Đồ Án Xây dựng hệ thống Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận Bình Thạnh - Tp.HCM

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của cả nước. Với 24 quận, huyện, trên diện tích 2.985 km2 TP. Hồ Chí Minh hiện nay là một thành phố trẻ đầy năng động, thu hút vốn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước Bên cạnh những thành quả đạt được từ phát triển kinh tế, cũng cần nhìn nhận một cách thực tế là thành phố đang đứng trước mối nguy cơ rất lớn do sự suy giảm nhanh chóng chất lượng môi trường sống.

    Hiện nay, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đang là vấn đề nan giải đối với nhiều địa phương trong cả nước. Với khối lượng phát sinh lớn nhưng tỷ lệ thu gom còn hạn chế, chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi đổ rác, nước rò rỉ và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng chất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số, và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được.

    Giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến rác không thể chỉ bằng đầu tư thêm các phương tiện thu gom tốt hơn, trang bị trạm trung chuyển hiện đại, hoặc cách xây dựng thêm bãi chôn lấp mới Hay nói cách khác để có thể quản lý tốt chất thải rắn từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng, việc hoàn thiện (tối ưu hóa) từng khâu và toàn bộ hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn là rất cần thiết. Vì vậy đồ án quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và đồ án quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở quận Bình Thạnh là hết sức cần thiết.


    Chương 1

    TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THẠNH


    1.1 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC


    Việt nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa do quá trình đô thị hóa cũng diễn ra với tốc độ cao. Sự gia tăng đô thị quá nhanh đã đặt ra nhiều vấn đề hết sức bức xúc về “Rác”

    Quá trình công nghiệp hóa dẫn đến sự di trú của những người từ nông thôn ra thành thị tìm công ăn việc làm, tại đây xảy ra nhiều vấn đề và phát sinh từ tốc độ tăng dân số quá nhanh trong thành phố đã tạo ra sự quá tải của kiến trúc hạ tầng đô thị đặc biệt như vấn đề chất thải rắn sinh hoạt chưa được xử lý triệt để và gây ảnh hưởng đến môi trường.

    Chất thải rắn sinh hoạt là lượng chất thải bỏ từ hoạt động của các hộ gia đình, khu thương mại, khu công cộng, công sở, khu xây dựng, công nghiệp, Lượng chất thải rắn sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, điều kiện kinh tế khu vực.

    Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là một trong các nhiệm vụ cơ bản trong công tác bảo vệ môi trường.

    Vì vậy nhiệm vụ của đồ án này là tính toán lượng rác thải phát sinh cần xử lý, lựa chọn các phương án thu gom và vận chuyển phù hợp để đưa ra phương án có hiệu quả nhất và tính toán thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

    1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN

    - Thu thập số liệu và bản đồ quy hoạch quận Bình Thạnh.
    - Khảo sát điều kiện tự nhiên và địa hình của quận để vạch tuyến thu gom.
    - Tính toán dân số dự kiến tương lai đến năm 2020.
    - Tính toán lượng rác phát sinh của khu vực.
    - Xác định thành phần rác thải.
    - Lựa chọn phương án thu gom và vận chuyển rác thải.
    - Vạch tuyến thu gom rác thải.
    - Thiết kế bãi chôn lấp.
    - Trình bày nội dung trong bài báo cáo và thể hiện phương án vạch tuyến trên bản vẽ.

    Đồ án này được thực hiện để đưa ra phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho quận Bình Thạnh,một vấn đề đang gây bức xúc không chỉ riêng ở Bình Thạnh mà ở cả thành phố Hồ Chí Minh.
    Cần phải đưa ra được một phương án quản lý hiệu quả chất thải rắn từ nguồn phát sinh tới nơi xử lý cuối cùng.


    1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

    1.3.1 Vị Trí Địa Lý

    - Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc nội thành của Thành Phố Hồ Chí Minh ngay cửa đi vào nội thành.
    - Phía Đông Bắc: giáp với Quận 2 và Thủ Đức và được bao quanh bởi sông Sài Gòn.
    - Phía Nam: Quận Bình Thạnh cách Quận 1 bởi con rạch Thị Nghè.
    - Phía Tây – Tây Bắc: giáp với quận Gò Vấp và Phú Nhuận.
    - Quận Bình Thạnh được xem là nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh .

    1.3.2 Diện Tích Tự Nhiên - Dân Số

    Quận Bình Thạnh có diện tích là 2050 ha, chiếm 1% diện tích đất đai Thành Phố; 14,68% diện tích đất đai nội thành. Toàn Quận có 20 phường lớn nhỏ không đều nhau, lớn nhất là phường 28, nhỏ nh?t là phường 1, điều này gây khó khăn cho việc quản lý hành chánh và bố trí các công trình công cộng.
    Tổng dân số là 363554 người trong đó nữ chiếm 52,6%.

    1.3.3 Khí Hậu

    Nằm trong khu vực TP Hồ Chí Minh nên quận Bình Thạnh có những nét đặc trưng của Thành Phố, nhưng vì là vùng ven nội có sông Sài Gòn bao quanh ẵ chu vi Quận và 326,89 ha có hồ, kênh rạch; 527,45 ha đất Nông Nghiệp nên khí hậu khu vực tương đối dễ chịu.

    Có 2 mùa rõ rệt:
    - Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau;
    - Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

    1.3.4 Nhiệt Độ

    - Nhiệt độ trung bình từ 27,60C thay đổi từ 14,70C đến 400C.
    - Tháng nóng nhất là tháng 5: 30,70C.
    - Tháng thấp nhất là tháng 1: 26,30C.
    - Nhiệt độ không khí trung bình năm ở nội thành Tp.HCM cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam là 1,0 đến 1,50C.

    1.3.5 Lượng Mưa

    Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Mưa tập trung vào tháng 6, tháng 8, tháng 11. Lượng mưa cao nhất lên tới 466,6mm(vào tháng 6).
    Độ ẩm trung bình 76%

    1.3.6 Địa Hình

    Cao độ trung bình 7 m và nơi cao nhất là 8m.


    1.3.7 Thổ Nhưỡng - Địa Chất Công Trình

    - Khu gần bờ sông và vùng đất thấp địa chất chủ yếu là phù sa, cát sỏi trên có phủ một lớp cát
    đen.
    - Thổ nhưỡng: đất phù sa và phù sa phèn có thêm chua mặn ở các phường 22,25,26,27.

    1.3.8 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai

    - Hiện trạng sử dụng đất đai quận Bình Thạnh: quận Bình Thạnh là một quận với tổng diện tích là 2076 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 20%.

    1.3.9 Hiện Trạng Các Công Trình Hạ Tầng Và Xã Hội

    -Toàn quận có khoảng 4,52 km2 cây xanh. Toàn quận gồm 6 trường học, 3 bệnh viện, 3 khách sạn, 2 xí nghiệp, 5 chợ và 2 sân vận động tất cả được phân bố cho mỗi khu vực, trong đó:

    ã Diện tích Trường học : 0,13 km2
    ã Diện tích Bệnh viện : 1,05 km2
    ã Diện tích Khách sạn : 0,07 km2
    ã Diện tích Xí nghiệp : 1,75 km2
    ã Diện tích Sân vận động : 0,15 km2

    1.4 ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI

    - Mật độ dân số: dân cư phân bố trên toàn bộ lãnh thổ không cân đối.
    ã Đa số dân cư sống trong các phường: P.1, P.2, P.3, P.17, P.19, P.21, tập trung ở các khu công nghiệp lớn như Bà Chiểu, Thị Nghè. Tình trạng đó tạo nên các khu nhà ổ chuột, những sàn nhà chen chúc nhau trên đầm lầy, kênh rạch thiếu điều kiện vệ sinh tối thiểu.
    ã Trong khi đó các phường Nông Nghiệp như P.28, P.25, P.13, P.12 mật độ dân số thấp.

    - Giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
    ã Xây dựng mới: hai trường PTTH (Phường13, 28); một trường dạy nghề (Phường 28); hai trường PTCS (Phường 15, 26, 28); năm trường tiểu học (Phường 2, 7, 12, 13, 26); hai trường mầm non, mẫu giáo (Phường 1, 17).
    ã Xây dựng mới Trung tâm Y tế quận, các Trạm Y tế các Phường 1, 2, 12, 15.
    ã Cải tạo Trung tâm Văn hoá quận, Nhà Văn hoá Thanh Đa, xây dựng khu.
    ã Sinh hoạt văn hoá thanh thiếu niên quận tại Phường 12 rộng 12 ha.
    ã Xây dựng mới khu liên hiệp thể thao tại Phường 26 rộng 4 ha, cải tạo nâng cấp Trung tâm Thể thao quận đạt tiêu chuẩn cấp TP.

    1.5. TÌNH HÌNH CHẤT THẢI RẮN CỦA QUẬN

    Hiện nay tình hình chất thải rắn đang là vấn đề nổi cộm không chỉ ở quận Bình Thạnh mà còn ở cả TP Hồ Chí Minh Vấn đề rác thải không biết khi nào mới giải quyết được hoàn toàn để đem lại môi trường trong sạch, lành mạnh cho mọi người.



    1.6. CẤU TRÚC BÁO CÁO

    Lời Mở Đầu

    Chương 1: Tổng Quan Về Quận Bình Thạnh.

    1.1 Nhiệm vụ đồ án môn học.
    1.2 Nội dung thực hiện.
    1.3 Điều kiện tự nhiên.
    1.4 Điều kiện xã hội.
    1.5 Tình hình chất thải rắn của quận.
    1.6 Cấu trúc báo cáo.

    Chương 2: Lựa Chọn Phương Án.

    Phương án 1: Không phân loại rác tại nguồn, không sử dụng trạm trung chuyển.
    Phương án 2: Không phân loại rác tại nguồn, sử dụng trạm trung chuyển.
    Phương án 3: Phân loại rác tại nguồn và sử dụng trạm trung chuyển.
    Chương 3: Nguồn Phát Sinh – Khối Lượng, Thành Phần CTR Quận Bình Thạnh.

    3.1 Nguồn phát sinh CTRSH.
    3.2 Dự đoán dân số.
    3.3 Dự đoán khối lượng CTR.
    3.4 Thành phần chất thải rắn.

    Chương 4: Thiết Kế Phương Án Quản Lý Tại Nguồn

    4.1 Phương án thực hiện
    4.2 Phân loại chất thải rắn (ctr) tại nguồn
    4.2.1 Khái niệm
    4.2.2 Mục đích và lợi ích của phân loại ctr tại nguồn
    4.2.3 Đối với chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình
    4.2.4 Đối với chất thải rắn từ các nguồn khác

    4.3 Cách lưu trữ chất thải rắn tại nguồn

    Chương 5: Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Thu Gom

    5.1 Tính toán hệ thống thu gom rác hộ gia đình
    5.1.1 Khu vực 1
    5.1.2 Khu vực 2
    5.2 Tính toán hệ thống thu gom rác từ các nguồn tập trung
    5.2.1 Rác đường xá
    5.2.2 Rác trường học
    5.2.3 Rác chợ
    5.2.4 Rác bệnh viện

    5.3 Vạch tuyến thu gom
    5.4 Tính toán hệ thống trung chuyển và trạm trung chuyển
    5.4.1 Cấu tạo và hoạt động của trạm trung chuyển
    5.4.2 Xác định số lượng xe trung chuyển
    5.4.3 Xác định số lượng xe vận chuyển cần đầu tư tại trạm trung chuyển


    Chương 6 : Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lấp

    6.1 Tính toán ô chôn lấp
    6.1.1 Thông số thiết kế
    6.1.2 Tính toán

    6.2 Tính toán lượng khí sinh ra
    6.2.1 Xác định biến thiên lượng khí sinh ra từ lượng rác phân huỷ sinh học nhanh
    6.2.2 Xác định biến thiên lượng khí sinh ra từ lượng rác phân huỷ sinh học chậm

    6.3 Tính toán lượng nước rò rỉ

    Chương 7: Tính Toán Kinh Tế

    Chương 8: Kết Luận – Kiến Nghị


    MỤC LỤC

    Lời mở đầu

    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẬN BÌNH THẠNH


    1.1 Nhiệm Vụ Đồ Án Môn Học 1.1
    1.2 Nội Dung Thực Hiện 1.1
    1.3 Điều Kiện Tự Nhiên 1.2
    1.3.1 Vị trí địa lý 1.2
    1.3.2 Diện tích tự nhiên, dân số 1.2
    1.3.3 Khí hậu 1.2
    1.3.4 Nhiệt độ 1.2
    1.3.5 Lượng mưa 1.2
    1.3.6 Địa hình 1.2
    1.3.7 Thổ nhưỡng – Địa chất công trình 1.3
    1.3.8 Hiện trạng sử dụng đất đai 1.3
    1.3.9 Hiện trạng các công trình hạ tầng xã hội 1.3

    1.4 Điều Kiện Xã Hội 1.3
    1.5 Tình Hìnhchất Thải Rắn Của Quận 1.3
    1.6 Cấu trúc báo cáo 1.4

    Chương 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

    Phương án 1: Không Phân Loại Rác Tại Nguồn, Không Sử Dụng Trạm Trung Chuyển. 2.1
    Phương án 2: Không Phân Loại Rác Tại Nguồn, Sử Dụng Trạm Trung Chuyển. 2.1
    Phương án 3: Phân Loại Rác Tại Nguồn Và Sử Dụng Trạm Trung Chuyển. 2.2

    Chương 3: NGUỒN PHÁT SINH – KHỐI LƯỢNG, THÀNH PHẦN CTR QUẬN BÌNH THẠNH.

    3.1 Nguồn phát sinh CTRSH. 3.1 3.2 Dự đoán dân số. 3.1
    3.3 Dự đoán khối lượng CTR. 3.2
    3.3.1 Ước Tính Khối Lượng Chất Thải Rắn (CTR) Từ Đường Xá 3.2
    3.3.2 Ước Tính Khối Lượng CTR Công Sở 3.2
    3.3.3 Ước Tính Khối Lượng CTR Từ Chợ 3.3
    3.3.4 Ước Tính Khối Lượng CTR Từ Hộ Gia Đình 3.3

    3.4 Thành phần chất thải rắn. 3.4
    Chương 4: THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ TẠI NGUỒN

    4.1 Phương Án Thực Hiện 4.1
    4.2 Phân Loại Chất Thải Rắn (CTR) Tại Nguồn 4.2
    4.2.1 Khái niệm 4.2
    4.2.2 Mục đích và lợi ích của phân loại ctr tại nguồn 4.2
    4.2.3 Đối với chất thải rắn phát sinh từ hộ gia đình 4.2
    4.2.4 Đối với chất thải rắn từ các nguồn khác 4.3
    4.3 Cách Lưu Trữ Chất Thải Rắn Tại Nguồn 4.4
    Chương 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THU GOM

    5.1 Tính Toán Hệ Thống Thu Gom Rác Hộ Gia Đình 5.1
    5.1.1 Khu vực 1 5.1
    5.1.2 Khu vực 2 5.3
    5.2 Tính Toán Hệ Thống Thu Gom Rác Từ Các Nguồn Tập Trung 5.7
    5.2.1 Rác đường xá 5.7
    5.2.2 Rác trường học 5.8
    5.2.3 Rác chợ 5.8
    5.2.4 Rác bệnh viện 5.8

    5.3 Vạch Tuyến Thu Gom 5.8
    5.4 Tính Toán Hệ Thống Trung Chuyển Và Trạm Trung Chuyển 5.8
    5.4.1 Cấu tạo và hoạt động của trạm trung chuyển 5.9
    5.4.2 Xác định số lượng xe trung chuyển 5.9
    5.4.3 Xác định số lượng xe vận chuyển cần đầu tư tại trạm trung chuyển 5.9

    Chương 6 : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN LẤP

    6.1 Tính Toán Ô Chôn Lấp 6.1
    6.1.1 Thông số thiết kế 6.1
    6.1.2 Tính toán 6.1

    6.2 Tính Toán Lượng Khí Sinh Ra 6.5
    6.2.1 Xác định biến thiên lượng khí sinh ra từ lượng rác phân huỷ sinh học nhanh 6.6
    6.2.2 Xác định biến thiên lượng khí sinh ra từ lượng rác phân huỷ sinh học chậm 6.7

    6.3 Tính Toán Lượng Nước Rò Rỉ 6.9

    Chương 7: TÍNH TOÁN KINH TẾ 7.1

    Chương 8: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 8.1

    Tài Liệu Tham Khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...