Luận Văn Xây dựng hệ thống trò chơi dân gian phù hợp để triển khai trong trường tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trò chơi dân gian là một hình thức vui chơi giải trí, được sinh ra và gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trò chơi dân gian được lưu truyền trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Trò chơi dân gian không đơn giản chỉ giúp con người có được phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn giúp thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau. Trò chơi dân gian Việt Nam thể hiện một nền văn hoá độc đáo, giàu bản sắc; trong đó, kho tàng trò chơi dân gian dành cho trẻ em (học sinh tiểu học) rất phong phú và đa dạng, phù hợp với sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Hơn nữa, các trò chơi dân gian dành cho trẻ em thường đơn giản, không cầu kỳ, không tốn kém nên có thể dễ dàng chơi ở mọi lúc, mọi nơi; dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy trong tự nhiên; mỗi trò chơi có một sắc thái khác nhau, lôi cuốn trẻ tham gia say mê, không chán.

    2. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 về việc Phát động Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013” và trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp trong các năm học 2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011; Bộ Giáo dục và Đào tạo đều yêu cầu các trường học triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; trong đó, tập trung tăng cường giáo dục các giá trị văn hoá dân tộc, lịch sử, truyền thống cho học sinh; lựa chọn và đưa trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cực khác vào trường học.

    Việc triển khai thực hiện 5 nội dung của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thận thiện, học sinh tích cực” theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào các trường học đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tiểu học được tham gia một số trò chơi dân gian thông qua các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động vui chơi đầu giờ, giữa giờ (giờ ra chơi) và cuối giờ. Sau hơn 02 năm học triển khai thực hiện, các trường học đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh, bước đầu đã đạt được những kết quả.

    3. Hệ thống giáo dục tiểu học thành phố Đà Nẵng có hơn 100 trường tiểu học, hơn 62.000 học sinh tiểu học. Tổ chức tốt trò chơi dân gian trong trường tiểu học sẽ tạo một sân chơi đoàn kết, gắn bó; qua đó, góp phần giáo dục về ý thức quý trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá của địa phương Đà Nẵng nói riêng.

    Xuất phát từ những vấn đề trên, trong thời điểm hiện nay, thực hiện nghiên cứu về hệ thống các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học thành phố Đà Nẵng là hết sức cần thiết. Vì vậy, ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng chọn đề tài “Xây dựng hệ thống trò chơi dân gian phù hợp để triển khai trong trường tiểu học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm nội dung nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...