Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương axit –

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 22/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 22/9/11
    Chỉnh sửa cuối: 22/9/11
    MỞ ĐẦU

    Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ thứ XXI, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên công nghệ thông tin và phát triển kinh tế trí thức. Khoa học - Công nghệ sẽ trở thành động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội.
    Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, mục tiêu của Giáo dục Đại học giai đoạn 2001 – 2010 là: “Đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong hội nhập quốc tế. Mở rộng giáo dục học sau trung học, đa dạng hóa chương trình đào tạo, xây dựng hệ thống liên thông. Tăng cường cho sinh viên năng lực thích ứng với việc làm, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho người khác”.
    Theo đó việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm mục đích nghiên cứu, cải tiến phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp kiểm tra - đánh giá là hết sức cần thiết. Có rất nhiều phương pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Từ đó đòi hỏi chúng ta phải biết lựa chọn các phương pháp một cách thích hợp để chúng bổ sung cho nhau nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo, phát triển tư duy logic của mình đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra.
    Hiện nay ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ở nước ta chủ yếu sử dụng các phương pháp kiểm tra truyền thống như: kiểm tra tự luận, kiểm tra vấn đáp. Phương pháp này giúp giảng viên có thể đánh giá chất lượng học tập của sinh viên, mức độ tiếp thu kiến thức và đặc biệt đánh giá được vai trò chủ động sáng tạo của sinh viên trong việc giải quyết một vấn đề. Nhưng có nhược điểm là mất nhiều thời gian mà chỉ kiểm tra được ít khối lượng kiến thức. Những bài kiểm tra tự luận tốn nhiều thời gian để chấm điểm, đồng thời việc cho điểm lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người chấm.
    Phương pháp trắc nghiệm để đánh giá kiến thức tỏ ra phù hợp với xu thế pháttriển của thời đại. Bởi trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiếnthức, đi sâu vào từng khía cạnh khác nhau của kiến thức, kỹ năng và phản ứng nhanh của sinh viên, đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của sinh viên, đồng thời cách tiến hành và chấm bài nhanh chóng.
    Trên thế giới đã sử dụng khá phổ biến phương pháp kiểm tra - đánh giá này ở các bậc học. Ở Việt Nam bắt đầu áp dụng trên diện rộng cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2006 – 2007 và kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm2007 – 2008 các môn: Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ.

    Tuy nhiên việc biên soạn các bài trắc nghiệm và áp dụng vào kiểm tra - đánh giá các môn học ở trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kiến thức chương axit – bazơ trong Hóa Phân Tích”.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

    2.1. Mục đích nghiên cứu

    Nghiên cứu phương pháp dùng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra - đánh giá kiến thức chương cân bằng và chuẩn độ axit – bazơ trong Hóa Phân Tích, hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sử dụng cho việc kiểm tra - đánh giá kiến thức chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm, nhằm đánh giá được kết quả học tập của sinh viên một cách nhanh và chính xác hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài

    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chương cân bằng axit – bazơ và chuẩn độ axit –bazơ, Hóa phân tích.

    - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về nguyên tắc xây dựng câu hỏi trắc nghiệmkhách quan.

    - Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan thành 4 loại chính:

    + Loại câu điền khuyết

    + Loại câu đúng sai

    + Loại câu ghép đôi

    + Loại câu có nhiều lựa chọn

    - Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa Phân Tích (giáo trình Đại học Sư phạm Hà Nội), chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ).
    - Thực nghiệm sư phạm đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của sinh viên, xử lý đánh giá độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
    3. Đối tượng nghiên cứu

    Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kiến thức, kỹ năng về Hóa phân tích, chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    4.1. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài (lý luận dạy học, cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, tâm lý học, giáo dục học . ) và nội dung kiến thức về tính cân bằng axit – bazơ và chuẩn độ axit – bazơ.
    4.2. Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm: Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng được để tiến hành kiểm tra - đánh giá kiến thức của sinh viên hệ cử nhân các trường Cao đẳng và Đại học Sư phạm. Xử lý kết quả kiểm tra để đánh giá độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi.
    5. Giả thuyết khoa học

    Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách quan để xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần Hóa Phân Tích, chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ) sẽ giúp cho việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
    Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), học phần Hóa Phân Tích cho sinh viên sẽ giúp họ chủ động và tích cực hơn trong học tập.
    6. Những đóng góp của đề tài

    Áp dụng quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã xây dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm học phần Hóa phân tích, chương tính cân bằng và chuẩn độ axit – bazơ, dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.
    Xây dựng các đề kiểm tra tạo cơ sở xác định giá trị của bộ câu hỏi.
    Định hướng được việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm học phần Hóa Phân Tích, chương axit – bazơ trong các khâu của quá trình dạy học.

    KẾT LUẬN CHUNG


    Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, đối chiếu với những nhiệmvụ đã đề ra, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

    1. Xây dựng được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan sử dụng cho việc kiểm tra – đánh giá kiến thức chương axit – bazơ (tính cân bằng và chuẩn độ), đối với sinh viên hệ cử nhân sư phạm các trường Đại học Sư phạm.

    Số lượng: Chúng tôi đã xây dựng được hệ thống gồm 367 câu trắc nghiệmkhách quan.

    Nội dung: Kiến thức về các axit – bazơ, điều kiện proton, tính toán trong hệ đơn axit mạnh, đơn bazơ mạnh, đơn axit yếu, đơn bazơ yếu, hỗn hợp các đơn axit và đơn bazơ, đa axit, đa bazơ, các chất điện lưỡng tính, dung dịch đệm, cân bằng tạo phức hiđroxo của các ion kim loại, chỉ thị axit – bazơ, chuẩn độ đơn axit – đơn bazơ, chuẩn độ đa axit – đa bazơ.

    Thể loại: Gồm 4 dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan là:

    + 288 câu hỏi nhiều lựa chọn: Trong đó 204 câu tính cân bằng axit – bazơ và84 câu chuẩn độ axit – bazơ.

    + 9 câu hỏi điền khuyết: Trong đó 03 câu tính cân bằng axit – bazơ và 6 câu chuẩn độ axit – bazơ.

    + 34 câu hỏi ghép đôi: Trong đó 23 câu tính cân bằng axit – bazơ và 11 câu chuẩn độ axit – bazơ.

    + 36 câu hỏi đúng sai: Trong đó 25 câu tính cân bằng axit – bazơ và 11 câu chuẩn độ axit – bazơ.

    Trong quá trình soạn chúng tôi đã căn cứ vào phân phối chương trình đểphân bố các phần trong một chương và giữa các chương với nhau sao cho hợp lý.

    2. Tiến hành thực nghiệm đối với sinh viên các lớp năm thứ 3 và năm thứ 4 – khoa Hóa - của 2 trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Cụ thể đã kiểm tra 9 đề gốc, 6 đề 20 phút và 3 đề 30 phút.

    Kết quả thực nghiệm ban đầu cho thấy hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương đối phù hợp với trình độ của sinh viên hệ cử nhân sư phạm hóa học của các trường Đại học Sư phạm.

    3. Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm chúng tôi có một số kiến nghịsau:

    Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc tăng cường sử dụng máy tính trong nhà trường thì phương pháp trắc nghiệm tỏ ra hữu hiệu, phù hợp với thời đại. Có thể sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong đánh giá chuẩn đoán, đánh giá từng phần và đánh giá tổng kết.

    Do hạn chế về thời gian tiến hành thực nghiệm và số lượng sinh viên khảo sát còn ít, nên đây chỉ là kết quả ban đầu. Nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm trên quy mô rộng hơn để thu được kết quả có độ tin cậy cao hơn.

    Nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho toàn bộ chương trình Hóa học Phân tích (định lượng và định tính) để sớm thành lập ngân hàng câu hỏi chuẩn dùng cho các bài kiểm tra điều kiện, thi kết thúc học phần. Đồng thời kết hợp sử dụng các phương tiện kiểm tra như máy vi tính, máy quét chấm bài trắc nghiệm, các phần mềm trong kiểm tra đánh giá kiến thức của sinh viên, nhằm tách khâu kiểm tra ra khỏi quá trình dạy học, khắc phục tình trạng “Họcgì – thi đấy ” ở sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...