Đồ Án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm công ty Bình An Texco công suất 2000 m3/ngày - đồ án môn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    gồm cả word và sile thuyết trình

    xử lý nước thải dệt nhuộm


    Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công ty Bình An Texco công suất 2000 m3/ngày - đồ án môn xử lý nước thải công nghiệp

    1. Tổng quan ngành dệt nhuộm tại Việt Nam
    Ngành công nghiệp dệt và may tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ nhưng các
    hoạt động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời.
    Theo lịch sử ghi lại, nhiều triều đại Việt Nam phải cống nạp vải quý hiếm do
    người dân Việt Nam sản xuất sang Trung Quốc. Ngày nay, tại Việt Nam một số
    làng nghề cổ như làng lụa Vạn Phúc (tỉnh Hà Tây), làng Triều Khúc (Hà Nội),
    làng Mẹo (tỉnh Thái Bình) vẫn đang tồn tại và phát triển.
    Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may được xem là bắt đầu khi
    thành lập Nhà máy Dệt Nam Định năm 1897
    Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, Nhà máy Dệt Nam Định và Nhà
    máy Dệt lụa Nam Định được khôi phục và tái thiết, có thêm một số nhà máy
    khác được xây dựng mới như Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Công
    ty May Thăng Long, Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Nam Định, Công
    ty May Đáp Cầu. Các làng nghề truyền thống, các hợp tác xã dệt may đã được
    khuyến khích phát triển.
    Sau khi Việt nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Chính phủ đã tiếp quản một
    loạt các nhà máy ở miền Nam như Công ty Dệt Thắng Lợi, Công ty Dệt Việt
    Thắng, Công ty Dệt Phong Phú, Công ty Dệt Thành Công, Công ty May Nhà
    Bè, Công ty May Hoà Bình, Công Công ty May Việt Tiến, v.v. Sau đó, một số
    doanh nghiệp quốc doanh trung ương được xây dựng như Công ty May Hà Nội,
    Công ty Dệt may Nha Trang, Công ty Dệt may Huế. Một số cơ quan cấp địa
    phương cũng thành lập các doanh nghiệp dệt may. Ngành công nghiệp này đã
    nhanh chóng phát triển để cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước.
    Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh
    tế Đông Âu. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu sang Liên Xô cũ dưới hình
    thức ký kết hợp đồng phụ. Trong sự hợp tác này, Việt Nam nhận bông từ Liên
    Xô cũ và chuyển trả lại bằng thành phẩm. Năm 1979, Việt Nam đã mở rộng loại
    hình hợp tác này sang các quốc gia khác như Hungari, Tiệp khắc và Đông Đức.
    Năm 1986, Việt Nam ký thoả thuận hợp đồng phụ với Liên Xô cũ (được gọi là
    Thoả Thuận 19/5) với khối lượng lớn. Theo Thoả thuận này, Liên Xô sẽ cung
    cấp tất cả nguyên vật liệu, các mẫu thiết kế và Việt Nam sẽ gia công và chuyển
    lại sản phẩm ở dạng quần áo may sẵn và nhận hàng tiêu dùng. Giai đoạn 1987
    – 1990 ngành công nghiệp có bước phát triển rõ rệt. Các doanh nghiệp may
    mặc đã được thành lập trên khắp đất nước thu hút hàng trăm ngàn lao động và
    đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
    Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, ngành công nghiệp dệt may Việt
    nam đã trải qua một giai đoạn khủng hoảng về bán hàng cũng như nguồn cung
    cấp nguyên liệu và thiết bị cho sản xuất. Có thể nói rằng giai đoạn 1990 – 1992
    là giai đoạn khó khăn nhất của ngành công nghiệp dệt may. Nhiều doanh
    nghiệp đã phải giảm mức sản xuất hoặc phải đối mặt với nguy cơ phá sản.
    Trong tình hình đó, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách lớn. Một câu hỏi lớn đặt ra lúc này là liệu ngành có thể nắm bắt được
    các cơ hội để đáp ứng nhu cầu và trên cơ sở đó phát triển hơn nữa để thâm
    nhập vào các thị trường mới hay không. Một khi ngành dệt may Việt Nam không
    còn "làm thuê" cho các nhà sản xuất nước ngoài, bắt đầu sử dụng nguyên vật
    liệu được sản xuất trong nước và trang thiết bị hiện đại thì ngành này sẽ hoạt
    động hiệu quả hơn nhiều và trở thành ngành công nghiệp đứng đầu quốc gia.
    Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những
    năm gần đây và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong
    nền kinh tế quốc dân. Năm 2004, toàn ngành sử dụng 2,1 triệu lao động, chiếm
    4,7% trong tổng số lao động cả nước. Trong số các doanh nghiệp dệt may hàng
    đầu, thì Vinatex - một doanh nghiệp nhà nước - chiếm tới 22% tỉ trọng xuất
    khẩu dệt may của Việt Nam năm 2006. Một trong những công ty thành viên của
    Vinatex, Công ty May Việt Tiến, đã đầu tư hơn 10 triệu USD trong 5 năm qua để
    nâng cấp các dây chuyền sản xuất của công ty. Hầu hết các thiết bị mới được
    nhập khẩu từ Nhật Bản và Singapore. Tương tự thế, năm 2006 xuất khẩu của
    ngành dệt may đạt giá trị 5,8 tỉ USD, đưa ngành này trở thành ngành xuất khẩu
    có doanh thu lớn thứ hai của Việt Nam sau dầu thô. Khách hàng là một loạt các
    công ty dệt và may mặc hàng đầu thế giới như Express, Hucke, Itochu, JC
    Penney, Jupitar, Kmart, Kowa, Lee Cooper, Li & Fung, Mast Industries,
    Nichimen, Nissho Iwai, Otto, Sara Lee, Seidensticker, Sumitomo, Tommy
    Hilfiger, Victoria's Secret, và Wal-Mart đã tìm đến nguồn cung ở Việt Nam.
    Tuy còn phải đối mặt với nhiều thách thức, tương lai cho ngành dệt may của
    Việt Nam đầy hứa hẹn. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
    (WTO) vào năm 2007. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang dành cho ngành
    sự hỗ trợ rất lớn, và hiện có những biện pháp khuyến khích mạnh mẽ để thu hút
    đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã soạn thảo các kế hoạch tiềm năng để phát
    triển ngành. Nếu các kế hoạch này được hoàn thành, việc làm và xuất khẩu
    năm 2010 của ngành này sẽ tăng gấp đôi.
    Những tháng đầu năm 2011, ngành dệt may có sức tăng trưởng tương đối tốt, tính đến hết tháng 9/2011 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 10,5 tỷ USD
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...