Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức sinh viên học

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/9/11.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc trên
    thế giới đang phát triển như vũ bão kéo theo sự thay đổi vô cùng to lớn về
    yếu tố con người trong xã hội. Trong xã hội mới, tri thức là yếu tố quyết
    định, con người là lực lượng sản xuất cơ bản nhất, là yếu tố trung tâm, là
    chủ thể của toàn xã hội, do đó giáo dục con người đóng vai trò then chốt
    trong sự phát triển.
    Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, là yếu tố
    quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa cần tạo ra những chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo,
    mục tiêu của Giáo dục Đại học giai đoạn 2001 - 2010 là: “Đáp ứng nhu cầu
    nhân lực trình độ cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực
    cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong hội nhập quốc tế. Mở rộng giáo dục
    học sau trung học, đa dạng hóa chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống liên
    thông. Tăng cường cho sinh viên năng lực thích ứng với việc làm, năng lực tự
    tạo việc làm cho mình và cho người khác”.
    Theo đó việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm mục đích
    nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp kiểm tra
    - đánh giá là hết sức cần thiết. Bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích việc
    sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hóa
    người học. Muốn được như thế, nguồn bài tập, câu hỏi cho nội dung kiến thức
    phải phong phú, đa dạng.
    Hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở nước
    ta hiện nay hầu hết các bài kiểm tra, thi của sinh viên vẫn tiến hành theo
    phương pháp truyền thống, có tính lối mòn, bài viết tự luận, vấn đáp đã sử
    dụng lại nhiều lần mà không được chỉnh biên về nội dung Phương pháp này
    giúp giảng viên có thể đánh giá chất lượng học tập của sinh viên, mức độ tiếp
    thu kiến thức và đặc biệt đánh giá được vai trò chủ động sáng tạo của sinh
    viên trong việc giải quyết một vấn đề. Nhưng có nhược điểm là mất nhiều
    thời gian mà chỉ kiểm tra được ít khối lượng kiến thức, không làm phong phú
    hình thức kiểm tra đánh giá, tốn nhiều thời gian để chấm điểm, đồng thời việc
    cho điểm lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người chấm.
    Để khắc phục những nhược điểm trên đây, đã có rất nhiều quốc gia
    (trong đó có Việt Nam) đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan
    (TNKQ) để đánh giá chất lượng dạy và học trong việc đào tạo nhân lực của
    các khối trường có đào tạo chuyên ngành khoa học cơ bản. Bởi trong một thời
    gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức, đi sâu vào từng khía cạnh
    khác nhau của kiến thức, kỹ năng và phản ứng nhanh của sinh viên, đánh giá
    một cách khách quan kết quả học tập của sinh viên, đồng thời cách tiến hành
    và chấm bài nhanh chóng.
    Tuy phương pháp TNKQ đã có từ lâu đời nhưng mấy năm gần đây mới
    được quan tâm nhiều hơn. Sinh viên các ngành học cơ bản đặc biệt khối các
    trường ĐHSP và ĐHTN mới áp dụng hình thức học này ở mức độ làm quen,
    rời rạc. Vì vậy muốn học sinh phổ thông sử dụng phương pháp thi và kiểm tra
    bằng TNKQ thì sinh viên là đối tượng quan tâm hàng đầu tới vần đề này
    trong quá trình đào tạo bậc cao đẳng, đại học.
    Vì những lí do trên đây, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ
    thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến
    thức sinh viên học phần hoá phân tích chương cân bằng trong dung dịch
    nước chứa hợp chất ít tan” và sử dụng chúng theo hướng dạy - học tích cực
    để phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của người học.
    2. Mục đích nghiên cứu
    2.1. Nghiên cứu phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong
    kiểm tra - đánh giá kiến thức chương “Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất
    ít tan” học phần Hoá phân tích dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sử dụng cho
    việc kiểm tra - đánh giá kiến thức chương “Cân bằng trong dung dịch chứa
    hợp chất ít tan” nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách chính
    xác, trên cơ sở đó giúp giảng viên điều chỉnh kế hoạch, hoàn thiện hoạt động
    dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học đáp ứng
    nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học cho kịp công cuộc phát triển kinh tế -
    xã hội của đất nước.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về kiểm tra, đánh giá và việc sử dụng trắc
    nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh,
    sinh viên.
    3.2. Nghiên cứu mục tiêu dạy học, nội dung cấu trúc chương “Cân bằng
    trong dung dịch chứa hợp chất ít tan” - học phần Hoá phân tích.
    3.3. Trên cơ sở lí luận đã nghiên cứu để xây dựng hệ thống câu hỏi trắc
    nghiệm khách quan chương “Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan” -
    học phần Hoá phân tích để kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
    hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    3.4. Thực nghiệm sư phạm đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của
    sinh viên, xử lý đánh giá độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm
    đồng thời xác định giá trị của bộ câu hỏi.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh
    giá kiến thức, kỹ năng về Hoá phân tích chương “Cân bằng trong dung dịch
    chứa hợp chất ít tan” hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm .
    5. Phương pháp nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu
    khoa học cơ bản liên quan đến đề tài, đặc biệt là cơ sở trắc nghiệm và nội
    dung kiến thức Hoá phân tích chương “Cân bằng trong dung dịch chứa hợp
    chất ít tan” để xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
    5.2. Thực nghiệm sư phạm sử dụng các câu hỏi trắc nghịêm đã soạn để
    tiến hành kiểm tra kiến thức Hoá phân tích chương “Cân bằng trong dung
    dịch chứa hợp chất ít tan”, xử lý thống kê kết quả thực nghiệm từ đó phân tích
    đánh giá được độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi và đánh giá được trình độ
    của từng sinh viên được kiểm tra và đặc biệt đánh giá được tính thích ứng của
    bộ câu hỏi trong bài trắc nghiệm đối với việc kiểm tra - đánh giá kết quả học
    tập của sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    6. Giả thiết khoa học
    Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách quan để xây dựng
    thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Cân bằng trong
    dung dịch chứa hợp chất ít tan” - học phần Hoá phân tích sẽ giúp cho việc
    kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần
    nâng cao chất lượng dạy học.
    Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương “Cân bằng
    trong dung dịch chứa hợp chất ít tan” sẽ giúp cho sinh viên chủ động và tích
    cực hơn trong học tập.
    7. Những đóng góp của đề tài
    Áp dụng quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây
    dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm chương “Cân bằng trong dung dịch chứa
    hợp chất ít tan” - học phần Hoá phân tích dành cho hệ Cao đẳng và Đại học
    Sư phạm.
    Xây dựng các đề kiểm tra tạo cơ sở xác định được độ khó, độ phân biệt
    của các câu hỏi và đánh giá được trình độ của từng sinh viên được kiểm tra và
    đặc biệt đánh giá được tính thích ứng của bộ câu hỏi trong bài trắc nghiệm đối
    với việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phô b×a
    Lêi c¶m ¬n
    Môc lôc
    Më ®Çu 1
    Chương 1 - Tổng quan
    1.1. Cơ sở lý thuyết
    1.1.1. Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan
    1.1.2. Chuẩn độ kết tủa
    1.2. Phương pháp trắc nghiệm khách quan
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp trắc nghiệm
    khách quan trên thế giới và Việt Nam vào quá trình dạy học
    1.2.2. Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
    1.2.3. Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan
    1.2.4. Một số chỉ dẫn về phương pháp soạn câu trắc nghiệm
    1.2.5. Qui hoạch một bài trắc nghiệm
    1.2.6. Đánh giá câu hỏi trắc nghiệm khách quan
    1.2.7. Đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan
    1.2.8. Vai trò của trắc nghiệm trong dạy học
    1.2.9. Khả năng áp dụng của phương pháp trắc nghiệm
    Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
    A. Câu hỏi nhiều lựa chọn
    2.1. Cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan
    2.1.1. Tính độ tan
    2.1.2. Tính tích số tan
    2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm kết tủa hoàn toàn
    2.1.4. Sự hoà tan kết tủa khó tan trong nước
    2.2. Chuẩn độ kết tủa
    2.2.1. Chất chỉ thị kết tủa
    2.2.2. Tính nồng độ cân bằng các cấu tử, tính bước nhảy chuẩn độ
    2.2.3. Tính sai số chuẩn độ
    2.2.4. Tính kết quả chuẩn độ theo định luật hợp thức hoặc quy tắc
    đương lượng
    B. Câu hỏi điền khuyết
    C. Câu hỏi đúng sai
    D. Câu ghép đôi
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
    3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
    3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
    3.3. Thực nghiệm sư phạm
    ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/35040c010404030c/LV_08_SP_HH_NMD.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...