Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp á châu

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 4/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Như chúng ta đều biết, hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, mà không một ai có thể lường trước được những tác động tiêu cực khi xảy ra rủi ro. Đối với các ngân hàng thương mại, bên cạnh những rủi ro về thanh khoản, lãi suất, tỷ giá thì rủi ro tín dụng là khó tránh khỏi. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do người vay không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết với ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, bên cạnh nguyên nhân xuất phát từ người vay, còn là nguyên nhân từ phía ngân hàng. Bỏ qua những yếu tố tiêu cực từ người có trách nhiệm của ngân hàng do không thực hiện đúng quy trình cho vay, không thực hiện đúng những quy định của ngân hàng, thì theo thống kê của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), người ta nhận thấy rằng có đến 50% ngân hàng bị phá sản hoặc lâm vào tình trạng khó khăn là do trình độ quản lý yếu kém của chính ngân hàng đó, cụ thể: do ngân hàng không dự đoán được những biến động của nền kinh tế dẫn đến việc vẫn tiếp tục cấp tín dụng cho những ngành bị suy thoái; hoặc do ngân hàng cho vay và đầu tư quá liều lĩnh, tập trung vốn vào quá nhiều cho một số doanh nghiệp hoặc một số ngành kinh tế có nhiều rủi ro; hoặc do thiếu am hiểu về thị trường. Trong đó, cũng có từ nguyên nhân do thiếu thông tin hoặc do phân tích người vay chưa chính xác, đầy đủ (vẫn cho vay đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu kém); hoặc cho vay quá chú trọng vào tài sản đảm bảo (không dự đoán được giá trị tương lai của tài sản đảm bảo, tài sản khó phát mại, đánh giá cao hơn giá trị thực của nó ).
    1. Lý do chọn đề tài:
    Bản thân tôi đã công tác ở Ngân hàng TMCP Á Châu gần 10 (mươì) năm, xuất phát điểm công việc của tôi là một nhân viên thẩm định tín dụng, một trong những công việc hàng ngày mà tôi phải thực hiện đó là tiếp nhận hồ sơ vay, khảo sát thị trường, thẩm định, tiếp xúc với khách hàng để có những thông tin cần thiết cho việc đưa ra đề xuất của mình. Để có thể thực hiện tốt nhiêm vụ của mình, một trong những thao tác mà nhân viên thẩm định tín dụng thường xuyên phải thực hiện đó là “Chấm điểm tín dụng”. Đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài “Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu” bơỉ tính chất ý nghĩa thực tiễn của nó.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài này nhằm tìm hiểu về hệ thống chấm điểm tín dụng sẽ mang lại cho những người làm công tác tín dụng, cho ngân hàng những lợi ích thiết thực trong việc xếp loại khách hàng, xếp loại khoản vay, và kết quả mà ngân hàng mong đợi đó là hạn chế rủi ro tín dụng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên cơ sở thiết lập được dữ liệu khách hàng, dữ liệu khoản vay trong công tác
    quản lý rủi ro của ngân hàng nói chung. Từ việc nghiên cứu này sẽ giúp cho chúng ta nhận thấy tính khách quan trong việc ra quyết định tín dụng, đồng thời hạn chế được yếu tố chủ quan trong việc xét duyệt cho vay của những ngân hàng thương mại chưa xây dựng được cho mình một hệ thống chấm điểm tín dụng.
    3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của đề tài:
    Do thực tế hiện nay chỉ mới có vài ngân hàng thương mại trong nước có xây dựng được cho mình một hệ thống chấm điểm tín dụng, nhưng cũng mới mang tính thử nghiệm. Hầu hết các ngân hàng khác thì do nhiều nguyên nhân chưa xây dựng được, trong đó không loại trừ do hạn chế về đầu tư công nghệ thông tin. Do đó, là một trong những người đã tiếp cận với hệ thống chấm điểm tín dụng, là một nhân viên đang công tác tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, nên trong phạm vi luận văn này tôi xin trình bày những vấn đề cơ bản của hệ thống chấm điểm tín dụng (được gọi là hệ thống Scoring) đang áp dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Mặc khác, do tính chất liên quan mật thiết giữa việc chấm điểm tín dụng với vấn đề rủi ro, nên để đánh giá và tìm hiểu về hệ thống chấm điểm tín dụng, trong luận văn cũng sẽ trình bày những vấn đề liên quan đến việc xếp hạng tín dụng, xếp hạng rủi ro, dự phòng rủi ro .v.v (theo thông lệ quốc tế và theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đang áp dụng).
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Trong thời đại công nghệ thông tin, việc đầu tư chú trọng đến những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại là rất cần thiết, hệ thống chấm điểm tín dụng chắc chắn phải được xây dựng trên nền tảng khoa học đó. Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác, để có thể tồn tại và phát triển được, yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng thương mại trong nước là cần phải tiếp cận nhanh chóng những công nghệ, kỹ thuật mà các ngân hàng nước ngoài đã thực hiện trước chúng ta nhiều năm. Ngoài ra, việc xây dựng một chương trình phần mềm cho công việc chấm điểm tín dụng cũng không nằm ngoài khả năng của các ngân hàng trong nước, điều này đã được chứng minh bằng sự đột phá của rất nhiều ngân hàng thương mại đã đầu tư vào lĩnh vực công nghệ
    thông tin trong vài năm gần đây. Mặc dù, hiện nay việc thiết lập hệ thống chấm điểm tín dụng của một số ngân hàng thương mại chỉ mới mang tính thử nghiệm, nhưng tôi tin tưởng rằng trong tương lai không xa, các ngân hàng này và những ngân hàng khác sẽ có cái nhìn tích cực hơn về một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện, bởi đây cũng là một giải pháp nhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ, kỹ thuật của ngân hàng.
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: QUY TRÌNH PHÂN LOẠI TÍN DỤNG – TÍNH TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
    1.1.Quy trình phân loại tín dụng
    1.2.Hồ sơ tín dụng
    1.3.Gía trị được khấu trừ, giá trị để khấu trừ và tính toán dự phòng
    1.4.Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 “tổn thất giảm giá trị”
    1.5.Trích lập dự phòng và sử dụng quỹ dự phòng
    1.6.Ý nghĩa của chấm điểm tín dụng
    CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
    2.1.Phạm vi và mục đích của việc chấm điểm tín dụng
    2.2.Các căn cứ để chấm điểm tín dụng
    2.3.Xếp hạng tài sản đảm bảo
    2.4.Quyết định tín dụng
    2.5.Quy trình chấm điểm tín dụng
    2.6.Kết luận
    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MANG Ý NGHĨA THỰC TIỄN
    3.1.Nhận xét
    3.2.Đề xuất mang ý nghĩa thực tiễn
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...