Tài liệu xây dựng hệ thống tái sinh cây hoa cúc

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    xây dựng hệ thống tái sinh cây hoa cúc

    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ BÁN CÔNG TP.HCM
    KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
    --------




    Đề Tài :


    XÂY DỰNG HỆ THỐNG
    TÁI SINH CÂY HOA CÚC
    Chrysanthemum morifolium IN VITRO


    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH : NUÔI CẤY MÔ




    GVHD : Thạc Sĩ NGUYỄN THANH MAI
    Kỹ sư MAI VĂN TRƯỜNG
    SVTH : NGUYỄN HUỲNH MAI KHÓA HỌC : 1999 - 2003







    TP. HỒ CHÍ MINH - 2004
    Lời Cảm Ơn
    --------
    Để hoàn thành đề tài naøy, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Sinh Học, các nhân viên quản lý phòng thí nghiệm và các bạn cùng lớp, sự động viên dạy dỗ của gia đình.
    Em chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Mở Bán Công Thành Phố Hồ Chí Minh.
    Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại Học Mở Bán Công, nhất là các thầy cô ở Khoa Công Nghệ Sinh Học đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ và cung cấp mọi kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như tạo mọi sự thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
    Cảm ơn các nhân viên quản lý phòng thí nghiệm, các bạn cùng lớp và gia đình đã ủng hộ, động viên em trong suốt quá trình làm đề tài.
    Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
    Thạc sĩ : Nguyễn Thanh Mai
    Cử nhân : Mai Văn Trường
    Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đề tài này.
    Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn và cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, nên em không thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô để đề tài này em được hoàn thiện hơn.

    [​IMG]LỜI MỞ ĐẦU
    Đứng trước mỗi vấn đề, mỗi sự kiện đã qua, đang diễn ra, hẳn mỗi người đều có những cảm nhận, đánh giá riêng trong khuôn khổ của khoa học. Và với đánh giá của chúng tôi, Alexandre Yersin chính là nhà khoa học đầu tiên đặt nền móng cho ngành công nghệ sinh học (Biotechnology) hiện đại sau này, trên mảnh đất Nha Trang – Khánh Hòa.
    Công nghệ sinh học là ngành khoa học mũi nhọn hiện được cả thế giới quan tâm. Lý do của sự quan tâm này thật dễ hiểu. Công nghệ sinh hoïc với sự phát triển nhanh chóng không kém sự bùng nổ thông tin đang tạo ra 1 cuộc cách mạng sinh học không chỉ trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, mà còn thay đổi phương thức sản xuất trong các ngành y dược, vật liệu mới, năng luợng, khai khoáng và bảo vệ môi trường ( trích: Những kiến thức cơ bản về Công nghệ sinh học, NXBGD, Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Tiến Thắng, 2000.).
    Chúng ta đã thấy được sự nỗ lực hết mình của các nhà khoa hoïc, các bạn sinh viên, các nhà doanh nghiệp cho mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ trong ngành Công nghệ sinh học phục vụ cho các kĩnh vực nghiên cứu và sản xuất. Một ĐH Thủy Sản đã vươn tầm khu vực Asean, một Viện nghiên cứu Bông đã vươn tầm Châu lục và một Viện Vaccin đã đạt tầm thế giới. Tất cả như hối hả bước theo bước tiến như vũ bão của nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Trên bình diện chung của nền Công nghệ sinh học thế giới, chúng ta phải thừa nhận sự tụt hậu khá xa. Và chúng tôi nghĩ rằng, chỉ tự mình nắm lấy kiến thức, tự mình làm chủ công nghệ, từng bước một, chúng ta sẽ theo kịp các nền Công nghệ sinh học tiên tiến.
    Chuyến đi thực tập tại Nha Trang đã là 1 phần tất yếu mà một trong những mục tiêu nhằm cập nhật kiến thức về Công nghệ sinh học cho các thế hệ sinh viên khoa CNSH – những nhà khoa học tương lai của đất nước.
    Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình cả về chuyên môn và phong cách sống tập thể từ Thầy Phan Hữu Nghĩa, Thầy Nguyễn Văn Minh. Chúng tôi chân thành cám ơn sự truyền đạt những kiến thực rất bổ ích từ Thạc sỹ Đỗ Văn Ninh ( Khoa Chế Biến – ĐH Thủy Sản Nha Trang), tiến sĩ Lê Văn Bé (Viện Pasteur Nha Trang), Thầy Trần Trọng Thanh (xí nghiệp chế biến nước mắm), Cô Nguyễn Thị Minh Trí (Xí Nghiệp chế biến Thủy Sản xuất khẩu), Thầy Nguyễn Tấn Văn ( Vieän Nghiên cứu cây Bông và cây có sợi). Chúng tôi đặc biệt cám ơn tiến sĩ Trịnh Minh Hợp (Phòng thí nghiệm Công nghệ gen – Viện nghiên cứu cây Bông và cây có sợi) đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý giá.




    TỔNG QUAN VỀ NHA TRANG – KHÁNH HÒA

    I. Điều kiện tự nhiên
    Nha Trang, “Thành phố bên bờ biển xanh” là một trung tâm kinh tế, văn hoá, du lịch của tỉnh Khánh Hoà, ngoài ra nơi đây còn là trung tâm du lịch an dưỡng, nghỉ mát thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch và nghiên cứu.
    Nha Trang có vị trí rất thuận lợi về giao thông liên lạc, một đầu mối giao lưu lớn và trọng điểm của cả nước, với đầy đủ các yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hoà” đảm bảo xây dựng một nền kinh tế –văn hoá hoàn chỉnh.
    Trong Hồng Đức bản đồ thế kỉ XVII – thời các chúa Nguyễn, xuất xứ của danh từ Nha Trang có thể bắt nguồn từ tiếng Chàm “Ya Trang” là dòng sông lau, dòng sông chảy giữa hai bờ lau sậy. Trước kia đây là xứ Kanut-Hara của Chiêm Thành.
    Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà , tỉnh Khánh Hoà là tỉnh nằm ở phía đông của Việt Nam, là vùng duyên hải có nền ngư nghiệp phát triển gần như vào loại bậc nhất của nước ta.
    Khánh Hoà có diện tích : 5258Km[SUP]2[/SUP], với dân số lớn hơn 800.000 người(số liệu 1995). Sống ở tỉnh Khánh Hoà gồm nhiều dân tộc khác nhau : Kinh, Raglai, Eâđê, Giétiêng, Hoa, Chăm,Bana.
    Biển Nha Trang rất đẹp và đầy thơ mộng. Biển Nha Trang được thiên nhiên ưu đãi nhờ tác dụng hỗn hợp của dòng hải lưu. Độ dài bờ biển 358Km, là một trong những bờ biển quan trong nhất của Việt Nam. Dọc bờ biển có nhiền vũng, vịnh, bãi bồi, bãi cát mịn, thuận tiện lập cảng, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch. Tỉnh Khánh Hoà còn có rất nhiều đảo và bán đảo nằm rải rác khắp nơi. Đặc biệt Trường sa là quần đảo có vị trí rất quan trọng đối với lãnh thổ Việt Nam, nó có vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng và tiềm năng phát triển kinh tế biển lâu dài.
    Ngoài ra vùng này còn có các dãy núi có độ cao trên 1000m như: Dốc Mõ, Đại Đa Đa, Hòn Chảo, Hòn Chaùt . Ở những vùng quanh biển có những ngọn núi tương đối thấp, bao lấy bờ biển tạo thành những bãi tắm có phong cảnh tuyệt vời.
    Chính sức hấp dẫn của sinh thái biển Nha Trang mà ngành công nghịêp không khói đã phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên bên cạnh đó, các cơ quan nghiên cứu khoa học về những vấn đề liên quan đến Hải Dương Học cũng phát triển rất mạnh mẽ.
     Vị trí địa lý.
    Nha Trang cách thủ đô Hà Nội 1278 Km, cách thành phố Hồ Chí Minh 450 km, cách Đà Lạt 240km.
    Thành phố Nha Trang nằm gọn trong lòng một thung lũng sát bờ biển. Phía bắc và phía Nam được bao bọc bởi hai dãy núi cao, với những đỉnh núi đạt đến độ cao 700-900m. thành phố trải dọc theo bờ biển.
    Nằm ở vị trí 11[SUP]0[/SUP]42’50”-12[SUP]0[/SUP]52’15” độ vĩ bắc và 108[SUP]0[/SUP]40’33”-109[SUP]0[/SUP]27’55” độ kinh đông. Tỉnh Khánh Hoà là duyên hải miền trung, nằm cuối dãy Nam Trường Sơn, có địa hình chủ yếu là núi và bán sơn địa. Diện tích núi đồi chiếm 90% diện tích tự nhiên, còn lại là những dãy đồng bằng nhỏ hẹp, độ nghiêng từ Tây sang Đông.
     Khí hậu thời tiết.

    Khánh Hoà là một tỉnh ven biển miền Trung, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng có khí hậu tương đối ôn hoà hơn do địa hình núi non và biển tạo nên. Khánh Hoà thường chỉ có hai mùa rõ rệt: một mùa khô kéo dài từ 1 đến tháng 9 và một mùa mưa ngắn từ tháng 10 đến tháng 12. mùa hè có gió mùa Tây Nam, mùa đông có gió mùa Đông Bắc.
    Nhiệt độ tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình hàng năm trên dưới 26[SUP]0[/SUP]C, mùa hạ 28,5[SUP]0[/SUP]C, mùa đông 24[SUP]0[/SUP]C.
    Khí hậu và thời tiết đã có tác động đáng kể đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
     Hệ động vật thực vật của Nha Trang.
    Tỉnh Khánh Hoà có diện tích rừng che phủ ¾ trên tổng diện tích. Do điều kiện của Khánh Hoà thích hợp với nhiều loài thực vật từ nhiệt đới ẩm, á nhiệt đới và cả ôn đới núi cao nên nơi đây có nhiều loại cây quí hiếm như: mun, cẩm lai, giáng hương, tiêu, sao. Hoàng đàn, bằng lăsng, cẩm xe .
    Hệ động vật của Nha Trang rất phong phú và đa dạng, nơi đây dược mệnh danh là “rừng trầm biển yến”, đặc biệt là các loại sinh vật biển. Đây cũng là nguồn hải sản được xuất khẩu đi lớn nhất nước ta.
     Thổ nhưỡng.
    - Vùng đồng bằng: diện tích 400km[SUP]2[/SUP], trong đó diện tích trồng lúa nước chiếm hơn 35000ha, tập trung ở hai đồng bằng chính là: Nha Trang-Diên Khánh và đồng bằng Ninh Hoà. Ngoài ra còn có hai dãy đồng bằng hẹp là Cam Ranh và Vạn Ninh.
    Do đa số đất phù sa bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, nên rất ít đất phù sa dùng cho việc trồng trọt mà chủ yếu là dùng để phát triển nghề cá.
    Núi ở Khánh Hoà chiếm 90% diện tích và đỉnh có các đỉnh núi cao chiếm đa số(đều trên 1000m). Có những ngọn núi cao hơn 1000mthuộc hệ thống núi Trường Sơn. Núi ở khánh hoà đa số là núi đá.
    Sông ngòi ở Khánh Hoaø không lớn nhưng mật độ khá dầy. Toàn tỉnh có hơn 40 con sông có độ dài từ 10km trở lên. Ngoài ra, khánh hoà còn có nhiều đầm, hồ nhỏ, phần lớn do sông ngòi tạo nên và các hồ nhân tạo. Đáng chú ý nhất là hồ Đá Bàn, Ba Hồ(Ninh Hòa), hồ Hoa Sơn, Đồng Điền (Vạn Ninh) .
    II.Điều kiện kinh tế xã hội
     Phát triển kinh tế.
    - Về kinh tế: Khánh Hoà tận dụng ưu thế có nguồn thuỷ hải sản và thiên nhiên ưu đãi để khai thác sao cho có lợi nhất những tiềm năng và thế mạnh của mình: đó là nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và khia thác du lịch. Hiện nay GDP bình quân đầu người là 3,4 triệu đồng/năm (tương đương 310USD), tổng thu cho ngân sách bình quân tăng 48,7%/naêm.
    Trong những năm vừa qua, Khánh Hoà đã đầu tư 1400 tỷ đồng để xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và một số công trình khai thác trọng điểm. Đời sông nhân dân được ổn định và cải thiện rõ rệt.
    Hướng mời gọi đầu tư vẫn theo những mũi nhọn trong thời gian tới là : du lịch và dịch vụ, nuôi trồng và chế biến nông lâm hải sản. Một số tiềm năng của tỉnh hiện nay đang được chú ý đến, cụ thể là hợp tác nuôi ngọc trai cao sản ở Đầm Vịnh, xây cảng lớn nước sâu phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu biển, trồng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tận dụng phế liệu nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, khai khoáng, liên doanh lắp ráp địên-điện tử và sản xuất hàng gia dụng.
     Dân cư Nha Trang-Khánh Hoà:
    Tỉnh Khánh Hoà, ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có các dân tộc thiểu số khác như: Eâđê, Raglai, Giêtiêng, chăm, Hoa . Mỗi một dân tộc có một ngôn ngữ riêng, khu vực cư trú riêng, phong tục tập quán và nền văn hoá sinh hoạt mang đậm bản sắc riêng của dân tộc họ.
     Dân tộc Kinh: có khoảng trên 850000 người, chiếm 95,53% dân số(số liêu 1995). Họ cư trú ở miền phía đông cuối dãy Trường Sơn và rải rác ở các huyện.
    - Người Eâđê: có khoảng 2300người. Là dân tộc định cư ở Khánh Hoà chưa lâu, ở nhà sàn, cửa ra đầu hồi, cửa chính ở hướng bắc. Người Eâđê theo chế độ mẫu hệ, làm rẫy, trồng lúa nước theo kiểu cổ truyền, nét đặc trưng của người Eâđê là kho tàng văn hoá phong phú với nhiều kiểu lễ nghi và nhạc khí độc đáo.
    - Người Giêtiêng: có khoảng 2866 người. Là một bộ phận của người K’ho ở Lâm Đồng thuộc ngữ hệ Môn Khơme, sống chủ yếu ở Khánh Vĩnh.
    - Người chăm: có khoảng 170 người. Sống ở tỉnh Khánh Hoà từ lâu đời, thuộc ngữ hệ Malaysia-polyresich.
    - Người Hoa: có khoảng 5169 người, sống ở Khánh Hoà từ đầu thế kỉ 19, qua nhiều lần di cưnhưng vẫn giữ được truyền thống sinh hoạt với những nét riêng của từng địa phương quê hương cũ.
     Lễ hội dân tộc.
    Nét đặc sắc của văn hoá dân gian ở Khánh Hoà là có nhiều lễ hội mang tính tôn giáo độc đáo:
     Lễ hội tháp bà.
    Thường tổ chức vào ngày 20-23/03 âm lịch tại khu di tích tháp Ponaga- thành phố Nha Trang. Đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực để tưởng niệm mẹ sứ sở.
    Nghi lễ có 2 phần chính: Lễ thay y (ngày 20/03): tháo bỏ xiêm y, mũ miện cũ, tắm rửa tượng nữ thần bằng nước lá thơm và thay xiêm y, mũ miện mới. Lễ cầu cúng (ngày 23/03) được tiến hành rất tôn nghiêm ca ngợi công đức bà Mẹ Xứ Sở và cầu cho nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Sau phần lễ là phần hội. Phần hội chủ yếu là múa bóng, múa dâng bông, và hát bội diễn tuồng cổ trước ngôi đền chính.
     Lễ Hôị Am Chúa:
    Tổ chức ngày 22/04 âm lịch để tưởng niệm nữ thần Thiên Y A Na được nhân dân trong vùng tôn là Bà Chúa.
    Lễ hội gồm hai phần: sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền là điệu múa dâng bông, vãn Bà, các điệu múa gắn liền với truyền thuyết và sự tích Thiên Y A Na.
     Lễ hội cá voi:
    Lễ hội này gắn liền với truyền thuyết cá voi đã cứu vua Gia Long trên biển.
    Danh lam thắng cảnh:
    - Hòn Chồng:
    Khu vực Hòn Chồng là một quần thể những khối đá lớn, nhỏ nhiều tầng, nhiều lớp với những hình thù kì dị xếp chồng lên nhau chạy từ bờ cao xuống bờ biển. Truyền thuyết kể rằng khi xưa có một người khổng lồ đến xứ này ngoạn cảnh, gặp tiên nữ đang tắm, ông dừng lại say xưa ngắm, vô tình trượt chân ngã, ông vội bám tay vào núi, mạnh đến nỗi cả sườn núi sụp đổ, đá văng xuống hằn vết tay ông. Dấu chân trượt ngã cùng với đủ năm ngón lún vào đá thí còn để lại dấu tích ở suối tiên.
    - Hồ Cá Trí Nguyên:
    Nằm trên đảo Bồng Nguyên, còn gọi là hòn Miễu, cách cảng Cầu Đá chưa đầy nửa giờ thuyền máy. Hồ được xây dựng năm 1971, hồ là một vùng trên biển bằng hệ thống kè đá, với hàng trăm loại sinh vật biển quý hiếm và đẹp mắt được nuôi thả ở đây. Hồ cá Trí Nguyên như một bảo tàng sống về biển.
    - Bãi Trũ:
    Nằm trên đảo Hòn Tre, ngay trước mặt thành phố Nha Trang. Từ trong đất liền nhìn ra thấy núi Hòn Tre, đứng sừng sững như hình con cá sấu khổng lồ bò xuống biển, ít ai có thể hình dung nơi đây lại có thể có một bãi tắm tuyệt đẹp, tinh khiết và nên thơ như thế. Đó là một bãi tắm tự nhiên lý tưởng, có thể làm hài lòng những người khó tính nhất, mọi người sẽ phải ngạc nhiện trước độ tinh khiết của nước biển, bờ cát và môi trường xung quanh.
    Cát ở đây trắng và mịn lạ lùng, dưới làn nước trong xanh có thể nhìn thấu đến tận đáy, bờ cát thoai thoải dần khi ra xa.
     Di tích lịch sử văn hoá:
    - Đàn đá Khánh Sơn:
    Khánh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hoà, từ lâu từng được biết đến như một vùng đất của cổ tích, huyền thoại, với nhiều chiến công hiển hách qua ha cuốc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tưø năm 1979, ở Khánh Sơn đã phát hiện ra những bộ đàn đá, một loại nhạc cụ vào loại cổ xưa nhất của loài người. Tại đây người ta còn phát hiện ra dấu tích của việc chế tác ra đàn đá chứng tỏ dân tộc Rắclây là chủ nhân thực sự của những bộ đàn đá này.
    - Tháp Bà (Tháp Ponagar):
    Là di tích lịch sử, công trình tiêu biểu của nghệ thuật kiên trúc và điêu khắc dân tộc Chăm. Tháp Ponagar thường được dùng như tên chung của khu di tích, thực ra đó là ngọn tháp cao nhất trong bốn ngọn tháp của khu di tích.
    Tháp bà được xây dựng bởi vua Chămpa là Harivácman năm 813-817 và được tu bổ nhiều lần từ thế kỉ 7- thế kỉ 12. Khu di tích được xây dựng trên hai mặt bằng. Maët bằng thứ nhất lát gạch, có 14 trụ và các bậc liên tiếp. Trên mặt bằng thứ hai có một cụm gồm bốn tháp bố trí hình thước thợ.
    Cả bốn tháp được xây dựng theo kiểu tháp người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh. Trên thân tháp có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung , trong đó có hình Ponagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử tháp chính thờ thần Ponagar, vợc của thần Siva tượng trưng cho sắc đẹp, ca vũ và sáng tạo nên cung điện, lúa ngô và các loại gỗ quý. Tượng nữ thần cao khoảng 2,6m bằng đá hoa cương màu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá đề. Đó là kiệt tác về điêu khắc Chămpa., là sự kết hợp hài hoà giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng.
    - Thành cổ Diên Khánh:thành cổ diên khánh là một quần thể kiến trúc quân sự, là một hình mẫu thành quân sự phổ biến nhất vào thế kỷ 17,18 ở Tây Aâu. Thành do nhà Nguuyễn xây dựng.
    - Chùa Long Sơn:
    Chùa nằm ngay dưới chân hòn Trại Thuỷ. Chùa có pho tượng Kim Thân Phật Tổ rất lớn ngự trị trên đỉnh núi. Chùa được khởi công xây dựng vào thế kỷ 19 và được xây dựng mới vào năm 1940.


    ĐẠI HỌC THỦY SẢN NHA TRANG


    1. Giới Thiệu.
    - Đại học Thuỷ Sản là trường đại học đầu ngành về nhiệm vụ đào tạo, bồi dươõng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế có trình độ đại học và sau đại học phục vụ ngành thuỷ sản và một số lĩnh vực kinh tế khác cho cả nước.
    - Tiền thân của trường ĐH Thủy Sản là khoaThủy Sản – Học Viện Nông Lâm, thành lập ngày 02/10/1959,. Năm 1966, theo quyết định của Nhà nước, Khoa được tách khỏi Học Viện, trở thành trường Đại Học và được chuyển vào Nha Trang năm 1976.
    - Ngoài cơ sở chính tại Nha Trang, trường ĐH Thuûy Sản Nha Trang còn đặt cơ sở II tại Tp. HCM nhằm đào tạo, phục vụ nhu cầu phục vụ nhân lực cho các tỉnh miền Nam. Mặt khác, Trường đả liên kết đào tạo với nhiều trường, viện và nhiều địa phương trong và ngoài nước. Hiện nay, năm 2004, trường có khoảng 8000 Sinh viên chính quy và hơn 7000 sinh viên phi chính quy đang theo học. Từ năm 1999 đến nay, theo xu hướng phát triển trên thế giới và để thích ứng nhu cầu kịp với sự phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá, từ chỗ có 5 ngành truyền thống phục vụ ngành thủy sản, đến nay, sau hơn 10 năm đổi mới, đã có 12 ngành với 4 cấp đào tạo là trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Theo BGH Nhà trường, đến năm 2005, theo chủ trương, sẽ mở thêm 3 – 5 ngành mới. Với quy mô đào tạo như vậy, mỗi năm, Trường chiêu sinh khoảng 1700 sinh viên hệ chính quy đại học, 500 cao đảng, trung cấp và đào tạo liên thông. Từ năm 1900 đến nay, một mặt trường đã tiến hành đào tạo bậc thạc sỹ và tiến sĩ; mặt khác, trường còn đào tạo cán bộ công nghệ cho các địa phương, chủ yếu là nuôi trồng và chế biến đông lạnh thủy sản.
    - Khuôn viên chính của đại học Thủy Sản Nha Trang rộng khoảng 20 ha, nằm trên 1 quả đồi có 2 mặt giáp biển, phía bắc thành phố Nha Trang và cách trung tâm thành phố khoảng 3 km. Trường ĐH Thủy Sản có 6 khu giảng đường dùng cho giảng dạy và nghiên cứu. Thư viện trường có 200.000 đầu sách và hàng trăm loại tạp chí với nhiều thứ tiếng khác nhau. Các phòng thí nghiệm của trương những năm gần đây được trang bị nhiều máy móc – thiết bị hiện đại. Ký túc xá sinh viên gồm 4 dãy đủ đáp ứng nhu cầu ở cho 4000 sinh viên, ngoài ra còn có ký túc xá cho học viên sau đại học được xây dựng hiện đại, yên tĩnh cho 75 cao học, nghiên cứ u sinh và các chuyên gia nước ngoài đến nghiên cứu, công tác tại trường.
    - Trường đào tạo 24 ngành nghề với đội ngũ 350 giảng viên, 120 cán bộ quản lý hành chính và đào tạo, trong đó có tới 50% lượng giáo viên trẻ và hàng năm còn tiếp nhận 20 – 30 giáo viên trẻ từ các trường. Nhiều cán bộ giảng dạy của trường được gởi đi tu nghiệp nước ngoài, được cập nhật các kiến thức mới về khoa học kỹ thuật tiến tiến, góp phần nâng cao hiệu qủa giảng dạy và nghiên cứu.
    2. Các khoa đào tạo của trường liên quan đến lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học.
    2.1 Khoa Chế Biến Thủy Sản(CBTS). Có 2 ngành đào tạo là “ công nghệ chế biến” và “công nghệ thực phẩm”
    - Khoa CBTS là 1 trong những khoa có bề dày truyền thống của trường. Trong suốt 40 năm qua, Khoa đảm nhiệm giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực chế biến các mặt hàng thực phẩm như thịt, cá, tôm ở dạng đóng hộp, đông lạnh, hay bảo quản khô nhờ, lần lượt, kỹ thuật lạnh, máy móc thiết bị lạnh và xây dựng trạm lạnh. Riêng ngành “Công nghệ thực phẩm” mới được mở từ năm 1997 xong đã nhanh chóng được củng cố, phụ trách tốt được công tác giảng dạy các môn chế biến mía, đường, sữa, chè, cà phê và các sản phẩm lên men như bia, rượu. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm, khoa chế biến thủy sản đã đạt được những thành tích cao và được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ năm 1997 (riêng bộ môn Công nghệ chế biến được tặng huân chương lao động hạng ba năm1998). Với hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại như hệ thống sản xuất đồ hộp thực phẩm, hệ thống đóng gói hút chân không, dây chuyền sản xuất surimi, các thiết bị phân tích đạm cao cấp Như vậy việc nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo của khoa chế biến là rất khả thi qua việc gắn liền giảng dạy lý thuyết với thực hành tại phòng thí nghiệm. Từ năm 2002 khoa mở thêm ngaønh Công nghệ sinh học – Thủy Sản, hường tương lai mở rộng ngành Công nghệ môi trường, phát triển bảo quản và chế biến thủy sản. Hiện nay khao chế biến có khoảng trên 3000 sinh viên đang theo học.
    2.2 Nghiên cứu khoa học công nghệ.
    2.2.1 Nhiệm vụ.
     
Đang tải...