Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức học phần hóa p

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
    nhập quốc tế. Nhân tố quyết định cuộc thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa này chính là nguồn lực con người. Để nguồn lực con người Việt Nam
    được phát triển về số lượng về chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí cao thì việc
    này được bắt nguồn từ giáo dục.
    Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: “ Tiếp tục nâng cao chất
    lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học . Phát huy
    tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự
    học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề .”
    Từ mục tiêu đặt ra đối với nền giáo dục, các biện pháp được cụ thể được đặt
    ra. Trong đó : Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp kiểm tra,
    đánh giá là hai biện pháp rất quan trọng.
    Hiện nay ở các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở nước
    ta đã và đang sử dụng chủ yếu là phương pháp kiểm tra truyền thống như: Kiểm tra
    tự luận, kiểm tra vấn đáp .Các phương pháp này giúp giáo viên đánh giá được chất
    lượng học tập, mức độ tiếp thu kiến thức, vai trò chủ động sáng tạo của sinh viên
    trong việc giải quyết vấn đề. Nhưng có nhược điểm là mất nhiều thời gian mà kiểm
    tra được ít khối lượng kiến thức, việc cho điểm lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan
    người chấm. Vì vậy, trong quá trình dạy học người ta sử dụng phương pháp kiểm
    tra trắc nghiệm khách quan để khắc phục nhược điểm của phương pháp kiểm tra
    truyền thống và nâng cao hiệu quả dạy học.
    Phương pháp trắc nghiệm khách quan được sử dụng hợp lý đã chứng tỏ là
    phương pháp phù hợp với đòi hỏi của thời đại vì chỉ trong thời gian ngắn đã kiểm tra
    được nhiều khía cạnh của kiến thức, đi sâu vào các khía cạnh của kiến thức, kỹ năng,
    phản ứng nhanh của sinh viên, lại cho kết quả một cách khách quan, nhanh chóng.
    Các nước trên thế giới đã sử dụng khá phổ biến phương pháp trắc nghiệm khách
    quan. Ở Việt Nam bắt đầu áp dụng trên diện rộng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và th
    Đại học từ năm 2007 cho một số môn. Nhưng hiện nay, phương pháp này đang được
    mở rộng áp dụng hơn và có xu hướng sử dụng phổ biến ở các trường THPT.
    Tuy nhiên, việc biên soạn và áp dụng các bài trắc nghiệm khách quan vào
    kiểm tra - đánh giá các môn học ở Trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên
    nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Xây dựng hệ
    thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra đánh giá kiến thức học
    phần Hóa phân tích, chương Cân bằng tạo phức trong dung dịch”
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm
    tra - đánh giá kiến thức chương Cân bằng và Chuẩn độ tạo phức trong Hóa Phân
    tích dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sử dụng cho việc kiểm
    tra - đánh giá kiến thức chương Cân bằng và Chuẩn độ tạo phức, hệ Cao đẳng và
    Đại học Sư phạm, nhằm đánh giá được kết quả học tập của sinh viên một cách
    chính xác hơn, đồng thời giúp giáo viên rút ra kinh nghiệm để đổi mới phương pháp
    dạy học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tính toán Cân bằng tạo phức và các phương
    pháp chuẩn độ phức chất học phần Hóa phân tích.
    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
    khách quan.
    - Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 4 loại chính
    - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa phân tích (giáo
    trình Đại học Sư phạm Hà Nội), chương Cân bằng tạo phức và Chuẩn độ phức chất.
    - Thực nghiệm sư phạm đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên,
    xử lý đánh giá độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kiến
    thức, kỹ năng về Hóa phân tích, chương Cân bằng tạo phức và Chuẩn độ phức chất,
    hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài (lý luận dạy học, cơ sở của kỹ
    thuật trắc nghiệm, tâm lý học, giáo dục học . ) và nội dung kiến thức về tính cân
    bằng tạo phức và các phương pháp chuẩn độ phức chất .
    - Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
    khách quan đã xây dựng được để tiến hành kiểm tra - đánh giá kiến thức của sinh
    viên khoa Hóa trường Đại học Sư phạm. Xử lý kết quả kiểm tra để đánh giá độ
    khó, độ phân biệt và mức độ hợp lý, phù hợp của các câu hỏi.
    5. Giả thuyết khoa học
    - Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách quan để xây dựng thành
    công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa phân tích, chương Cân
    bằng tạo phức và Chuẩn độ phức chất sẽ giúp cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả
    học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
    - Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Cân bằng tạo
    phức và Chuẩn độ phức chất, học phần Hóa phân tích cho sinh viên sẽ giúp họ chủ
    động và tích cực hơn trong học tập.
    6. Những đóng góp của đề tài
    - Áp dụng quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng
    được bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần Hóa phân tích, chương chương Cân bằng tạo
    phức và Chuẩn độ phức chất , dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    - Xây dựng các đề kiểm tra tạo cơ sở xác định giá trị của bộ câu hỏi.
    - Định hướng được việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm học phần Hóa phân
    tích, chương Cân bằng tạo phức và Chuẩn độ phức chất trong các khâu của quá
    trình dạy học.
    Môc lôc
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: Tổng quan
    1.1. Cơ sở lý thuyết về tính toán cân bằng tạo phức và chuẩn độ tạo phức . 4
    1.1.1 Cơ sở lý thuyết về tính toán cân bằng tạo phức 4
    1.1.2 Cơ sở lý thuyết về các phương pháp chuẩn độ tạo phức 8
    1.2 Tổng quan về phương pháp trắc nghiệm khách quan 17
    1.2.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng phương pháp trắc nghiệm trên thế
    giới và ở Việt Nam và quá trình dạy học .
    17
    1.2.2 Trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận 19
    1.2.3 Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thông dụng . 22
    1.2.4 ưu, nhược điểm và vai trò của phương pháp trắc nghiệm khách quan . 27
    1.2.5 Một số chỉ dẫn về phương pháp chọn câu trắc nghiệm . 28
    1.2.6 Quy hoạch một bài trắc nghiệm . 32
    1.2.7 Đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và một bài trắc
    nghiệm khách quan
    34
    Chương 2: Câu hỏi trắc nghệm khách quan
    2.1. Câu hỏi nhiều lựa chọn . 42
    2.2. Câu lựa chọn đúng sai . 91
    2.3. Câu ghép đôi 93
    Đáp án 101
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 106
    KẾT LUẬN CHUNG 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/2e1f171a1f1f1816/LV_08_SP_HH_DTG.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...