Luận Văn Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía c

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một nhu cầu tất yếu và cần thiết của Việt Nam. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, ký kết và phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) năm 2000, ký kết và phê chuẩn các Hiệp định thương mại đầu tư với nhiều quốc gia là một số ví dụ điển hình về các hoạt động hội nhập tích cực của Việt Nam. Gần đây nhất là việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trở thành thành viên của tổ chức này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tham gia tất cả các hiệp định đa biên của WTO, trong đó có Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt là Hiệp định TRIPS).

    Quyền sở hữu trí tuệ lần đầu tiên được bàn tới trong chương trình nghị sự của Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) tại Vòng đàm phán về hàng giả ở Tokyo năm 1978. Tuy nhiên phải đến Vòng đàm phán Urugoay của GATT (1986-1994), quyền sở hữu trí tuệ mới thực sự trở thành đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của GATT và với việc thông qua Hiệp định TRIPS, quyền sở hữu trí tuệ trở thành đối tượng điều chỉnh của WTO. Tại các nước phát triển, nơi có nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử và khoa học công nghệ ở trình độ cao, vai trò của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được nhìn nhận và đánh giá đúng giá trị đích thực của nó. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển và đặc biệt là chậm phát triển thì quyền sở hữu trí tuệ đang bị vi phạm nghiêm trọng. Các sản phẩm sao chép, bắt chước được bán với giá thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm hợp pháp. Kết quả là nhà sản xuất chân chính không có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cần thiết để tiếp tục tồn tại, tiếp tục nghiên cứu và tiếp tục sáng tạo.

    Việt Nam không nằm ngoài hiện tượng trên. Là một nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và còn cho rằng đó là việc của Nhà nước. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn hàng ngày vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và không ít doanh nghiệp chưa biết làm thế nào để bảo vệ quyền lợi bị vi phạm. Đây thực sự là một khó khăn cho Việt Nam khi phải thực hiện các cam kết đối với WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, WTO yêu cầu các Thành viên của mình phải xây dựng một hệ thống bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

    Thế nào là một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu ? Việt Nam đã có hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như vậy hay chưa? Nếu chưa có thì cần phải xây dựng hệ thống này như thế nào? Nếu đã có thì nó đã phù hợp với yêu cầu của WTO hay chưa? Để trả lời tất cả những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên cứu vấn đề này một cách đầy đủ và cụ thể.

    Đó là lý do để em chọn Luận án về vấn đề «Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS)»
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...