Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương dòng điện x

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 chương trình nâng cao
    [TABLE="width: 670"]
    [TR]
    [TD]Luận văn thạc sĩ
    Đề tài:
    Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 chương trình nâng cao
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lí do chọn đề tài[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục đích nghiên cứu .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đối tượng nghiên cứu[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Giả thuyết khoa học .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhiệm vụ nghiên cứu .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phương pháp nghiên cứu .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cấu trúc luận văn .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đóng góp của luận văn[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Dạy học phát triển, vận dụng vào dạy học vật lý[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tư duy vật lý và các biện pháp tích cực hóa tư duy của học sinh trong quá trình dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Khái niệm tư duy vật lý .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Một số thao tác tư duy của học sinh thường dùng trong học tập vật lý[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các biện pháp tích cực hóa hoạt động tư duy của học sinh trong dạy học vật lý[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi – Phương tiện dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quy trình xây dựng câu hỏi cho quá trình dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiêu chuẩn về câu hỏi sử dụng trong dạy học[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Các dạng câu hỏi trong dạy học .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi định hướng phát triển tư duy trong dạy học vật lý .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Một số kỹ năng cần thiết đối với giáo viên khi đưa ra câu hỏi cho học sinh .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thực trạng sử dụng câu hỏi của giáo viên trong quá trình dạy học vật lý[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận chương 1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 chương trình nâng cao. .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nội dung cơ bản của chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 - Nâng cao .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nội dung dạy học .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cấu trúc của chương[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 - Nâng cao[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy trong thiết kế bài học xây dựng kiến thức mới[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy trong dạy học thực hành vật lý .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hệ thống câu hỏi định hướng tư duy trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập chương[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thiết kế một số giáo án cụ thể[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận chương 2 .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. Thực nghiệm sư phạm [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục đích thực nghiệm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Đối tượng thực nghiệm .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nhiệm vụ thực nghiệm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phương pháp thực nghiệm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nội dung thực nghiệm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết quả thực nghiệm[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết quả định tính[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết quả định lượng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận chương 3 .[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài liệu tham khảo[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục 1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục 2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục 3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục 4[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    LỜI CẢM ƠN
    Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè, một số đồng nghiệp, người thân. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
    Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Đình Thước, người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
    Tác giả xin chân thành cảm ơn hai thầy giáo phản biện là PGS.TS. Lê Văn Giáo và PGS.TS. Nguyễn Quang Lạc đã đóng góp những ý kiến quý báu để luận văn được hoàn thiện.
    Tác giả gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ PPGD Vật lí và các thầy cô giáo giảng dạy khoa vật lý Trường Đại học Vinh.
    Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các giáo viên, tổ
    Lý - Hóa trường THPT- DTNT Tân Kỳ.
    Cuối cùng, Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ Tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
    Vinh, ngày 18 tháng 12 năm 2010
    Tác giả
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng thì câu hỏi luôn là phương tiện quan trọng để GV định hướng hành động nhận thức của HS. Người thầy muốn dạy tốt thì phải biết đặt câu hỏi hay vì nếu đặt câu hỏi hợp lí thì có thể khuấy động được sự tò mò của học sinh, kích thích trí tưởng tượng của chúng và tạo động cơ để chúng tìm ra những kiến thức mới. Nó có thể thách thức học sinh bắt chúng phải suy nghĩ, giúp làm rõ các khái niệm và các vấn đề liên quan đến bài học. Việc xây dựng và sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và hiệu quả của quá trình dạy học. Giáo viên muốn dạy tốt thì phải biết cân đối một cách hợp lí các kiểu câu hỏi để nhấn mạnh các điểm chính và kích thích sự hứng thú trong quá trình thảo luận của học sinh.
    Tất cả các phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm thì trong đó, HS tự lực đi tìm chân lí khoa học còn GV chỉ đóng vai trò là người tổ chức, cố vấn, trọng tài, chỉ đạo quá trình học tập. Tương tác giữa thầy và trò chủ yếu thông qua lệch và câu hỏi. Hơn nữa, ở châu âu và một số nước có nền giáo dục phát triển, người ta quan niệm rằng “GV dạy giỏi là GV biết đặt CH tốt”.
    Qua thực trạng dạy học vật lý ở trường phổ thông ở Việt Nam chúng tôi thấy giáo viên chưa thực sự đầu tư vào việc soạn câu hỏi trước khi lên lớp. Mặt khác câu hỏi định hướng phát triển tư duy là phương tiện dạy học không thể thiếu trong việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh. Câu hỏi định hướng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng kiến thức mới, củng cố, mở rộng, hoàn thiện kiến thức lí thuyết và rèn luyện cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề một cách tự lực. Trong thực tế chúng ta thấy rất ít tài liệu viết về mảng câu hỏi định hướng phát triển tư duy trong quá trình dạy học.
    Chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lí 12 – Nâng cao là phần kiến thức nền tảng của vật lý THPT. Những kiến thức về dòng điện xoay chiều có liên quan rất nhiều đến đời sống và khoa học kỹ thuật. Vì vậy việc nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 chương trình nâng cao trong dạy học vật lý nhằm giúp học sinh nắm vững nội dung này, đặc biệt giúp học sinh phát triển tư duy khoa học, năng lực giải quyết các tình huống khác nhau để có điều kiện đi sâu vào nghiên cứu trong tương lai và áp dụng tốt vào thực tiễn.
    Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 chương trình nâng cao”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 chương trình nâng cao và đề xuất phương án sử dụng vào qúa trình dạy học nhằm góp phần bồi dưỡng tư duy và năng lực sáng tạo cho học sinh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng
    · Quá trình dạy học vật lý ở trường phổ thông.
    · Câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong quá trình dạy học vật lý.
    - Phạm vi nghiên cứu
    Câu hỏi định hướng phát triển tư duy của học sinh trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 chương trình nâng cao trong dạy học ở lớp 12.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được hệ thống câu hỏi định hướng phát triển tư duy của HS trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” vật lí 12 chương trình nâng
    Chương 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    1.1. Dạy học phát triển, vận dụng vào dạy học vật lý
    Trong lịch sử phát triển của lý luận dạy học đã từng tồn tại ba khuynh hướng khoa học về quan hệ giữa dạy học và sự phát triển [11]:
    - Khuynh hướng thứ nhất: (Do bác sĩ Phrêit, người Áo và nhà tâm lý học Pi-a-giê, người Thụy Sĩ đề xuất) “Dạy học và sự phát triển, các quá trình này không phụ thuộc vào nhau”.
    - Khuynh hướng thứ hai: (Được nhà triết học tâm lý Giêm, người Mỹ trình bày) “Từ chưa biết đến biết, chưa biết đến học thuộc, có nghĩa là đã phát triển”.
    - Khuynh hướng thứ ba: (Do nhà tâm lý học người Nga Lep Vư-gốt-xki) quan niệm rằng: “Dạy học và sự phát triển là hai quá trình không phụ thuộc vào nhau nhưng luôn luôn có sự liên kết với nhau”.
    Khuynh hướng thứ ba đã được Lep Vư-gốt-xki trình bày chi tiết trong công trình “Tâm lý học sư phạm” và hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, khuynh hướng này đã được phát triển trong các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, của các nhà sư phạm mà có thể kể đến như V.V. Đa-vư-đốp, A.I Le-ôn- chep, Ga-lô-pe-rin, Lê-ông-chi-ép, En-kô-nhin, Dan-cốp Qua đó tư tưởng khoa học “dạy học phát triển” của Lep Vư-gốt-xki đã được kiểm chứng là đúng đắn và đang được ứng dụng rộng rãi ở trong nhà trường. Dạy học truyền thống và dạy học phát triển khác nhau ở điểm nào? Thông qua đặc trưng của hai hệ thống có hai hình thức dạy học này chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn những điểm khác biệt (xem Bảng 1.1).
    Những tư tưởng chính của dạy học phát triển:
    - Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là cơ sở của nền tảng thông tin để phát triển khả năng tiềm ẩn của con người.
    Tài liệu tham khảo
    1. Khánh Dương (2002), Quy trình chung của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học, Tạp chí Giáo dục (23), 15 -18.
    2. Đỗ Mạnh Hùng, Thống kê toán học trong khoa học Giáo dục, ĐHV, 1995.
    3. Nguyễn Phúc Huy - Vũ Ngọc Hồng - Cao Ngọc Viễn - Trần Văn Quang - Phạm Hồng Tuất - Nguyễn Đăng Trình, Tư liệu giảng dạy vật lý cấp III, Tập II, NXBGD, 1976.
    4. Nguyễn Quang Lạc. Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông, Bài giảng chuyên đề cho học viên cao học, ĐHV.
    5. Lê Thanh Oai (2010), Bản chất của câu hỏi trong dạy học, Tạp chí Giáo dục, (245), 52-54.
    6. Phạm Thị Phú, Chuyến hóa phương pháp nhận thức vật lý thành phương pháp dạy học vật lý, Đại Học Vinh, 2007.
    7. Phạm Thị Phú – Nguyễn Đình Thước, Logic học trong dạy học vật lý (Tài liệu dùng cho học viên cao học), Đại Học Vinh, 2001.
    8. Phạm Thị Phú, Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học vật lý, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh, 1999.
    9.Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội.
    10. Nguyễn Trung Thiên (2007), Nâng cao chất lượng dạy học vật lý thông qua việc khắc phục sai lầm của HS khi giải bài tập chương “ Dao động điện – Dòng điện xoay chiều ”. Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHV - Nghệ An.
    11. Nguyễn Đình Thước (2001), Một số cơ sở lý thuyết về dạy học phát triển và bước đầu vận dụng trong dạy học vật lý,Thông báo khoa học ĐHSPVINH (25), 77-82.
    12. Nguyễn Đình Thước, Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học vật lý (Bài giảng cho học viên cao học), Đại học Vinh, 2007.
    13. Phạm Hữu Tòng - Phạm Xuân Quế (Nhóm trưởng) - Nguyễn Đức Thâm - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kỳ ba 2004-2007 - Viện nghiên cứu sư phạm - Hà Nội.
    14. Nguyễn Đăng Trung - Trần Thị Mỵ Lương (2010), Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học,Tạp chí Giáo dục (235), 18-19.
    15. Trần văn Việt (2009), "Dòng điện xoay chiều" vật lý 12 chương trình nâng cao theo tinh thần dạy học giải quyết vấn đề. Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHV - Nghệ An.
    16. Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức và sách BT vật lý 12 nâng cao - Nhà xuất bản GD Năm 2008.
    17. Thomas J. I Asley, Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, University of Dayton, 2000.
    18. R. Mazano, Dạy học theo các định hướng, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2005.
    19. David Halliday, Robert Resnick và Jearl Walker - Cơ sở vật lý tập 5 - NXBGD, 2007.
    20. M.E. Tultrinxki, Những bài tập định tính về vật lý cấp ba, Tập II, NXBGD, 1979.
    21. M.E. Tultrinxki, Những bài toán nghịch lý và ngụy biện về vật lý, NXBGD, 1974.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...