Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Nhân sự và Tiền lương trong hệ thống ERP

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 25/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Nhân sự và Tiền lương trong hệ thống ERP

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU
    Mục tiêu, phạm vi của đề tài

    CHƯƠNG I: HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP – ERP VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    I. Khái niệm vê ERP
    II. Hien trạng ERP _ Viet Nam và những bât cập
    III. Lựa chọn phương pahps tiếp cận phát triển hệ thống ERP
    1. Cách tiép cận hướng chúc năng
    2. Cách tiêp can hướng đối tượng
    3. So sánh sánh giống và khác nhau của hai cách tiếp cận trong quá trình phát triển phần mềm
    4. Ưu điểm chính của phương pháp hướng đối trọng
    5. Lựa chọn phương pháp tiếp cận để phát triển hệ thống thông tin quản trị nhân sự và lương trong bài toán ERP

    CHƯƠNG II: QUY TRÌNH PHÂN TÍCH, THIÊT KÊ HƯỚNG ÐỐI TƯỢNG
    I. Xây dựng mô hình nghiệp vụ
    1. Mở đầu
    2. Tìm hiểu nắm vững ngiệp vụ
    II. Xác định yêu cầu
    1. Mở đầu
    2. Lượng công việc xác định yêu cầu
    3. Tìm các tác nhân và các ca sử dụng
    4. Thứ tự ưu tiên các ca sử dụng
    5. Mô tả chi tiết mộ ca sử dụng
    6. Tạo bản mẫu giao diện người dùng
    7. Cấu trúc mô hình ca sử dụng
    III. Phân tích
    1. Mở đầu
    2. Lượng công viec phân tích
    3. Phân tích kiên trúc
    4. Phân tích mot ca sử dụng
    5. Phân tích mot lớp
    6. Phân tích mot gói
    IV. Thiêt kê
    1. Mở đầu
    2. Lượng công việc thiêt kế
    3. Thiêt kê kiên trúc
    4. Thiêt kê mot ca sử dụng
    5. Thiêt kê mot lớp
    6. Thiêt kê một hệ thống con

    CHƯƠNG III: HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ TIỀN LƯƠNG
    I. Chức năng nhiệm vụ
    II. Mô tả hoạt động nghiệp vụ quy trình quản lý nhân sự, tiền lương
    1. Đặc tả yêu cầu
    2. Quy trình quản lý nhân sự tiền lương
    2.1 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên
    2.2 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý hợp đồng lao động
    2.3 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý Quá trình công tác
    2.4 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản quá trình khen thưởng kỷ luật
    2.5 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản Quá trình đào tạo
    2.6 Biểu đồ hoạt động nghiệp vụ quản lý lương
    III. Phát triển mô hình ca sử dụng
    1. Xác định tác nhân sử dụng
    2. Xác định ca sử dụng
    3. Mô hình ca sử dụng gộp
    3.1 Mô hình ca sử dụng gộp quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên
    3.2 Mô hình ca sử dụng mức gộp quản lý hợp đồng lao động
    3.3 Mô hình ca sử dụng mức gộp quản lý khen thưởng kỷ luật
    3.4 Mô hình ca sử dụng mức gộp quản lý Quá trình đào tạo
    3.5 Mô hình ca sử dụng mức gộp quản lý lương
    IV. Mô tả chi tiết các ca sử dụng điển hình
    1.Ca sử dụng cập nhật danh mục công việc
    2.Ca sử dụng cập nhật hợp đồng lao động
    2.1 Ca sử dụng thêm mới hợp đồng lao động
    2.2 Ca sử dụng sửa thông tin hợp đồng lao động
    2.3 Ca sử dụng xóa hợp đồng lao động
    2.4 Ca sử dụng tìm kiếm hợp đồng lao động
    V. Phân tích hệ thống
    1. Ca sử dụng cập nhật danh mục công việc
    2. Ca sử dụng cập nhật hợp đồng lao động
    2.1 Mô hình khái niệm
    2.2 Biểu đồ tuần tự
    VI. Biểu đồ lớp
    1. Biểu đồ quản lý thông tin tuyển dụng nhân viên
    2. Biểu đồ quản lý hợp đồng lao động
    3. Biểu đồ quản lý Quá trình công tác
    4. Biểu đồ quản lý Quá trình khen thưởng kỷ luật
    5. Biểu đồ quản lý Quá trình đào tạo
    6. Biểu đồ quản lý lương
    VII. Thiêt kế bảng thực thể dữ liệu
    VIII. Chương trình thử nghiệm
    KÊT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/4b7a727f797d737a/1LV08_KT(NguyenChiThanh).pdf.file[/charge]
     
  2. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Mục tiêu, phạm vi của đề tài
    Đề tài nghiên cứu, phân tích và thiết kế Hệ thống thông tin quản lý Nhân sự & Lương trong Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) làm cơ sở cho việc xây dựng sản phẩm phần mềm ERP phục vụ, hỗ trợ và hiện đại hoá công tác quản lý các hoạt động của doanh nghiệp.
    ERP - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise resources Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý, điều hành. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác, với khách hàng . đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất.
    Đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ (module). Phần mềm có cấu trúc phân hệ là một tập hợp gồm nhiều phần riêng lẻ, mỗi phần có một chức năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lâp nhưng do bản chất của hệ thống ERP, chúng kết nôi với nhau để tự động chia sẻ thông tin với các phân hệ khác nhau nhằm tạo nên một hệ thống mạnh hơn.
    Theo tài liệu chính thức của CIBRES, cơ quan tổ chức thi và cấp chứng chỉ CIERP (Certified Implementer of ERP – Chứng chỉ chuyên viên triển khai hệ thống ERP) thì một ERP tiêu chuẩn sẽ bao gồm các thành phần sau đây:
    1. Kế toán tài chính
    Sổ cái
    Sổ phụ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng Bán hàng và các khoản phải thu Mua hàng và các khoản phải trả
    2. Nhân sự & Lương
    3. Tài sản cố định
    4. Hậu cần
    Quản lý kho và tồn kho
    Quản lý giao nhận
    Quản lý nhà cung cấp
    5. Sản xuất
    Lập kế hoạch sản xuất
    Lập kế hoạch nguyên vật liệu
    Lập kế hoạch phân phối
    Lập kế hoạch điều phối năng lực
    Công thức sản phẩm Quản lý luồng sản xuất Quản lý mã vạch
    Quản lý lệnh sản xuất
    6. Dự báo và lập kế hoạch
    7. Công cụ lập báo cáo
    Như vậy, ERP là một tổ hợp các thành phần dành cho các phòng ban chức năng trong một doanh nghiệp như kế toán, bán hàng, vật tư, sản xuất .
    Một hệ thống ERP cụ thể có thể gồm không đầy đủ các thành phần trên. Nhưng, như đã nói, "tích hợp" mới là điều chính yếu nhất của ERP. Tích hợp ở đây hiểu là mọi phân hệ trong ERP cuối cùng đều đưa dữ liệu về một CSDL chung và duy nhất, sau đó dữ liệu sẽ tự tìm đường đi để có mặt trong các bước xử lý tiếp theo ở những bộ phận liên quan, cũng như trên các báo cáo tài chính và quản trị. Nói một cách khác, không có dữ liệu nào cần phải nhập vào hai lần trong toàn bộ hệ thống này, là điều khó tránh khi doanh nghiệp sử dụng nhiều hệ thống chức năng riêng rẽ trước kia.
    ERP giúp doanh nghiệp đánh giá được dịch vụ hoặc vùng tập trung nhiều khách hàng, đánh giá dịch vụ khách hàng ưa thích sử dụng cũng như khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, ERP còn thể hiện nhiều lợi ích khác với tính năng tích hợp như: Phát triển khả năng mua bán và đặt hàng cũng như đăng kí dịch vụ trên mạng; điều phối toàn bộ giá cả cho các dự án; Theo dõi, quản lí và sử dụng các tài sản; Xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng người tham gia hệ thống
    Như đã giới thiệu ở trên, ERP là một hệ thống quản lý bao trùm lên mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trong phạm vi đề tài này em chỉ tiến hành nghiên cứu, phân tích và thiết kế một phần trong bài toán ERP đó là: Xây dựng hệ thống thông tin Quản lý Nhân sự & Tiền lương trong hệ thống ERP . .
     
Đang tải...