Luận Văn Xây dựng hệ thống quản lý sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất là tư liệu sản xuất vừa là nguyên liệu sản xuất trong các nghành nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp. Vai trò của đất đối với đời sống thật to lớn và đa dạng. Đối với đời sống đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình văn hoá, là nơi phân bố các nghành kinh tế quốc dân, các khu dân cư
    Dưới góc độ chính trị pháp lý, đất đai là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Rõ ràng đất đai có vai trò hết sức quan trọng, là tư liệu sản xuất chính, là điều kiện lao động, là bộ phận lãnh thổ quốc gia. Giữ vai trò quan trọng nhưng đất đai chỉ có thể phát huy vai trò vốn có của nó dưới sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai không phát huy được khả năng sinh lợi nếu con người tác động vào nó thiếu tích cực. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa do chạy theo lợi nhuận trong sử dụng làm cho đất bị kiệt quệ. Chỉ có dưới chế độ xã hội chủ nghĩa mới đảm bảo được các điều kiện làm cho đất đai ngày cáng phát huy vai trò to lớn của nó. ở nước ta việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phải đảm bảo phục vụ lợi ích của toàn dân. Vì thế, việc quản lý và sử dụng đất là nhiệm vụ của toàn xã hội, trước hết là nhiệm vụ của Nhà nước. Chỉ có nhà nước mới có đủ điều kiện và khả năng để quản lý thống nhất đất đai. Ngày nay đất có vai trò là động lực phát tiển kinh tế và mang lại hiệu quả cho người sử dụng bước vào nền kinh tế thị trường quyền sử hữu đất là thứ hàng hoá đặc biệt mang lại lợi nhuận lớn. Chính vì mạng lại lợi nhuận lớn đã dẫn tới tham nhũng, lãng phí trong quản lý cũng như sử dụng đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế cũng như công bằng xã hội.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam của Ts Nguyễn Đình Bồng.
    - Chính sách pháp luật đất đai ở Việt Nam của GS, TsKh Đặng Hùng Võ





    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    a, Phạm vi
    Phòng chống, tham nhũng lãng phí tài nguyên đất là đối tượng nghiên cứu chủ yếu song vấn đề này có liên quan tới tình hình thực hiện chính sách pháp luật đất đai trong thời gian qua cũng như hậu quả của việc tham nhũng, lãng phí đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
    b, Đối tượng
    - tình hình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai trong thời gian qua ở Việt Nam
    - Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng, lãng phí đất đai.
    - Hậu quả của việc tham nhũng, lãng phí đất đai.
    4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    a, Mục đích
    - Tìm hiểu những vấn đề liên quan tới quản lý và sử dụng đất đai
    - Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng lãng phí đất đai
    - Đánh giá hậu quả của việc tham nhũng, lãng phí đất đai
    - Mong muốn đóng góp một số ý kiến cho công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đất.
    - Tìm hiểu những vấn đề liên quan tới Luật đất đai
    b, Nhiệm vụ
    - Tìm hiểu những vấn đề liên quan tới quản lý và sử dụng đất đai
    - Chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng, lãng phí đất đai
    - Đánh giá hậu quả của việc tham nhũng, lãng phí đất đai.
    - Đưa ra một số giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí đất
    5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta.
    Các phương pháp được sử dụng là: phân tích tổng hợp , phương pháp thống kê. Trong đó phương pháp phân tích là chỉ đạo cho phép nhìn nhận vấn đề sâu hơn.


    6. ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Những vấn đề phân tích trong bài sẽ góp phần củng và xây dựng hệ thống quản lý sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay. Góp thêm tư liệu cho việc giảng dạy và nghiên cứu luật đất đai. Đồng thời củng cố thêm hiểu biết về thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta. Đóng góp một số ý kiến vào công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí tài nguyên đất ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...