Luận Văn Xây dựng Hệ thống thông tin tổng hợp các BCTC - Kế toán ngân sách xã , phường

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Xây dựng Hệ thống thông tin tổng hợp các BCTC - Kế toán ngân sách xã , phường

    Mục lục 1
    Một số ký hiệu viết tắt 4
    Lời nói đầu 5
    Chương I: Phương pháp luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý 8
    I. Thông tin và thông tin quản lý 8
    II. Hệ thống thông tin 9
    III. Phương pháp phát triển hệ thống thông tin quản lý 10
    1. Đánh giá yêu cầu 11
    2. Phân tích chi tiết 11
    3. Thiết kế logic 12
    4. Đề xuất các phương án của giải pháp 12
    5. Thiết kế vật lý ngoài 12
    6. Triển khai kỹ thuật của hệ thống 13
    7. Cài đặt và khai thác 13
    IV. Phân tích hệ thống thông tin quản lý 13
    1. Sơ đồ chức năng (BFB: Business Function Diagram) của hệ thống thông tin quản lý 14
    2. Sơ đồ luồng thông tin (IFD: Information Flow Diagram) của hệ thống thông tin quản lý 14
    3. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD: Data Flow Diagram) của hệ thống thông tin quản lý 15
    V. Thiết kế hệ thốngthông tin quản lý 16
    1. Nghiên cứu thực tế và xác định nhu cầu thông tin 17
    2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 17
    2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ các thông tin ra 17
    2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hoá 17
    3. Thiết kế logic xử lý 18
    3.1. Phân tích tra cứu 19
    3.2. Phân tích cập nhật 19
    Chương II: Tổng quan về Bộ Tài chính và nội dung bài toán tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách xã, phường 21
    I. Tổng quan về Bộ Tài chính 21
    1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính 21
    2. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức của các đơn vị thuộc Ban quản lý ứng dụng tin học 23
    II. Nội dung bài toán Tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách xã, phường 23
    1. Mục đích của bài toán 24
    2. Chức năng của hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách Xã, Phường 24
    3. Nguồn thông tin đầu vào 25
    4. Sơ đồ luồng thông tin hiện tại từ quá trình lập chứng từ Kế toán đến quá trình tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán gửi lên Bộ Tài chính 25
    5. Sơ đồ luồng dữ liệu hiên tại của hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách của xã, phường 26
    III. Ngôn ngữ sử dụng 28
    Chương III: Xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách Xã, Phuờng 29
    I. Phân tích hệ thống thông tin tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách Xã, Phường 29
    1. Sơ đồ chức năng của hệ thống thông tin 29
    2. Phân tích luồng thông tin 32
    2.1. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập bảng cân đối tài khoản 33
    2.2. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã 34
    2.3. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã 35
    2.4. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập bảng cân đối quyết toán ngân sách xã 36
    2.5. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo quyết toán thu ngân sách xã 37
    2.6. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã 38
    2.7. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã 39
    2.8. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã 40
    2.9. Sơ đồ luồng thông tin thể hiện hoạt động lập báo cáo tình hình xây dựng cơ bản 41
    3. Sơ đồ luồng dữ liệu của hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách Xã, Phường 42
    3.1. Sơ đồ DFD phân rã tiến trình cập nhật dữ liệu của hệ thống thông tin 42
    3.2. Sơ đồ DFD phân rã tiến trình thu chi ngân sách xã của hệ thống thông tin 44
    3.3. Sơ đồ DFD phân rã tiến trình tổng hợp báo cáo tài chính ngân sách xã của hệ thống thông tin 44
    II. Thiết kế cơ sở dữ liệu 46
    1. Phương pháp thu thập thông tin 46
    2. Thiết kế cơ sở dữ liệu 48
    2.1. Phương pháp mô hình hoá 48
    2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu logic từ các thông tin ra 49
    3. Sơ đồ quan hệ thực thể (Entity Relation Diagram) 57
    III. Một số thuật toán của chương trình 58
    1. Thuật toán kết chuyển tự động số dư cuối kỳ sang số dư đầu kỳ sau 58
    2. Thuật toán tính luỹ kế từ đầu kỳ 59
    3. Thuật toán lập báo cáo 59
    IV. Một số giao diện chính của chương trình 61
    Chương IV: Đánh giá và cài đặt chương trình 72
    I. Cài đặt chương trình 72
    1. Yêu cầu chung 72
    2. Cài đặt chương trình 72
    II. Đánh giá chương trình 73
    1. Đánh giá về mặt kỹ thuật 73
    2. Đánh giá về mặt kinh tế 73
    3. Đánh giá về mặt pháp lý 73
    Kết luận 75
    Tài liệu tham khảo 76
    Phụ lục 77

    MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    HĐND: Hội đồng nhân dân
    UBND: Uỷ ban nhân dân
    TSCĐ: Tài sản cố định
    XDCB: Xây dựng cơ bản
    BC: Báo cáo
    TC: Tài chính
    QT: Quyết toán
    BCTC: Báo cáo tài chính
    BCQT: Báo cáo quyết toán
    PK: Primary key
    RK: Regular key
    NS: Ngân sách
    NSX: Ngân sách xã
    NSNN: Ngân sách Nhà nước
    E-R: Entity Relation
    CSDL: Cơ sở dữ liệu












    LỜI NÓI ĐẦU
    Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, xây dựng ngân sách Nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của của Nhà nước, tăng tích lũy để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Nhà nước đã đưa ra Luật ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 5 năm 1998.
    Ngân sách Nhà nước bao gồm ngân sách Trung Ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương). Trong những năm gần đây, quản lý ngân sách Nhà nước cấp xã, phường, thị trấn là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm trong công tác quản lý ngân sách Nhà nước .
    Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về Tài chính kinh tế, ngân sách Nhà nước. Vì vậy, Bộ Tài chính cũng là nơi quản lý các vấn đề về ngân sách xã, phường. Mọi hoạt động của xã về ngân sách đều được trình lên Bộ Tài chính bằng những báo cáo Tài chính và báo cáo quyết toán trong đó ghi đầy đủ toàn bộ những số liệu về tình hình thu ngân sách của xã từng tháng, quý, năm. Sau đó Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các báo cáo rồi gửi lên Uỷ ban Ngân sách Quốc Hội. Mọi nguồn thu chi ngân sách xã đều phải dựa vào các nguồn thu đóng góp của dân, các tài sản vật tư của xã và các nguồn chi từ trên (Huyện, Tỉnh, Trung Ương). Do vậy, các bản báo cáo Tài chính và báo cáo quyết toán là cơ sở để đưa ra các quyết định cuối cùng trong việc hoạch định chính sách về Ngân sách xã.
    Ngân sách xã, phường là bộ phận của ngân sách Nhà nước do UBND xã quản lý; HĐND xã quyết định giám sát. UBND và HĐND xã dựa trên các báo cáo Tài chính và báo cáo quyết toán để quản lý. Sau đó trình lên huyện, huyện tổng hợp các xã trình lên tỉnh, tỉnh tổng hợp các huyện trình lên Bộ Tài chính, Bộ Tài chính tổng hợp trình lên Uỷ ban ngân sách Quốc hội.
    Ngân sách xã mục đích là để duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, cấp xã và các khoản chi về quản lý và phát triển Kinh tế - Xã hội thuộc chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã. Tuy nhiên, trong xu thế tin học hoá hiện nay và yêu cầu của Bộ Tài chính là tin học hoá trong các lĩnh vực quản lý hành chính để tổng hợp các báo cáo một cách chính xác và nhanh nhất do đó các báo cáo tổng hợp Tài chính ngân sách xã cũng không ngoại lệ. Việc đưa tin học vào để tự động tính toán sau đó đưa ra báo cáo Tài chính để kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu chi ngân sách xã là một quá trình đòi hỏi chính xác và kịp thời, thông tin được cập nhật hàng tháng để giúp cuối năm tổng hợp báo cáo đầy đủ để trình lên trên nhằm đưa ra kịp thời các dự toán, quyết toán.
    Trong vấn đề quản lý nguồn vốn ngân sách của xã, phường có liên quan đến rất nhiều các ban ngành, và số liệu được cập nhật hàng ngày do vậy đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ để giúp xây dựng một phần mềm quản lý nguồn vốn của ngân sách xã và đáp ứng yêu cầu của người quản lý. Trong đó cơ sở để xây dựng một hệ thống thông tin quản lý nguồn vốn ngân sách xã là xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã.
    Trong quá trình thực tập ở Bộ Tài chính, được sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng Phát triển ứng dụng (Ban quản lý ứng dụng tin học) và với yêu cầu trong việc quản lý ngân sách của các xã, em đã chọn đề tài:
    “ Xây dựng Hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách Xã, Phường “ làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đại học.
    Chuyên đề được trình bày gồm bốn chương sau:
    Chương 1: Phương pháp luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
    Chương này trình bày một số vấn đề mang tính lý thuyết về hệ thống thông tin, các mô hình của một hệ thống thông tin, các công cụ phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
    Chương 2: Tổng quan về Bộ Tài chính và nội dung bài toán tổng hợp các báo cáo Tài chính- Kế toán ngân sách xã, phường
    Chương này trình bày tổng quan về Bộ Tài chính, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính và trình bày nội dung bài toán tổng hợp các báo cáo Tài chính- Kế toán ngân sách xã, phường trên cơ sở quản lý của các cơ quan chức năng.
    Chương 3: Phân tích thiết kế hệ thống thông tin tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách xã, phường
    Chương này trình bày quá trình phân tích và thiết kế hệ thống: sơ đồ chức năng của hệ thống, sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu, quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu, . nhằm giải quyết bài toán tổng hợp các báo cáo Tài chính - Kế toán ngân sách của xã, phường.
    Chương 4: Đánh giá và cài đặt chương trình
    Chương này trình bày những đánh giá khách quan về chương trình, cách cài đặt và kết quả thử nghiệm của chương trình.
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Chương trình này tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng đó là kết quả của 3 tháng thực tập của em và những giúp đỡ của các Bác, các Anh trong phòng Phát triển ứng dụng. Em hy vọng rằng với sự nỗ lực của bản thân sẽ xây dựng được một chương trình hoàn chỉnh để được ứng dụng vào thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Trịnh Phú Cường đã tận tình chỉ bảo em hoàn thành được đề tài này, các Bác, các Anh trong phòng Phát triển ứng dụng và em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến chỉ bảo của các Thầy giáo, Cô giáo, ý kiến đóng góp của các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn.


     
Đang tải...