Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ để Kế toán Đánh Giá kiến thức HP các PPPT hóa lí trong hóa PT đối với

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ để KT Đánh Giá kiến thức HP các PPPT hóa lí trong hóa PT đối với SV hệ cử nhân trường ĐHSP HN​

    Information


    MS: LVHH-HPT019

    SỐ TRANG: 141

    NGÀNH: HÓA HỌC

    CHUYÊN NGÀNH: HÓA PHÂN TÍCH

    TRƯỜNG: ĐH THÁI NGUYÊN

    NĂM: 2008




    Information


    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN



    MỞ ĐẦU

    I. Lí do chọn đề tài

    Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

    kinh tế thế giới, của khoa học kĩ thuật. Thế giới đã tạo ra được rất nhiều công

    trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn cũng như ý nghiã khoa học, phục vụ trực

    tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của con người. Để có được những thành tựu

    như vậy giáo dục đóng góp một vai trò rất quan trọng. Tuy vậy, nền giáo dục

    ở mỗi quốc gia, mỗi châu lục lại có nội dung và cách thức thực hiện khác

    nhau. Chính điều đó đã làm cho chất lượng giáo dục ở mỗi quốc gia có được

    những thành tựu khác nhau. Đối với Việt Nam - là một đất nước đang phát

    triển, chắc chắn chưa thể có một nền giáo dục hiện đại và hoàn chỉnh. Chính

    vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ

    trương, đường lối nhằm đầu tư phát triển cho giáo dục - xác định giáo dục là

    quốc sách hàng đầu. Muốn vậy, chúng ta cần phải tiến hành đổi mới cho giáo

    dục: đổi mới về nội dung chương trình, về phương thức thực hiện, về kiểm tra

    đánh giá, về công tác quản lí .ở tất cả các cấp học bậc học. Trong các công

    tác cần phải đổi mới đó, việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng

    học sinh là rất quan trọng. Từ trước tới nay chúng ta chỉ sử dụng chủ yếu hình

    thức kiểm tra tự luận, vấn đáp để đánh giá xếp loại học sinh vì vậy thường

    hay mắc phải một số khuyết điểm như: nội dung kiểm tra không bao trùm

    khối lượng kiến thức được học, kết qủa đánh giá phụ thuộc vào chủ quan của

    người chấm, mất một quỹ thời gian lớn cho việc chấm thi Để khắc phục

    những nhược điểm trên đây đã có nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam thực

    hiện một hình thức kiểm tra đánh giá mới - đó là phương pháp trắc nghiệm

    khách quan (TNKQ).

    Là một học viên chuyên ngành Hoá phân tích, tôi nhận thấy: Đối với các

    môn học chuyên ngành vẫn chưa thực hiện được hình thức kiểm tra TNKQ.

    Vì vậy, chúng tôi muốn xây dựng một hệ thống các câu hỏi TNKQ dùng cho

    sinh viên hệ cử nhân sư phạm và có thể dùng cho sinh viên chất lượng cao

    ngành sư phạm (với những câu hỏi nâng cao) hoặc còn có thể dùng cho học

    viên cao học Hoá phân tích. Nếu vận dụng tốt lý thuyết về trắc nghiệm khách

    quan để xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học

    phần “Các phương pháp phân tích hoá lý” sẽ giúp cho việc kiểm tra - đánh giá

    kết quả học tập của sinh viên một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng

    dạy và học.

    Sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan học phần “Các

    phương pháp phân tích hoá lý” sẽ giúp sinh viên chủ động và tích cực hơn

    trong học tập học phần này.

    Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là:

    “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá

    kiến thức học phần “Các phương pháp phân tích hoá lý” trong Hoá Phân

    tích đối với sinh viên hệ cử nhân trường Đại học Sư phạm Hà Nội”.

    II. Nội dung chính của đề tài

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

    - Áp dụng quy trình xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để xây

    dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho học phần “Các phương pháp phân tích hoá

    lí, dành cho hệ Cao đẳng và Đại học Sư phạm.

    - Xây dựng các đề kiểm tra trắc nghiệm tạo cơ sở xác định giá trị của câu

    hỏi.

    - Định hướng việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm học phần “Các phương

    pháp phân tích hoá lí” trong các khâu của quá trình dạy học.

    Do thời gian và trình độ hạn chế nên bản luận văn còn có nhiều sai sót,

    chúng tôi mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để

    bản luận văn được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...