Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn​
    Information

    MS: LVHH-PPDH015
    SỐ TRANG: 135
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới kinh tế, xã hội một cách toàn diện. Ngành giáo
    dục và đào tạo cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển của xã
    hội, giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Chống tiêu
    cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục được nhiều địa phương trong toàn quốc
    hưởng ứng. Sách giáo khoa được thay đổi theo hướng tích cực cả về nội dung lẫn hình thức. Việc
    đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi cử của học sinh đã bắt đầu được thực hiện bằng phương pháp
    trắc nghiệm khách quan ở nhiều môn học. Điều này giúp kiểm tra, đánh giá được kiến thức của học
    sinh một cách toàn diện, tránh học tủ, học vẹt. Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự giác,
    chủ động trong học tập.
    Hóa học là ngành khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống và trong nền kinh tế
    quốc dân. Trong quá trình học tập, thông qua các bài học có tính thực tiễn, học sinh được củng cố
    mối liên hệ giữa lý thuyết với ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều năm qua do nội dung sách giáo khoa còn
    nặng về lý thuyết và do điều kiện thực tế của nhiều trường mà việc truyền thụ kiến thức có liên
    quan đến thực tế còn chưa được đầu tư đúng mức. Mặc dù sách giáo khoa mới (áp dụng từ năm
    2007) đã có nhiều cải tiến đáng kể, nhiều tư liệu thực tế được đưa vào nhưng vẫn còn thiếu một hệ
    thống bài tập hóa học đa dạng và phong phú liên quan đến thực tiễn, để việc dạy và học bộ môn hóa
    học được phong phú hơn.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới và hoàn
    thiện phưong pháp giảng dạy cũng như nhằm củng cố và làm phong phú thêm vốn kiến thức của
    mình, tôi quyết định chọn đề tài: “ Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có
    nội dung gắn với thực tiễn”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn
    nhằm:
    - giúp cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cơ bản về hóa học vào đời sống
    như thế nào đồng thời giúp cho học sinh thấy rõ được mối quan hệ mật thiết giữa hóa học với
    đời sống, tạo niềm say mê, hứng thú đối với môn học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
    - kiểm tra vốn hiểu biết thực tế, rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện và giải thích một số
    hiện tượng thực tế có liên quan đến hóa học.

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
    - Tìm hiểu các nội dung hóa học có liên quan đến đời sống .
    - Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn.
    - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của đề tài.

    4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn.

    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy và học môn Hoá ở trường THPT.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    5.1. Phương pháp hệ thống phân tích các tài liệu lý thuyết liên quan đến đề tài
    - Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, nhà nước, Bộ Giáo Dục - Đào Tạo có nội dung liên
    quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu những cơ sở lý luận về trắc nghiệm khách quan.
    - Phân tích và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài trong các sách, các tiểu luận khoa
    học, báo chí, internet và nhiều tài liệu khác.
    5.2. Phương pháp điều tra cơ bản
    5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    5.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Xây dựng được hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan đa dạng, phong phú về hóa học thực
    tiễn. Nếu sử dụng hệ thống này trong quá trình giảng dạy một cách hợp lí, sẽ góp phần gây hứng
    thú tìm tòi, khao khát khám phá và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

    7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về hóa học có nội dung gắn với thực tiễn nằm trong
    sách giáo khoa hóa trung học phổ thông và thường gặp trong đời sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...