêu dùng không chỉ có chất lượng mà còn phải đẹp. Để bảo vệ bề mặt và tôn thêm vẻ đẹp của gỗ, quy trình chế biến gỗ có thêm công đoạn phun sơn. Tại công đoạn phun sơn này vì có sử dụng hóa chất dùng để pha sơn nên phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm như cháy nổ, độc hại như hơi khí độc của dung môi hữu cơ. Vì người công nhân trực tiếp làm việc với hóa chất nên không thể tránh khỏi hít phải hơi độc của chúng cho nên cần có những biện pháp là nên thông thoáng nơi làm việc là thông gió, giảm được một phần nông độ hơi khí độc, do đó chủ yếu là phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ toàn bộ cơ thể người công nhân tránh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của họ.
    Chính vì thế với đồ án phương tiện bảo vệ cá nhân, em chọn đề tài “xây dựng kế hoạch cấp phát, quản lý và huấn luyện sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân phun sơn trong công ty chế biến gỗ” cho đồ án của mình. Qua đó, ta có thể hiểu thêm được tầm quan trọng của phương tiện bảo vệ cá nhân để có thể sử dụng, bảo quản một cách đúng đắn , có hiệu quả, để nhằm hạn chế tối đa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng.


    Mục lục
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 5
    1.1. Khái niệm 5
    1.2. Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân 5
    1.3. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân . 5
    1.3.1. Phương tiện bảo vệ đầu 5
    1.3.2. Phương tiện bảo vệ mắt 5
    1.3.3. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp . 6
    1.3.4. Phương tiện bảo vệ tay . 6
    1.3.5. Phương tiện bảo vệ chân 6
    1.3.6. Phương tiện bảo vệ thính giác (tai) 6
    1.3.7. Phương tiện bảo vệ toàn thân 7
    1.4. Vai trò vị trí của PTBVCN trong đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động 7
    1.5. Tính chaát cuûa PTBVCN 7
    1.6. Khi nào cần sử dụng PTBVCN . 8
    1.7. Giới hạn bảo vệ của PTBVCN . 8.
    1.8. Yêu cầu chất lượng của PTBVCN 9
    1.9. Những văn bản Pháp quy về PTBVCN: . 9
    1.10.Trách nhiệm của người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong thực hiện quy định về PTBVCN 10
    1.11. Trách nhiệm của NLĐ trong thực hiện quy định về PTBVCN. . 12
    Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ PHUN SƠN TRONG NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ . 13
    2.1. Sơ lược về quy trình công nghệ phun sơn: 13
    2.2. Những quy định về ATLĐ đối với công nhân phun sơn 14
    2.3. Những yếu tố nguy hiểm, có hại khi phun sơn 14
    2.3.1. Yếu tố nguy hiểm cháy nổ: . 14
    2.3.2. Các yếu tố có hại 15
    Chương 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VỀ VIỆC CẤP PHÁT, QUẢN LÝ VÀ NỘI DUNG HUẤN LUYỆN VỀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN 16
    3.1. Xác định danh mục cấp phát PTBVCN cho NLĐ . 16
    3.2. Xây dựng kế hoạch cấp phát và quản lý PTBVCN . 16
    3.2.1. Xây dựng kế hoạch cấp phát 16
    3.2.2. Kế hoạch quản lý PTBVCN: . 20
    3.2.3. Quy định thời gian sử dụng các PTBVCN: 21

    3.3. Xây dựng kế hoạch và nội dung huấn luyện về cách sử dụng PTBVCN . 22
    3.3.1. Kế hoạch huấn luyện NLĐ: 22
    3.3.2. Nội dung huấn luyện cách sử dụng, bảo quản PTBVCN 22
    3.4. Xác định chỉ tiêu chất lượng cho từng loại phương tiện Bảo vệ cá nhân 27
    3.4.1. Quần áo lao động phổ thông: . 27
    3.4.2. Mũ vải: . 27
    3.4.3. Khẩu trang lọc bụi 27
    3.4.4. Bán mặt nạ phòng độc(một hộp lộc) . 27
    3.4.5. Găng tay vải bạt 27
    3.4.6. Giày vải bạt thấp cổ . 28
    3.4.7. Ủng cao su . 28
    3.4.8. Yếm chống hóa chất 28
    3.4.9. Xà phòng . 28
    KẾT LUẬN 29
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 30
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...