Luận Văn Xây dựng hệ thống quản lí học tập của SV Đại Học

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I : Bài Toán Quản Lý Học Tập Cho Sinh Viên Đại Học
    1. Tìm hiểu bài toán
    Mô hình bài toán quản lí học tập của SV Khoa CNTT trường ĐH Thái Nguyên
    1.1 .Yêu cầu thực tế
    Vấn đề quản lí học tập của SV đại học là một vấn đề quan trọng cả với nhà trường và với sinh viên,Việc quản lí giúp cho sv nắm bắt được kết quả học tập của mình từ đó có hướng phấn đâu. Còn đối với nhà trường việc quản lí học tập giúp kiểm soát được sinh viên, mức khen thưởng , quản lí được học tập của các sinh viên,hỗ trợ họ khi ra trường .
    Mô hình còn là cầu nói giữa gia đình và nhà trường giúp cho gia đình có thể quản lí được kết quả học tập của Sinh Viên
    1.2 . Yêu cầu của bài toán
    Bài toán phải xây dựng được phải thỏa mãn được các yêu cầu :
    +. Cập nhật
    +. Chỉnh sửa , xóa
    +. Tra cứu
    +. Thống kê & Tổng hợp
    1.3. Khảo sát hiện trạng
    Mỗi Sinh Viên khi nhập học vào trường đều phải tham dự một kì thi gọi là kỳ thi tuyển sinh đại học, khi thí sinh dự thi đạt đủ điểm vào trường thì nhà trường sẽ gửi cho một giấy gọi là giấy nhập học. Thí sinh mang giấy gọi nhập học cùng hồ sơ cá nhân gồm : giấy khai sinh, CMT ND ( bản photocoppy) , học bạ, giấy đăng kí nhập học điền đầy đủ các thông tin cá nhân: ngày sinh, quê quán, quá trình học tập, bằng tốt nghiệp cấp 3 .
    Sau khi nộp đủ giấy tờ và học phí 1 kì học và đăng kí ngành học thì SV sẽ đươc giáo viên phân về các lớp học theo các ngành học .Giáo viên phụ trách sẽ làm một bảng danh sách các sinh viên theo các lớp gồm họ tên, quên quán, ngày sinh để tiện quản lí và theo dõi.
    Trong suốt quá trình học tập ở nhà trường, SV sẽ phải tham dự các bài kiểm tra học phần, kì thi cuối kì, nếu không đủ điểm qua thì SV sẽ phải thi lại , nếu thi lại không qua thì phải học lại học phần đó. Cách thức tính điểm như sau :
    Điểm tổng kết chung của cả kì = điểm tổng kết môn *số học phần∕ ∑ số học phần
    Trong đó điểm tổng kết môn = điểm chuyên cần *30% + Điểm thi +70%
    Số học phần sẽ do nhà trường quy định
    Nếu điểm tổng kết môn của SV < 5.00 thì SV sẽ phải thi lại môn học đó.
    Đối với các khóa mới vào ( k7-k8) sẽ được đào tạo theo một hình thức mới là đào tạo theo tín chỉ.Về cách thức tính điểm sẽ như cũ như khi SV không đủ điểm qua thì sẽ phải học lại môn học đó.
    Các bài thi sẽ chấm theo thang điểm 10, có 2 hình thức thi : thi vấn đáp và thi viết.
    Thi vấn đáp: SV sẽ biết điểm ngay sau cuối buổi thi,hình thức thi sẽ là hỏi và đáp, SV hoàn thành bài kt cơ sở sau 40 phút sau đó sẽ được đối thoại với GV .
    Thi viết: SV thi theo phòng thi đã được bộ phận quản lí đánh số, mỗi SV có một SBD ( số báo danh) ,SBD này sẽ là mã số của SV trong suốt quá trình học tập tại nhà trường.
    Sau mỗi học kì, nhà trường sẽ tổng kết 1 bảng điểm và thông báo cho SV
    Xếp loại học tập cho SV:
    9.00 -> 10.00 Xếp loại xuất sắc
    8.00 -> 8.99 Xếp loại Giỏi
    7.00 -> 7.99 Xếp loại Khá
    6.50 -> 6.99 Xếp loại Trung bình Khá
    5.00 -> 5.99 Xếp loại Trung Bình
    < 5 Xếp loại yếu
    Nhà trường ( Bộ Phận Quản Lí ) : sau mỗi kì học có chức năng cập nhật điểm cho SV, in bảng điểm và thông báo tới từng SV sau mỗi kì học, tổ chức các kì thi, đánh số báo danh cho SV, chấm bài,lưu trữ bài thi và bảng điểm, xếp lịch và tổ chức thi lại và học lại cho SV .Sau 5 năm SV theo học cần tổ chức thi tốt nghiệp và cấp bằng cho SV.
    1.4. Nhận xét và phê phán hiện trạng
    Qua quá trình khảo sát hiện trạng, hệ thống quản lí học tập cho SV Đại Học tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng : tra cứu kết quả, tổng hợp, chỉnh sửa .
    Một số điều chưa hoàn chỉnh đó là :
     Sự nhập nhằng giữa các chức năng của phòng ban trong mô hình
     Sự chậm trễ của việc cập nhật dữ liệu
     Bộ máy hoạt động quan liêu, không đổi mới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...