Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về phần Nhiệt động lực học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan về phần Nhiệt động lực học
    Luận văn tốt nghiệp GVHD: Cô Lương Hạnh Hoa SVTH: Nguyễn Thanh Loan
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    uất phát từ mục đích của việc dạy học : phát triển con người toàn diện, có
    khả năng thích ứng và hội nhập với cuộc sống năng động và biến đổi từng
    ngày. Đó là con người phải biết giải quyết các vấn đề do cuộc sống đặt ra hàng
    ngày và do đó phải biết học tập suốt đời do lượng kiến thức nhân loại tiếp thu
    được ngày càng tăng nhanh theo một cấp số nhân trong khi thời gian và lượng
    kiến thức học được trong nhà trường chỉ có hạn và rất nhỏ bé. Như vậy, nhà
    trường phải đào tạo con người biết tự tổ chức hoạt động nhận thức cho mình là
    chính chứ không phải chỉ nhằm cung cấp đơn thuần một lượng kiến thức nào đó.
    Vì vậy để làm được việc đó chúng ta phải đổi mới phương pháp và nội dung dạy
    học. Tuy nhiên bên cạnh việc đổi mới phương pháp và nội dung dạy học thì chúng
    ta cần phải quan tâm nhiều hơn nữa khâu kiểm tra và đánh giá bởi vì nó giữ vai
    trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo. Đó là một khâu không thể tách rời
    trong mọi quá trình dạy học.
    Một phương pháp mới, một nội dung mới trước khi được đưa vào áp dụng
    chính thức thì phải qua kiểm tra đánh giá để xem xét lại một cách toàn diện nhằm
    bổ sung những thiếu sót của nó qua đó hoàn thiện dần hoặc đưa ra những phương
    pháp nội dung dạy học mới phù hợp hơn.
    Mặt khác kiểm tra và đánh giá tốt sẽ phản ánh việc dạy học của thầy và trò tạo
    thông tin phản hồi giúp giáo viên điều chỉnh và hoàn thiện việc dạy của mình,
    giúp học sinh thấy được những điểm sai sót của mình đối với môn học. Ngoài ra
    nó còn giúp cho các cấp quản lí có cái nhìn khách quan hơn về chương trình, cách
    tổ chức đào tạo.
    Do kiểm tra đánh giá giữ một vai trò quan trọng nên nó luôn được sự quan tâm
    của các cấp quản lí, của thầy và trò. Phải làm sao cho kiểm tra và đánh giá được
    chính xác, khách quan, bao quát được chương trình Trong bộ môn vật lý ở đại
    học cũng vậy khâu kiểm tra đánh giá giữ một vai trò vô cùng quan trọng và từ
    X Luận văn tốt nghiệp GVHD: Cô Lương Hạnh Hoa
    SVTH: Nguyễn Thanh Loan
    trước đến nay việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở bộ môn
    vật lý thường được thực hiện bằng hình thức thi tự luận hay vấn đáp, các phương
    pháp này có ưu điểm là cho thấy được khả năng tư duy, lí luận của sinh viên tuy
    nhiên nó còn một số hạn chế như : bài kiểm tra không bao quát hết nội dung
    chương trình dẫn đến tình trạng học tủ , tốn nhiều thời gian làm bài và chấm bài,
    việc chấm bài chưa được khách quan, người học có thể gian lận trong lúc làm bài.
    Bên cạnh đó có một hình thức thi có thể khắc phục được những mặt hạn chế của
    hình thức thi tự luận đó là hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Với một bài thi
    nhiều câu hỏi thì hình thức thi trắc nghiệm khách quan có thể bao quát hết nội
    dung của chương trình học, từ một đề thi gốc có thể tạo ra nhiều đề thi khác mà
    chất lượng mỗi đề vẫn thi như nhau, từ đó hạn chế được sự gian lận trong thi cử,
    thêm vào đó có thể chấm bài thi rất nhanh mà lại rất khách quan.
    Từ những ưu điểm của hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng
    trắc nghiệm khách quan cùng với xu hướng của giáo dục hiện nay thì hình thức thi
    trắc nghiệm khách quan đã và đang được áp dụng ở mọi cấp học. Trong các kì thi
    tuyển sinh Đại học và Cao đẳng những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
    cũng đã sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Các trường Đại Học trong
    cả nước, cũng như ở trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM và khoa Vật Lý của em
    cũng đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan này.
    Nhận thấy được nhiều ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm khách quan và
    với mong muốn được giúp cho các bạn sinh viên trong khoa Vật Lý có thêm tài
    liệu tham khảo về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong lĩnh vực Nhiệt học
    nên em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu là : “XÂY DỰNG HỆ THỐNG
    CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN VỀ PHẦN NHIỆT ĐỘNG
    LỰC HỌC” cho sinh viên khoa Vật lý trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM.
    2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
     Nghiên cứu cách thức soạn thảo và sử dụng phương pháp trắc nghiệm
    khách quan.
     Ứng dụng cách thức soạn thảo câu trắc nghiệm để xây dựng hệ thống câu
    hỏi trắc nghiệm khách quan phần : “Nhiệt động lực học ”. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Cô Lương Hạnh Hoa
    SVTH: Nguyễn Thanh Loan
     Soạn ra một đề thi giữa kì cho sinh viên năm nhất khoa Vật Lý làm bài, từ
    đó lấy số liệu phân tích và đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã
    soạn.
     Nâng cao khả năng soạn thảo câu trắc nghiệm để phục vụ hoạt động dạy
    học sau này.
    3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
     Nghiên cứu cơ sở lý luận của hình thức đánh giá kết quả học tập bằng trắc
    nghiệm khách quan.
     Phân tích nội dung kiến thức của phần : “ Nhiệt động lực học ”.
     Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần : “Nhiệt động lực học ”.
     Thực nghiệm sư phạm cho sinh viên năm nhất khoa Vật Lý.
     Xử lý kết quả để đánh giá lại chất lượng câu hỏi trắc nghiệm từ đó sửa
    chữa và hoàn thiện lại hệ thống câu hỏi.
    4. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI
    Nghiên cứu việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng hình thức thi trắc
    nghiệm khách quan.
    5. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
     Nghiên cứu việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập phần : “Nhiệt động
    lực học ” bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan .
     Đề tài được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên năm nhất hệ
    chính quy và hệ cử nhân khoa Vật Lý của trường Đại Học Sư Phạm TP.
    HCM.
    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
     Về mặt lý luận :
    + Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến hình thức kiểm tra và đánh giá bằng
    phương pháp trắc nghiệm khách quan.
    + Tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến phần: “Nhiệt động lực học ”.
     Về mặt thực nghiệm :
    + Tổ chức thi trắc nghiệm với hệ thống câu trắc nghiệm đã soạn sẵn cho sinh viên
    năm nhất hệ chính quy và cử nhân khoa Vật Lý của trường Đại Học Sư Phạm
    TP.HCM. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Cô Lương Hạnh Hoa
    SVTH: Nguyễn Thanh Loan
    + Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê để đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc
    nghiệm.
     Về phương tiện :
    + Tìm kiếm tài liệu thông qua sách giáo trình và mạng Internet.
    + Các đề thi trắc nghiệm trước đây.
    + Máy vi tính và phần mềm soạn đề trắc nghiệm. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Cô Lương Hạnh Hoa
    SVTH: Nguyễn Thanh Loan
    PHẦN II : NỘI DUNG
    CHƯƠNG I : CỞ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM
    TRA & ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC
    NGHIỆM KHÁCH QUAN
    I Tổng quan về đo lường và đánh giá kết quả học tập :
    1. Nhu cầu đo lường, đánh giá trong giáo dục
    - Trong cuộc sống hàng ngày, nhu cầu đo lường đánh giá chiếm một tỉ lệ
    lớn. Con người phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với mục đích đã định,
    hoặc thẩm định các kết quả đã làm để từ đó cải tiến.
    - Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường trước. Không có số đo thì
    không thể đưa ra những nhận xét hữu ích.
    - Trong giáo dục, việc đo lường đánh giá cũng hết sức quan trọng. Nhờ đo
    lường đánh giá mà giáo viên biết được trình độ học sinh từ đó có phương pháp,
    hình thức dạy học hợp lí, hiệu quả.
    2. Các khái niệm cơ bản dùng trong đo lường, đánh giá
    a. Đo lường là gì ?
    - Đo lường là quá trình thực hiện một lối mô tả để xác định mức độ của một đặc điểm
    hay một tiêu chí nào đó, và mức độ này được biểu diễn bằng một chỉ số của thang đo.
    - Đo lường thành quả học tập là lượng giá mức độ đạt được các mục tiêu cuối cùng
    hay tiêu chí trong một khóa học, một giai đoạn học.
    Chú ý : Trong bất kì sự đo lường nào cũng cần có thước đo, trong đo lường thành quả
    học tập thì điểm số là số đo, tuy nhiên điểm số không phải là một thang đo vật lý với
    những tỉ lệ nhất định. Một học sinh 10 điểm không phải là người có trình độ gấp 5 lần
    người có điểm 2, một người có điểm 0 không phải là người chẳng có chút kiến thức
    nào.
    b. Trắc nghiệm là gì ?
    Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm
    những mục đích xác định. Trong giáo dục trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên
    ở các kỳ thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với một phần của
    môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hay là tuyển chọn những người có
    năng lực nhất vào một khóa học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...