Luận Văn Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho lụa Vạn Phúc

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho lụa Vạn Phúc



    Theo ông Nguyễn Ðăng Cường, phó tổng giám đốc công ty Á Châu cho biết: thì nhu cầu tiêu dùng loại vải lụa cao cấp, mang tính thiên nhiên trong người Việt đang tăng rất nhanh. Còn bà Trương Thị Mai, giám đốc sản xuất của lụa Toàn Thịnh cho biết: "Mức độ ưa chuộng và tiêu thụ vải tơ lụa của người Việt Nam tăng gấp đôi so với năm trước.” Việt Nam hiện nay đã sản xuất được khoảng 34 loại vải dệt từ sợi tơ tằm. Trong đó có những nét độc đáo như taffta Toàn Thịnh dệt thủ công làm cho mặt vải mềm, có độ bóng cao hơn taffta dệt bằng máy công suất nhanh; vải lụa dasmark không bóng, nhưng đảm bảo không bị nhăn và không cần ủi.


    Thị trường đã có và hứa hẹn khả năng tăng trưởng trên 30% mỗi năm. Cuộc chạy đua khẳng định thương hiệu của nhà sản xuất vải mới chỉ bắt đầu. Những “nhãn hiệu" tơ lụa Việt Nam nổi tiếng như Vạn Phúc, Hà Ðông, Bảo Lộc, Ðà Nẵng, Tân Châu vẫn sản xuất theo qui mô nhỏ của từng hộ gia đình trong khu vực. Mẫu đẹp, màu sắc cập nhật thời trang, chất lượng vải ngày càng tốt hơn . nhưng vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chất lượng không đồng đều giữa các lô hàng khác nhau của một cơ sở hay giữa các cơ sở với nhau. va tơ cao cấp chưa được đảm bảo đặc tính “hoàn toàn tự nhiên" đã làm giảm sức cạnh tranh bên cạnh lụa nhập từ nước ngoàiHiện nay bằng những chiêu thức khác nhau,họ đã và đang cùng với phân viện kỹ thuật dệt may, các phòng nghiên cứu khắc phục yếu điểm cho hàng lụa truyền thống độ nhăn, độ bền màu.Các nhà sản xuất cho biết, họ dự kiến chỉ trong vòng hai năm, tơ lụa Việt Nam sẽ phát triển mạnh và trở thành một sản phẩm đủ sức cạnh tranh với lụa của các nước trong khu vực trên cả hai phương diện xuất khẩu và bán cho người tiêu dùng trong nước.

    Như vậy, thị trường lụa tơ tằm trong tương lai sẽ hứa hẹn về sự phát triển, hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng.



    MỤC LỤC



    I/ Khái quát về thị trường vải may mặc, vải lụa tại Việt Nam

    1. Tổng quan thị trường vải may mặc nói chung

    2. Tổng quan thị trường vải lụa tại VN

    II/ Giới thiệu về lụa Vạn Phúc

    1. Phân tích ma trận SWOT

    2. Hoạt động kinh doanh

    3. Hệ thống nhận diện

    III/ Xây dựng bản sắc hệ thống nhận diện thương hiệu

    1. Bản sắc thương hiệu

    2. Xây dựng câu định vị

    IV/ Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu

    1. Logo

    2. Mầu chuẩn

    3. Kiểu chữ chuẩn

    4. Phong bì, tiêu đề thư

    5. Danh thiếp

    6. Website

    V/ Kích hoạt hệ thống nhận diện thương hiệu

    VI/ Lưu giữ và duy trì hệ thống nhận diện

    VII/ Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...