Luận Văn Xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật SOL-GEL

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2012
    Xây dựng hệ thống phủ nhúng dùng trong kỹ thuật SOL-GEL




    LỜI MỞ ĐẦU
    Bài viết này trình bày cách xây dựng một hệ thống phủ nhúng và thử nghiệm
    hệ thống này trong việc phủ một màng TiO2 trên đế thủy tinh. Hệ thống này được
    xây dựng trên cơ sở một hệ trục vít giúp đế dịch chuyển tịnh tiến lên xuống với một
    tốc độ điều chỉnh được, cho phép thực hiện phủ nhiều loại màng trong học tập và
    nghiên cứu.
    Bên cạnh đó, hệ thống này được trang bị một hệ quay nghiêng giúp làm
    nghiêng đế trong quá trình phủ màng với một góc điều chỉnh được. Đây là một tính
    năng giúp tăng độ đồng đều trong quá trình phủ. Độ dày màng và sự đồng đều có
    thể được điều khiển bởi các thông số như: tốc độ nhúng, số lần nhúng và góc nhúng
    được kiểm soát bằng một phần mềm chạy trên máy vi tính.
    Sản phẩm của đề tài này là một hệ thống phủ nhúng đi kèm với một chương
    trình điều khiển có giao diện người dùng thân thiện. Chúng góp phần làm tăng số
    lượng máy phủ nhúng ở nước ta, cũng đồng nghĩa với tăng các đề tài, các công trình
    nghiên cứu trong lĩnh vực chế tạo các màng mỏng bằng phương pháp phủ nhúng,
    phục vụ trong nhiều lĩnh vực như: vật liệu học, công nghệ hóa học và vật lý quang
    học. Bên cạnh đó, sản phẩm còn phục vụ trực tiếp cho khoa công nghệ hóa học và
    thực phẩm trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường đại học Lạc Hồng.
    2
    CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN
    1.1. Phương pháp sol-gel
    [3]
    1.1.1. Giới thiệu
    Phương pháp sol-gel là một k ỹ thuật hóa học ướt để tổng hợp các vật liệu từ
    các phần tử huyề n phù dạng keo rắn (precursor) trong chất lỏng (sol), để hình thành
    một nguyên liệu (gel) lưỡng pha của bộ khung chất rắn chứa đầy dung môi.
    1.1.1.1. Lịch sử phát triển
    Vào khoảng giữa năm 1800, có những quan tâm về phương pháp sol-gel
    để tạo gốm sứ và kính, được bắt đầu với Ebelman và Graham khi nghiên cứu
    về gel Silic. Trong những năm từ 1950 đến 1960, Roy và các cộng tác đã sử
    dụng phương pháp sol-gel để tạo ra gốm sứ mới v ới thành phần là các đồng
    chất hóa học, bao gồm: Si, Al, Zr, . mà không sử dụng phương pháp gốm
    truyền thống. Bột, sợi, màng và thấu kính quang học thì được tạo bởi phương
    pháp sol-gel.
    1.1.1.2. Các khái niệm mở đầu
    Một hệ sol là m ột sự phân tán của các hạt rắn có kích thước khoảng từ
    1nm đến 1000nm trong một chất lỏng, trong đó:
     Chỉ có chuyển động Brown làm lơ lửng các hạt.
     Lực tương tác giữa các hạt là lực Val der Waals.
     Sol có thời gian bảo quản giới hạn vì các hạt sol hút nhau dẫn đến
    đông tụ các hạt keo.
    Một hệ gel là m ột trạng thái mà chất lỏng và rắn phân tán vào nhau,
    trong đó một m ạng lưới chất rắn chứa các thành phần chất lỏng.
    Precursor là những phần tử ban đầu để tạo những hạt keo (sol). Nó được
    tạo thành từ các thành tố kim loại hay á kim, được bao quanh bởi những ligand
    khác nhau. Các precursor có thể là chất vô cơ kim loại hay hữu cơ kim loại,
    với công thức chung là M(OR)x
    , với M là kim loại , R là nhóm alkyl có công
    thức là CnH2n+1
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...