Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống quản lý học tập dựa trên phương pháp học tập đảo ngược

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/6/17.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Với sự phát triển từng ngày của khoa học công nghệ và xã hội, những kiến thức sinh viên tiếp thu từ khi bước vào trường đến khi ra trường đã có thể trở nên lạc hậu. Chính vì vậy việc đáp ứng nhu cầu học tập để người học có khả năng tự học, tự nghiên cứu hiện nay đang được nhiều trường quan tâm.
    Trên thực tế ở các trường đại học hiện nay, sinh viên vẫn rất thụ động trong việc tiếp thu và tích lũy kiến thức mà luôn phụ thuộc, dựa dẫm vào nội dung bài giảng của giảng viên. Sinh viên thường ít đọc trước bài ở nhà, việc tham gia thảo luận trên lớp còn hạn chế. Học đại học là tự nghiên cứu, tự học, nhưng nhiều sinh viên không làm chủ được vấn đề này. Khi làm thực hành thì sinh viên vẫn chỉ dừng lại ở việc bắt chước và áp dụng một cách máy móc, kỹ năng giải quyết một vấn đề mới rất lúng túng và có thể không làm được do lý thuyết không lắm vững, còn khi học lý thuyết sinh viên luôn thấy khó khăn, dễ nản. Ngoài ra thói quen ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu, ngại đưa ra những quan điểm cá nhân của mình khi tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. Nguyên nhân một phần do giảng viên có thể chưa có phương pháp tổ chức lớp học phù hợp, hoặc tổ chức thảo luận để lôi cuốn sinh viên, một phần do tính ỉ lại, lười vận động và suy nghĩ của sinh viên. Do đó những buổi học trên lớp thường diễn ra tẻ nhạt, thiếu sôi động. Gần đây các nhà giáo dục trên thế giới đã xây dựng một phương pháp học tập mới được gọi tên là học tập đảo ngược (flipped learning) giúp người học tăng tính tự chủ và kỹ năng tự học tốt hơn. Học tập đảo ngược là nơi có sự kết hợp giữa các giờ lên lớp bình thường với việc sử dụng các công cụ máy tính để hỗ trợ quá trình học. Để áp dụng thành công phương pháp này, đòi hỏi cả người dạy và người học đều thay đổi thói quen dạy-học của mình, ngoài ra cần phải có một hệ thống để hỗ trợ quá trình học tập.
    Đề tài này nằm trong hướng phân tích thiết kế và xây dựng hệ thống học tập để hỗ trợ người học cũng như giáo viên trong việc dạy và học.
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc vận dụng quan điểm về dạy học như học thuyết kiến tạo, thuyết vi hành, học sáng tạo, học phân hóa, Mooc và phương pháp giảng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, học qua giải quyết vấn đề, học qua các dự án, học tập đảo ngược. Cụ thể đề tài tập trung phân tích hệ thống học tập dựa theo phương pháp hỗ trợ học tập đảo ngược, áp dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập cho cả người học và người dạy.
    Nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương và phần kết luận.
    Chương 1 giới thiệu thuyết kiến tạo và phương pháp học tập đảo ngược. Trong chương này trình bày cơ sở khoa học nghiên cứu của đề tài dựa trên thuyết kiến tạo và mô hình học tập đảo ngược.
    Chương 2phân tích thiết kế hệ thống. Qua khảo sát một số hệ thống học tập hiện nay và dựa trên những ưu điểm của các hệ thống hiện tại, chương này trình bày phần phân tích thiết kế hệ thống hỗ trợ học tập phù hợp cho môi trường học tập khi áp dụng phương pháp học tập đảo ngược. Hệ thống này cần có những yêu cầu cơ bản hỗ trợ học cho người học như xem tài liệu học, đánh giá qua quiz, điểm bài học, phản hồi của giáo viên, thảo luận qua diễn đàn, thông báo khi có các thay đổi của hệ thống.
    Chương 3xây dựng hệ thống. Chương này trình bày về công nghệ sử dụng để xây dựng hệ thống và thực thi, cài đặt hệ thống.
    Cuối cùng, phần kết luận trình bày một số kết quả đạt được của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN 1
    MỤC LỤC 3
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG 5
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, KÝ HIỆU 6
    MỞ ĐẦU 7
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU THUYẾT KIẾN TẠO 9
    1.1 Lý thuyết kiến tạo (Constructivism) 9
    1.2 Bản chất của dạy học theo thuyết kiến tạo 9
    1.3 Mô hình học trải nghiệm của Kolb theo thuyết kiến tạo 10
    1.4 Học tập đảo ngược theo thuyết kiến tạo 11
    1.4.1 Sự ra đời của học tập đảo ngược 11
    1.4.2 Khái niệm về lớp học đảo ngược 13
    1.4.3 Cấu trúc chung về lớp hoc đảo ngược 14
    1.5 Học tập đảo ngược giúp cải tiến chất lượng giáo dục sau đại học 17
    1.6 Kết luận 20
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 22
    2.1 Bài toán 22
    2.2 Khảo sát một số hệ thống học tập 22
    2.3 Phân tích yêu cầu hệ thống 24
    2.3.1 Đối với người học 24
    2.3.2 Đối với giáo viên 25
    2.3.3 Đối với quản trị 25
    2.4 Sơ đồ tổng quan use-case 25
    2.4.1 Use-case Đăng nhập 27
    2.4.2 Use-case thêm bài học cho môn học 29
    2.4.3 Use-case thêm tài liệu học 32
    2.4.4 Use-case xem tài liệu học 35
    2.4.5 Use-case Xem tiến trình học tập 37
    2.4.6 Gửi phản hồi 40
    2.4.7 Use-case Tạo chủ đề thảo luận 43
    2.4.8 Use-case gửi bình luận theo chủ đề thảo luận 46
    2.4.9 Chấm điểm phần bài tập 49
    2.4.10 Use-case Cập nhập tài liệu học 50
    2.4.11 Use-case Đăng ký môn học 51
    2.4.12 Use-case Gửi bài tập ứng mỗi chủ đề 53
    2.4.13 Use-case Thông báo 55
    2.5 Sơ đồ lớp tổng quan hệ thống 57
    2.6 Thiết kế cơ sở dữ liệu 58
    2.6.1 Sơ đồ quan hệ thực thể 58
    2.6.2 Thiết kế chi tiết các bảng 59
    2.7 Kết luận 66
    CHƯƠNG III: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG 67
    3.1 Kiến trúc hệ thống 67
    3.2 Cài đặt 67
    3.3 Giao diện hệ thống 68
    3.3.1 Giao diện mẫu hệ thống với phân quyền giáo viên 68
    3.3.2 Giao diện mẫu hệ thống với phân quyền người học 72
    3.4 So sánh hiệu quả sử dụng với một số hệ thống phần mềm khác 74
    3.5 Kết luận 75
    KẾT LUẬN 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
     
Đang tải...