Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhiệt học phần: "Thuyết động học phâ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhiệt học phần: "Thuyết động học phân tử của vật chất"

    PHẦN I : MỞ ĐẦU
    1/ Lý do chọn đề tài :
    Trong quá trình dạy học, truyền đạt kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho
    người học là rất quan trọng. Bên cạnh đó thì kiểm tra và đánh giá kết quả học
    tập của người học tuy là khâu cuối cùng trong quá trình dạy học nhưng cũng
    đóng vai trò quan trọng không kém. Vì có kiểm tra và đánh giá kết quả học tập
    thì người dạy mới nhận thấy được tính hiệu quả về công việc của mình trong
    quá trình dạy học. Còn người học biết được mình cần phải bổ sung những kiến
    thức và kỹ năng nào trong chương trình học. Từ đó mà người dạy mới phát huy
    hay là điều chỉnh lại phương pháp dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy
    học hơn nữa, còn người học tự điều chỉnh lại phương pháp học để hoàn thiện
    thêm kiến thức và kỹ năng cho mình.
    Mặt khác để đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
    có chất lượng cao cho đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay đòi hỏi
    nhà trường và đội ngũ những người làm công tác giảng dạy phải có chuyên
    môn, nghiệp vụ, năng lực và phải tiếp cận với các phương pháp giáo dục tiên
    tiến trên thế giới. Muốn vậy nền giáo dục Việt Nam cần phải có sự đổi mới về
    mọi mặt, trong đó việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là một trong những
    mũi nhọn của sự đổi mới.
    Trước đây, trong dạy học người ta thường dùng hình thức thi tự luận để kiểm
    tra và đánh giá, tuy nhiên hình thức thi này còn nhiều hạn chế như : người học
    có thể gian lận trong lúc làm bài, việc chấm điểm còn phụ thuộc vào yếu tố chủ
    quan của người chấm, bài kiểm tra không bao quát hết nội dung chương trình
    dẫn đến tình trạng học tủ. Bên cạnh đó có một hình thức thi có thể khắc phục
    được những mặt hạn chế của hình thức thi tự luận đó là hình thức thi trắc
    nghiệm khách quan. Với một bài thi nhiều câu hỏi thì hình thức thi trắc nghiệm
    và khách quan có thể bao quát hết nội dung của chương trình học, từ một đề thi
    gốc có thể tạo ra nhiều đề thi khác mà chất lượng mỗi đề vẫn thi như nhau, từ
    đó hạn chế được sự gian lận trong thi cử, thêm vào đó có thể chấm bài thi rất
    nhanh mà lại rất khách quan.
    Từ những ưu điểm của hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng
    trắc nghiệm khách quan cùng với xu hướng của giáo dục hiện nay thì hình thức
    thi trắc nghiệm khách quan đã và đang được áp dụng ở mọi cấp học. Trong các
    kỳ thi tuyển sinh Đại học và Cao đẳng những năm gần đây Bộ Giáo Dục Và
    Đào Tạo cũng đã sử dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan. Các trường Đại
    Học trong cả nước, cũng như ở trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM và Khoa Vật
    Lý của em cũng đã áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan này.
    Nhận thấy được nhiều ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm khách quan, và
    với mong muốn được giúp cho các bạn sinh viên trong khoa Vật Lý có thêm tài
    liệu tham khảo về hình thức thi trắc nghiệm khách quan trong lĩnh vực Nhiệt
    Học nên em đã quyết định chọn đề tài nghiên cưú là : Xây dựng hệ thống câu
    hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Nhiệt Học phần “ Thuyết Động 2
    Học Phân Tử Của Vật Chất ” cho sinh viên Khoa Vật Lý trường Đại Học
    Sư Phạm TP.HCM .
    2/ Mục đích của đề tài :
    - Nghiên cưú cách thức soạn thảo và sử dụng phương pháp trắc nghiệm
    khách quan nhiều lựa chọn.
    - Ứng dụng cách thức soạn thảo câu trắc nghiệm để xây dựng hệ thống câu
    hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn phần : “ Thuyết động học phân tử của vật chất
    ”.
    - Soạn ra một đề thi giữa kỳ cho sinh viên Khoa Vật Lý làm bài, từ đó lấy số
    liệu phân tích và đánh giá lại hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đã soạn.
    - Nâng cao khả năng soạn thảo câu trắc nghiệm để phục vụ hoạt động dạy
    học sau này.
    3/ Nhiệm vụ của đề tài :
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hình thức đánh giá kết quả học tập bằng trắc
    nghiệm khách quan nhiều lựa chọn .
    - Phân tích nội dung kiến thức của phần : “ Thuyết động học phân tử của vật
    chất ”
    - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phần : “ Thuyết động học phân tử
    của vật chất ”.
    - Thực nghiệm sư phạm cho sinh viên năm I Khoa Vật Lý.
    - Xử lý kết quả để đánh giá lại chất lượng câu hỏi trắc nghiệm từ đó sửa
    chữa và hoàn thiện lại hệ thống câu hỏi.
    4/ Đối tượng của đề tài :
    Nghiên cứu việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng hình thức thi trắc
    nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
    5/ Phạm vi của đề tài :
    - Nghiên cứu việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập phần : “ Thuyết động
    học phân tử của vật chất ” bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa
    chọn.
    - Đề tài được tiến hành thực nghiệm sư phạm đối với sinh viên năm I hệ
    chính quy và hệ cử nhân Khoa Vật Lý của trường Đại Học Sư Phạm TP.HCM.
    6/ Phương pháp nghiên cứu :
    - Về mặt lý luận :
    + Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến hình thức kiểm tra và đánh
    giá bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan .
    + Tham khảo các tài liệu chuyên môn liên quan đến phần “ Thuyết động
    học phân tử của vật chất ”
    + Tham khảo các sách trắc nghiệm đã soạn sẵn của các tác giả.
    - Về mặt thực nghiệm : 3
    + Tổ chức thi trắc nghiệm với hệ thống câu trắc nghiệm đã soạn sẵn cho
    sinh viên năm I hệ chính quy và cử nhân Khoa Vật Lý của trường Đại Học Sư
    Phạm TP.HCM.
    + Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê để đánh giá lại hệ thống câu
    hỏi trắc nghiệm.
    - Về phương tiện :
    + Tìm kiếm tài liệu thông qua sách giáo trình và mạng Internet.
    + Các đề thi trắc nghiệm trước đây.
    + Máy vi tính và phần mềm soạn đề trắc nghiệm.
    PHẦN II : NỘI DUNG MỤC LỤC
    Phần I : Mở đầu
    1/ Lý do chọn đề tài trang 1
    2/ Mục đích của đề tài . trang 2
    3/ Nhiệm vụ của đề tài trang 2
    4/ Đối tượng của đề tài trang 2
    5/ Phạm vi của đề tài .trang 2
    6/ Phương pháp nghiên cứu trang 2
    Phần II : Nội dung
    Chương I : Cơ sở lí luận của việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập bằng
    phương pháp trắc nghiệm khách quan
    I/ Tổng quan về đo lường và đánh giá kết quả học tập .trang 4
    1/ Đo lường là gì ? .trang 4
    2/ Đánh giá là gì ? trang 4
    3/ Trắc nghiệm là gì ? trang 5
    4/ Các loại trắc nghiệm ? trang 7
    5/ Cơ sở để đánh giá bài trắc nghiệm ? .trang 8
    6/ So sánh về tự luận và trắc nghiệm khách quan .trang 9
    II/ Trắc nghiệm khách quan trang 10
    1/ Ưu điểm .trang 10
    2/ Nhược điểm .trang 11
    III/ Các hình thức câu trắc nghiệm khách quan trang 11
    1/ Loại câu đúng-sai trang 11
    2/ Loại câu đối chiếu cặp đội .trang 12
    3/ Loại câu điền khuyết .trang 13
    4/ Loại câu nhiều lựa chọn .trang 14
    IV/ Quy trình soạn thảo một bài trắc nghiệm trang 15
    1/ Xác định mục đích của bài trắc nghiệm trang 16
    2/ Phân tích nội dung mơn học và xác định mục tiêu học tập .trang 17
    2.1/ Phân tích nội dung mơn học .trang 17
    2.2/ Xác định mục tiêu học tập trang 17
    3/ Xác định số câu hỏi trong bài trắc nghiệm trang 20
    4/ Mức độ khĩ của các câu trắc nghiệm trang 20
    5/ Thiết lập dàn bài trắc nghiệm trang 21
    V/ Những điều cần lưu ý khi soạn câu trắc nghiệm trang 22
    VI/ Phân tích và đánh giá câu trắc nghiệm .trang 22
    1/ Mục đích của phân tích và đánh giá câu trắc nghiệm .trang 22
    2/ Cơ sở để đánh giá bài trắc nghiệm trang 22
    2.1/ Độ phân cách trang 22
    2.2/ Độ khĩ của câu trắc nghiệm .trang 23
    2.3/ Phân tích đáp án và mồi nhử trang 24
    2.4/ Một số tiêu chuẩn để chọn được câu trắc nghiệm tốt .trang 25
    3/ Một số ví dụ về cách phân tích câu trắc nghiệm .trang 25
    VII/ Các thơng số để đánh giá bài trắc nghiệm trang 27
    1/ Phân bố điểm số .trang 27
    2/ Các thơng số định tâm .trang 28 3/ Các thơng số đo độ phân tán trang 30
    4/ Độ khĩ của bài trắc nghiệm .trang 31
    VIII/ Các loại điểm số trắc nghiệm .trang 32
    1/ Điểm thơ trang 32
    2/ Các loại điểm chuẩn trang 32
    Chương II : Soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiệt học phần :“ THUYẾT
    ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CỦA VẬT CHẤT ”
    I/ Phân tích nội dung chương trình trang 35
    1/ Thuyết cấu tạo phân tử của vật chất trang 35
    2/ Khí lý tưởng .trang 35
    2.1/ Thuyết động học phân tử chất khí trang 35
    2.2/ Mẫu khí lý tưởng trang 36
    2.3/ Áp suất chất khí trang 36
    2.4/ Nhiệt độ trang 36
    2.5/ Các định luật của khí lý tưởng trang 36
    2.6/ Phương trình trạng thái của khí lý tưởng trang 37
    2.7/ Sự phân bố vận tốc phân tử theo Maxwell .trang 38
    2.8/ Sự phân bố mật độ phân tử khí .trang 38
    2.9/ Các hiện tượng truyền trong chất khí .trang 38
    3/ Khí thực trang 40
    3.1/ Lực tương tác và thế năng tương tác trang 40
    3.2/ Phương trình Vandervan trang 40
    3.3/ Đường đẳng nhiệt thực nghiệm
    và đường đẳng nhiệt Vandervan trang 41
    3.4/ Trạng thái tới hạn .trang 41
    3.5/ Nội năng khí thực - Hiệu ứng Jun-Thomson trang 42
    4/ Chất lỏng .trang 43
    4.1/ Những tính chất chung của chất lỏng .trang 43
    4.2/ Hiện tượng căng mặt ngồi của chất lỏng trang 43
    4.3/ Hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt .trang 44
    4.4/ Áp suất phụ gây bởi mặt khum .trang 45
    4.5/ Hiện tượng mao dẫn .trang 45
    5/ Chất rắn .trang 46
    5.1/ Cấu tạo và phân loại .trang 46
    5.2/ Đặc trưng của mạng tinh thể trang 47
    5.3/ Sự giãn nở vì nhiệt của vật rắn .trang 49
    5.4/ Sự biến dạng của vật rắn trang 49
    II/ Đề ra mục tiêu nhận thức .trang 50
    III/ Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Nhiệt Học
    phần “ Thuyết động học phân tử của vật chất ” trang 56
    Chương III : Thực nghiệm sư phạm
    1/ Mục đích thực nghiệm trang 82
    2/ Nhiệm vụ .trang 82
    3/ Thời gian thực nghiệm trang 82
    4/ Địa điểm thực nghiệm .trang 82
    5/ Tiến hành thực nghiệm .trang 83 6/ Thống kê kết quả trang 90
    7/ Phân tích và đánh giá câu trắc nghiệm trang 96
    Phần III : Kết luận và đề xuất
    I/ Kết luận trang 135
    1/ Các kết quả đạt được .trang 135
    2/ Những khĩ khăn của đề tài trang 135
    3/ Hướng phát triển của đề tài .trang 136
    II/ Đề xuất .trang 136
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...