Tiến Sĩ Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    [TABLE="class: cms_table, width: 600"]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1
    [/TD]
    [TD]NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.[/TD]
    [TD]Hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên[/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Những vấn đề cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên[/TD]
    [TD]48[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2[/TD]
    [TD]THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN[/TD]
    [TD]66[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.[/TD]
    [TD]Thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây Nguyên[/TD]
    [TD]66[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.[/TD]
    [TD]Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên[/TD]
    [TD]100[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3[/TD]
    [TD]PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ VỮNG MẠNH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN HIỆN NAY[/TD]
    [TD]112[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1.[/TD]
    [TD]Sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và phương hướng, yêu cầu xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay[/TD]
    [TD]112[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.[/TD]
    [TD]Những giải pháp tăng cường xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay[/TD]
    [TD]122[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]KẾT LUẬN [/TD]
    [TD]159[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN[/TD]
    [TD]161[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 2"]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO[/TD]
    [TD]163[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỞ ĐẦU
    1.Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Xây dựng HTCTCS là một nội dung trọng yếu của đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay, tuy nhiên hiện nay đang có rất nhiều vấn đề mới đặt ra, đòi hỏi phải đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề về xây dựng HTCT nói chung và HTCTCS xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng. Nghiên cứu sinh là một sĩ quan quân đội đã có thời gian công tác ở Tây Nguyên gần 20 năm, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị tiến hành công tác dân vận, tham gia xây dựng HTCTCS, cùng với các lực lượng xử lý “điểm nóng” năm 2001 và năm 2004 tại tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông nhận thấy, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những diễn biến phức tạp, bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên trong thời gian vừa qua bắt nguồn từ sự yếu kém của HTCTCS. Vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để khắc phục được sự yếu kém đó?. Điều này luôn làm cho tác giả suy nghĩ, trăn trở, ấp ủ, hình thành ý tưởng nghiên cứu trong nhiều năm. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án.
    Quá trình triển khai đề tài, nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo cứu báo cáo của các tỉnh ở Tây Nguyên và Ban Chỉ đạo Tây Nguyên qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TƯ, Hội nghị lần thứ năm BCHTW Đảng khoá IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010; cùng với hệ thống tư liệu, số liệu do nghiên cứu sinh trực tiếp điều tra, khảo sát thực tiễn hoạt động xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 2001 đến nay; đồng thời tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học nước ngoài, trong nước có liên quan đến xây dựng và hoạt động của HTCT.
    Đề tài tập trung luận giải những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên những năm vừa qua; xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay. Kết cấu của luận án gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
    2.Lý do lựa chọn đề tài
    Hệ thống chính trị cơ sở là cấp chấp hành, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ, huy động mọi nguồn lực của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh ở cơ sở. HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên có trách nhiệm to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, chăm lo đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
    Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, BCHTW Đảng khoá IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, các tỉnh Tây Nguyên đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát huy vai trò của HTCTCS. TCCSĐ ở nhiều nơi được củng cố và tăng cường; chính quyền cấp xã được kiện toàn, hoạt động khá hiệu quả; MTTQ và các đoàn thể hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên đã bộc lộ không ít hạn chế, khuyết điểm, một số xã, phường, thị trấn, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng bị hạ thấp, các đoàn thể tồn tại một cách hình thức; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy chính quyền còn yếu. Trình độ, năng lực của phần lớn cán bộ cấp xã còn hạn chế, nhất là cán bộ cấp xã người DTTS; cơ chế và chất lượng hoạt động của HTCTCS còn bất cập; điều kiện, phương tiện làm việc còn thiếu thốn; một số vấn đề về chính sách cán bộ ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức; kinh tế - xã hội phát triển chưa vững chắc, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và xây dựng đời sống văn hoá mới cho đồng bào Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức; các vụ việc khiếu kiện tập thể liên quan đến quyền lợi đất đai của đồng bào, tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ của đội ngũ cán bộ cơ sở, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân còn xẩy ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương cơ sở. Những yếu kém của HTCTCS ở một số nơi đã và đang làm giảm sút lòng tin của nhân dân, dẫn đến gây hậu quả xấu về kinh tế, chính trị - xã hội.
    Trong những năm tới, hoạt động của HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên bên cạnh những thuận lợi, phải đối mặt với không ít những khó khăn thách thức: kinh tế – xã hội ở Tây Nguyên vẫn trong tình trạng kém phát triển, tình hình an ninh - chính trị còn nhiều diễn biến phức tạp do điều kiện lịch sử, địa lý, những hạn chế, khuyết điểm chủ quan và các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu, thủ đoạn “DBHB”, bạo loạn lật đổ gây mất ổn định chính trị, mưu toan thành lập “Nhà nước Đê Ga tự trị”. Điều đó đặt ra yêu cầu khách quan, cấp bách phải quan tâm xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên thực sự vững mạnh. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài luận án không trùng lặp về nội dung với các công trình nghiên cứu đã công bố trong những năm gần đây.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nhằm góp phần xây dựng HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên vững mạnh, tạo cơ sở vững chắc cho xây dựng Tây Nguyên giàu mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, vững mạnh về quốc phòng – an ninh, phát triển nhanh, bền vững về văn hóa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên là đối tượng nghiên cứu của luận án.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Những vấn đề lý luận, thực tiễn, yêu cầu, giải pháp xây dựng HTCTCS vững mạnh bao gồm HTCTCS xã, phường, thị trấn ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, điều tra, khảo sát điểm một số xã, phường, thị trấn thuộc các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2001 đến năm 2014, thời gian ứng dụng các giải pháp đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Đóng góp mới về khoa học
    - Làm rõ tính đặc thù của HTCTCS trên địa bàn Tây Nguyên và quan niệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên.
    - Tổng kết một số kinh nghiệm xây dựng HTCTCS vững mạnh trên địa bàn Tây Nguyên.
    - Đề xuất giải pháp xây dựng TCCSĐ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ người dân tộc bản địa trên địa bàn Tây Nguyên.
    * Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về HTCTCS và xây dựng HTCTCS các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Tây Nguyên.
    Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp cấp uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể các tỉnh Tây Nguyên xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành xây dựng HTCTCS vững mạnh.
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy trong hệ thống các học viện, nhà trường, nhất là ở các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thành phố thuộc các tỉnh Tây Nguyên và các học viện, nhà trường quân đội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...