Tiến Sĩ Xây dựng học liệu E-learning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 4
    2. Mục đích nghiên cứu 4
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
    3.1. Khách thể nghiên cứu 4
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 4
    4. Giả thuyết khoa học 4
    5. Nhiệm vụ và pham vi nghiên cứu 5
    5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    5.2. Phạm vi nghiên cứu 5
    6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 5
    6.1. Phương pháp luận 5
    6.2. Phương pháp nghiên cứu 6
    7. Những luận điểm bảo về 8
    8. Đóng góp mới của luận án 8
    9. Cấu trúc của luận án 9
    CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG HỌC LIỆU
    E-LEARNING DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 10
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
    1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới 10
    1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 21
    1.2. Một số khái niệm cơ bản 25
    1.2.1. Học liệu 25
    1.2.2. E-learning 26
    1.2.3. Học liệu E-learning . 28
    1.2.4. Phát triển chuyên môn . 30
    1.3. E-learning và các lý thuyết học tập 30
    1.3.1. Các lý thuyết học tập . 30
    1.3.2. Vận dụng các lý thuyết học tập thiết kế E-learning 32
    1.4. Vai trò của E-learning trong tự học của giáo viên tiểu học 38
    1.4.1. E-learning tạo điều kiện cho giáo viên tiểu học lựa chọn nội dung
    và hình thức học tập phù hợp với nhu cầu cá nhân .39
    1.4.2. E-learning hỗ trợ giáo viên tiểu học tiếp cận với nguồn thông tin,
    kiến thức mới thông qua các học liệu điện tử đa dạng, phong phú. 39
    1.4.3. E-learning hỗ trợ tự kiểm tra, đánh giá kiến thức chuyên môn
    nghiệp vụ của giáo viên tiểu học . 39
    1.4.4. E-learning giúp giáo viên tiểu học có thể trao đổi thông tin, thảo
    luận và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy . 40
    1.5. Đặc điểm nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu
    học . 40
    1.5.1. Đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên tiểu học . 40
    1.5.2. Đặc điểm học tập của giáo viên tiểu học . 42
    1.5.3. Phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học . 45
    1.6. Thực trạng bồi dưỡng thường xuyên và sử dụng công nghệ thông
    tin và truyền thông trong tự học của giáo viên tiểu học 48
    1.6.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 48
    1.6.2. Thực trạng nội dung và hình thức bồi dưỡng . 48
    1.6.2.1. Thực trạng nội dung bồi dưỡng 48
    1.6.2.2. Thực trạng về hình thức tổ chức bồi dưỡng 52 1.6.3. Thực trạng về nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin và truyền
    thông trong dạy học và tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu
    học . 53
    1.6.3.1. Thực trạng về kiến thức, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin
    của giáo viên tiểu học 53
    1.6.3.2. Thực trạng về sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học . 55
    1.6.3.3. Thực trạng về học liệu E-learning đáp ứng nhu cầu tự học, tự
    BD của giáo viên tiểu học .56
    1.6.3.4. Nhu cầu về học liệu E-learning để tự học, tự bồi dưỡng phát
    triển chuyên môn của giáo viên tiểu học 56
    1.6.3.5. Nhu cầu học tập và bồi dưỡng của giáo viên tiểu học 60
    1.6.4. Đánh giá chung thực trạng 62
    1.6.4.1. Ưu điểm . 61
    1.6.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 63
    Kết luận chương 1 . 65
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỌC LIỆU E-LEARNING
    DÀNH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC DỰA VÀO CÔNG NGHỆ
    TRUYỀN THÔNG MẠNG . 67
    2.1. Nguyên tắc và quy trình thiết kế . 67
    2.1.1. Nguyên tắc thiết kế 67
    2.1.2. Quy trình thiết kế . 67
    2.2. Thiết kế và xây dựng hệ thống học liệu E-learning dánh cho giáo
    viên tiểu học 71
    2.2.1. Chức năng của hệ thống 71
    2.2.2. Cấu trúc của hệ thống 72
    2.3. Minh họa học liệu E-learning qua tài liệu mô đun số hóa dựa vào
    công nghệ Web và Internet .
    87 2.3.1. Mô tả nội dung một số mô đun bồi dưỡng thường xuyên . 87
    2.3.2. Một số ví dụ minh họa 96
    2.3.2.1. Minh họa 1: Khóa học 1: ICT cho GV tiểu học 96
    2.3.2.2. Minh họa 2: Khóa học 2: Tâm lý HS tiểu học và dạy học ở tiểu
    học 100
    2.3.2.3. Minh họa 3: Khóa học 3: Mô hình trường học mới Việt Nam . 103
    2.4. Nguyên tắc và các hình thức sử dụng học liệu E-learning . 107
    2.4.1. Một số nguyên tắc sử dụng . 107
    2.4.2. Các hình thức giáo viên tiểu học sử dụng hệ thống học liệu Elearning
    để tự học, tự bồi dưỡng 108
    2.4.2.1. Hình thức 1: Giáo viên tiểu học tự học với học liệu điện tử đã
    được xây dựng . 108
    2.4.2.2. Hình thức 2: Giáo viên tiểu học tự học theo các khóa học đã
    được xây dựng . 110
    2.4.2.3. Hình thức 3: Tự học theo các khóa học đã được thiết kế có sự
    hỗ trợ của giáo viên/người quản lý khóa học 113
    Kết luận chương 2 . 116
    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 118
    3.1. Tổ chức thực nghiệm . 118
    3.1.1. Mục đích thực nghiệm 118
    3.1.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm . 118
    3.1.3. Nội dung thực nghiệm 118
    3.1.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 119
    3.2. Kết quả thực nghiệm 119
    3.2.1. Thực nghiệm vòng một 119
    3.2.2. Kết quả thực nghiệm vòng hai . 121
    3.2.2.1. Đánh giá về học liệu và khả năng sử dụng học liệu E-learning của giáo viên tiểu học 122
    3.2.2.2. Tác động của học liệu E-learning đến quá trình học tập của giáo
    viên tiểu học .132
    3.2.2.4. Một số ưu điểm và nhược điểm của học liệu 146
    3.3. Đánh giá chung về thực nghiệm . 147
    3.3.1. Về tác động sư phạm của hệ thống học liệu E-learning 147
    3.3.2. Về tính khả thi của học liệu . 148
    Kết luận chương 3 . 150
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 151
    1. Kết luận . 151
    2. Khuyến nghị 153
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
    QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 156
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói
    chung và giáo dục tiểu học nói riêng là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
    Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ:“Đổi mới chương trình
    đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng rèn luyện, giữ gìn và
    nâng cao phẩm chất đội ngũ nhà giáo” và “Đặc biệt chú trọng đầu tư cho đội
    ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào dân tộc
    thiểu số. Giáo viên được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao
    trình độ”. Bồi dưỡng giáo viên phổ thông đã được thể chế hoá bằng nhiều văn
    bản pháp qui của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo như: Chỉ thị 40-CT/TW
    (15/6/2004) về: “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
    bộ quản lí giáo dục”; Quyết định số 09/QĐ-TTg (11/1/2005) về phê duyệt Đề
    án Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai
    đoạn 2005-2010”, “Quy định về bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên
    trường phổ thông” ban hành theo Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày
    9/1/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Dựa trên những văn bản pháp lý này,
    trong thời gian qua Bộ GD&ĐT đã nỗ lực tổ chức nhiều khoá bồi dưỡng giáo
    viên phổ thông. Tuy nhiên, Thông báo số 242-BT/TW ngày 15 tháng 4 năm
    2009 - Kết luận của Bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2
    có nêu: “Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu” và đưa
    ra định hướng đến 2020 cần: “Không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo
    đủ về số lượng giáo viên cho tất cả hệ thống giáo dục”.
    Từ những năm 1990 đến nay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức nhiều khóa bồi
    dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới
    cho giáo viên tiểu học (Chương trình tiểu học 2000) và đã xây dựng chương
    trình bồi dưỡng thường xuyên giai đoạn 2010-2015. Theo “Báo cáo tổng kết
    về công tác bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2003-2007)” của Vụ Giáo
    dục Tiểu học, công tác BD thường xuyên còn một số tồn tại như: lãng phí thời
    gian và tốn kém kinh phí, hiệu quả không cao, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu
    của giáo viên; việc tổ chức ở mỗi nơi mỗi khác, không thống nhất, một số nơi
    còn mang tính hình thức; đội ngũ giáo viên cốt cán các tỉnh sau khi bồi dưỡng
    về tập huấn lại có thể không truyền đạt được hết những nội dung đã được tiếp
    thu. Nhiều địa phương không phối hợp với trường sư phạm để tổ chức, nên



    hiệu quả bồi dưỡng chưa cao; giáo viên tham gia bồi dưỡng không có đủ thời
    gian tiếp thu hết nội dung bồi dưỡng; giáo viên còn nhiều hạn chế về khả
    năng tự học, tự bồi dưỡng [38]
    Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tiến hành triển khai thực hiện “Chiến lược
    Phát triển Giáo dục 2011-2020” [3], Đề án “Đổi mới Chương trình, sách
    giáo khoa phổ thông sau năm 2015” và “Đổi mới căn bản và toàn diện nền
    giáo dục Việt Nam”. Trong quá trình triển khai các đề án trên, một trong
    những giải pháp quan trọng được triển khai đó là: Đẩy mạnh ứng dụng công
    nghệ thông tin và truyền thông vào trong các hoạt động giáo dục, trước hết là
    công tác bồi dưỡng giáo viên [19].
    Trong giai đoạn tới việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên để đáp ứng với
    những thay đổi của chương trình và sách giáo khoa mới là một yêu cầu cấp
    thiết. Bản thân mỗi giáo viên tiểu học cũng cần phải học tập thường xuyên để
    nâng cao trình độ, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới giáo dục tiểu học. Một
    trong những điều kiện cần thiết để giáo viên tiểu học có thể tự học, tự bồi
    dưỡng phát triển chuyên môn đó là cần phải cung cấp đầy đủ học liệu và có
    hướng dẫn, hỗ trợ khi cần thiết. Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển học liệu
    để đáp ứng yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên tiểu học là một yêu cầu
    cấp thiết.
    Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức và cách mạng công
    nghệ thông tin. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động
    vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có GD&ĐT. Ứng dụng
    công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho giáo dục thay đổi mạnh mẽ từ
    nội dung, phương pháp đến hình thức tổ chức dạy học từ những bậc học thấp
    như tiểu học cho đến những bậc học cao hơn. Các nước Bắc Mỹ, Châu Âu,
    Châu Úc và Đông Bắc Á, Ấn Độ, hay các nước trong khu vực như Thái Lan,
    Singapore, Malaysia, . cũng đã và đang nghiên cứu ứng dụng mạnh mẽ công
    nghệ thông tin và truyền thông vào trong giáo dục. Việc ứng dụng công nghệ
    thông tin trong giáo dục, đặc biệt là E-learning dựa trên công nghệ truyền
    thông mạng Internet được phát triển mạnh mẽ trong đào tạo từ xa, tự học,
    được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để cung cấp cho mọi người cơ
    hội học tập thường xuyên, học suốt đời. Nghiên cứu phát triển E-learning
    phục vụ cho GD&ĐT là xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu học tập thường
    xuyên, học tập suốt đời, tiến tới xây dựng xã hội học tập.
    Tuy nhiên, E-learning đòi hỏi nguồn học liệu khác với học liệu truyền
    thống trên nhiều phương diện. Chính khác biệt đó đang trở thành đối tượng
    quan tâm và cần được nghiên cứu để có thể phát triển học liệu E-learning một
    cách hiệu quả. Về thực thể, học liệu E-learning là ảo, hay học liệu số hóa, chứ
    không phải các nguồn tài liệu vật chất truyền thống. Về chức năng, học liệu
    E-learning nhiều tiềm năng tương tác hơn, đa phương tiện hơn và có tính tích
    hợp cao hơn. Về dung lượng và hình thức, học liệu E-learning đa dạng và có
    phạm vi rộng lớn hơn. Về tính chất, học liệu E-learning đa nguồn hơn, cập
    nhật hơn và đặc biệt mang tính quốc tế cao hơn, dễ chia sẻ hơn,
    Một quan niệm khoa học về học liệu E-learning được tổ chức và xây
    dựng nhằm phục vụ yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn của
    GVTH nước ta có thể là một đề tài nghiên cứu góp phần giải đáp những câu
    hỏi như sau:
    1. Học liệu E-learning cho giáo viên tiểu học được thiết kế như thế nào
    hì phát huy được hiệu quả sư phạm và sức mạnh công nghệ thông tin và
    ruyền thông và khuyến khích giáo viên khai thác để tự học, tự bồi dưỡng phát
    riển chuyên môn?
    2. Học liệu E-learning trong tự học, tự bồi dưỡng của của giáo viên tiểu
    học tác động như thế nào đến môi trường, quá trình học tập, kết quả học tập,
    và giảng dạy của giáo viên tiểu học?
    Vì những lý do và bối cảnh như vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
    “Xây dựng học liệu E-learning đáp ứng yêu cầu phát triển chuyên môn,
    nghiệp vụ của giáo viên tiểu học” để thực hiện luận án tiến sĩ Giáo dục học.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Làm sáng tỏ quan niệm khoa học về học liệu E-learning dành cho giáo
    viên tiểu học và xây dựng hệ thống học liệu E-learning đáp ứng yêu cầu tự
    học, tự bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của giáo viên tiểu học.
     
Đang tải...