Luận Văn Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài liệu, sách báo trong thư viện Học viện An ninh Nhân dan

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    52 trang


    Lời cảm ơn


    Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thày giáo Vũ Chí Quang- Bộ môn Toán Tin, Học viện An ninh Nhân dân đã quan tâm, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp tài liệu, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khoá luận này.

    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Toán tin và Chuyên khoa IV đã dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại Học viện An ninh Nhân dân.

    Em xin cảm ơn Lãnh đạo và các anh, chị trong Trung tâm Thông tin khoa học và tư liệu giáo khoa của Học viện An ninh nhân dân đã nhiệt tình giúp đỡ em về thông tin cũng như tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài khoá luận.

    Xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận.








    Mở đầu.

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Thế kỷ XXI đánh dấu sự ra đời của một nền kinh tế mới – Kinh tế tri thức, dựa trên sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật mà đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin đã đi vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Việc áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đã đem lại những hiệu quả cực kỳ to lớn.

    Ngành thông tin thư viện cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Trên thế giới, công nghệ thông tin đã có mặt trong hầu hết các hoạt động của thư viện, đem lại nhiều thuận lợi lớn cho những người làm công tác quản lý thư viện cũng như độc giả.

    Tuy nhiên, khách quan mà nói, công tác tin học hoá thư viện ở nước ta chưa được chú ý đầu tư đúng mức, cả về yếu tố con người, tài chính và công nghệ. Đa số đều không muốn nói là hầu hết, các trung tâm thông tin thư viện của các trường Đại học, các cơ quan nghiên cứu - quản lý . đều có cơ sở công nghệ hạ tầng yếu kém: máy tính ít và lạc hậu, công nghệ mạng kém, đội ngũ chuyên môn về Công nghệ thông tin thiếu .

    Từ cuối những năm 80, phần mềm quản lý thông tin tư liệu CDSISIS/ phiên bản chạy trên môi trường DOS do UNESCO cung cấp miễn phí đã được triển khai ứng dụng tại các thư viện. Hiện nay đó là phần mềm phổ biến nhất tại các trung tâm thông tin thư viện ở nước ta, điển hình là Thư viện Khoa học kỹ thuật.

    Cũng như nhiều thư viện khác, thư viện của Học viện An ninh Nhân dân là nơi có chức năng lưu trữ, quản lí, phục vụ việc đọc, tra cứu các tư liệu nghiệp vụ và các tài liệu liên quan nhiều lĩnh vực khoa học khác phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây là một khối lượng dữ liệu khổng lồ được lưu trữ dưới nhiều dạng ấn phẩm khác nhau. Bên cạnh đó, do tính chất đặc thù của Học viện nên yêu cầu bảo mật các tài liệu nghiệp vụ được đặt ra rất nghiêm ngặt.

    Tuy nhiên, mọi công việc quản lý chủ yếu được làm thủ công không có sự trợ giúp của máy tính nên mọi hoạt động của thư viện thực sự phức tạp, nặng nề và trùng lặp, công việc tra cứu tài liệu bằng phích rất bất tiện và gây lãng phí rất nhiều thời gian của bạn đọc.

    Tại Học viện An ninh do tính chất đặc thù của các tài liệu cần quản lý nên việc ứng dụng các phần mềm quản lý thư viện cũng có nhiều đặc điểm khác biệt và cho đến nay việc xây dựng thư viện điện tử mới chỉ dừng lại ở mức dự án.

    Trong khi đó, các thư viện trên thế giới hiện có xu thế phát triển rất nhanh và đa dạng cụ thể là:

    - Nguồn thông tin ngày một đa dạng, một thông tin thư viện hiện đại không chỉ có sách tài liệu dưới dạng in ấn mà còn có dạng khác: Sách điện tử, CSDL, băng, đĩa CD .

    - Cách lưu trữ tra cứu nguồn tài nguyên thông tin ngày một đa dạng dựa vào công nghệ mạng: LAN, WAN, ON LINE.

    - Xu hướng toàn cầu hoá: Sự liên thông liên kết, chia sẻ thông tin tư liệu cho phép tận dụng nguồn lực của các Thư viện lớn trên Thế giới thông qua Internet. Thông qua hình thức này, ta sẽ rút ngắn được nguồn lực và tài chính.

    - Nhu cầu thông tin ngày càng cao về chất lượng, số lượng và thời gian.

    Khả năng đáp ứng với nguồn tư liệu quý hiếm không sẵn có trong nước càng cao.

    Vì vậy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nữa, các phần mềm quản lý thư viện hiện có ở nước ta khó có thể đáp ứng được với xu thế phát triển ấy

    Vì những lý do đó, trong Khoá luận tốt nghiệp của mình em xin chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài liệu, sách báo trong thư viện Học viện An ninh Nhân dan”^.

    2. Phạm vi nghiên cứu:

    Với thời gian và trình độ còn hạn chế, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc quản lý độc giả của thư viện và quản lý tài liệu, sách báo dưới dạng các ấn phẩm thể hiện dưới dạng ký tự trên giấy hoặc trên đĩa CD. Việc quản lý mới chỉ thực hiện trên máy đơn, chưa có môi trường mạng giao tiếp giữa các phòng ban. Phạm vi ứng dụng có thể là trong thư viện của các trường Đại học, Cao đẳng nói chung đồng thời đáp ứng được các yêu cầu đặc trưng của thư viện Học viện an ninh.

    3. Phương pháp nghiên cứu:

    Trong khi thực hiện khoá luận, em đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: tổng kết các phương pháp phát triển hệ thống đã có từ trước (nghiên cứu hệ thống CDSISIS/ và hệ thống thư viện Quốc gia); khảo sát quá trình quản lý để hình thành dự án, kế hoạch phát triển hệ thống; thu thập thông tin qua chuyên gia và các báo cáo nhằm xác định nhu cầu thông tin của thư viện.

    4. Kết cấu của đề tài gồm 6 chương:

    + Chương I: Khảo sát hệ thống.

    + Chương II: phân tích hệ thống.

    + Chương III: Phân tích CSDL hệ thống.

    + Chương IV: thiết kế hệ thống.

    + Chương V: một số modul chính.

    + Chương VI: kết luận, đánh giá, hướng phát triển.





    mục lục

    Nội dung Trang

    Mở đầu 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài 1

    2. Phạm vi nghiên cứu 2

    3. Phương pháp nghiên cứu 3

    4. Kết cấu đề tài 3

    Chương I: Khảo sát hệ thống 4

    11. Mô hình hoạt động của thư viện Học viện ANND 4

    12 Các quy trình nghiệp vụ chính của thư viện 4

    13 Chức năng của hệ thống mới 7

    13.1 Chức năng của hệ thống mới 7

    13.2 Thuận lợi, khó khăn 8

    Chương II: Phân tích hệ thống 9

    21 Một số khái niệm sử dụng trong phân tích hệ thống 9

    22 Khái quát sơ đồ phân cấp chức năng của hệ thống 9

    23 Xây dựng sơ đồ chức năng của hệ thống 10

    23.1 Xây dựng sơ đồ chức năng mức 1 của chức năng hệ thống 10

    23.2 Xây dựng sơ đồ chức năng mức 1 của chức năng Quản lý độc giả 10

    23.3 Xây dựng sơ đồ chức năng mức 1 của chức năng Quản lý tài liệu 11

    23.4 Xây dựng sơ đồ chức năng mức 1 của chức năng Quản lý mượn- trả 11

    23.5 Xây dựng các sơ đồ chức năng mức 1 của chức năng trợ giúp. 12

    24 Xây dựng sơ đồ luồng dữ liệu 13

    25 Sơ đồ luồng dữ liệu. 14

    25.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh. 14

    25.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh. 16

    Chương III: Phân tích cơ sở dữ liệu của hệ thống 22

    31 Xây dựng mô hình và mối quan hệ giữa các thực thể 22

    31.1 Mô hình thực thể. 22

    31.2. Mối quan hệ giữa các thực thể 26

    32 Phân tích cơ sở dữ liệu logic của hệ thống 26

    33 Cơ sở dữ liệu thực hiện của hệ thống. 30

    Chương IV: Thiết kế hệ thống. 34

    41 Mục đích 34

    42 Thiết kế chi tiết. 34

    42.1 Dữ liệu đầu vào. 34

    42.2 Dữ liệu đầu ra. 34

    42.3 Thiết kế file dữ liệu. 35

    42.4 Thiết kế kiến trúc chương trình và đặc tả các modul 35

    42.5 Mô tả cụ thể các thành phần modul của hệ thống. 35

    43 Lựa chọn công cụ xây dựng hệ thống. 37

    Chương V: Một số modul chính 39

    51 Mượn tài liệu 39

    52 Trả tài liệu 40

    53 Quản lý tài liệu 41

    54 Quản lý bạn đọc 42

    55 Tra cứu thông tin 44

    56 Nhật lý hệ thống 45

    57 Các tiện ích về dữ liệu 46

    58.Lâp. báo cáo thống kê 46

    Chương VI: Kết luận, đánh giá, hướng phát triển. 47

    61 Đánh giá kết quả 47

    61.1 Các ưu điểm. 47

    61.2 Các nhược điểm. 47

    62 Hướng phát triển. 48

    63 Kết luận 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...