Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    A. MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là thứ của cải vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, giữ gìn và bảo vệ trong suốt quá trình phát triển lịch sử của đất nước. Vì vậy, nó có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người Việt Nam.
    Ngày nay, trước những biến đổi to lớn của đất nước, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là đội ngũ tri thức là phải luôn l uôn có ý thức giữ gìn, bảo vệ sự giàu có và trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, để tiếng Việt mãi mãi xứng đáng với vai trò là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của cộng đồng người Việt Nam, là công cụ bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc.
    Hơn nữa, những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, giáo dục ., những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung đòi hỏi phải có sự đổi mới trong việc dạy - học tiếng Việt trong nhà trường.
    1.2. Hình thành năng lực từ ngữ cho học sinh (HS) cấp tiểu học nói chung và HS lớp 3 nói riêng là mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy từ ngữ ở cấp tiểu học (năng lực từ ngữ được hiểu bao gồm vốn từ và các kỹ năng vận dụng vốn từ ấy để tạo lập và lĩnh hội ngôn bản). Bởi vậy, muốn thực hiện được mục tiêu này, trước hết phải phát triển, mở rộng vốn từ cho học sinh nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng.
    1.3. Môn Tiếng Việt ở phổ thông (trong đó có môn Tiếng Việt lớp 3) trước đây là một môn học độc lập nhưng từ năm 2004 - 2005 trở lại đây được dạy tích hợp cùng với các phân môn khác. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 có các phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả,
    Luyện từ và câu. Yêu cầu dạy tích hợp như vậy ít nhiều gây khó khăn, bỡ ngỡ cho cả người dạy lẫn người học. Thực tế này đòi hỏi ngoài bộ sách giáo khoa dùng trong nhà trường mang tính pháp lí, cần phải có thêm những cuốn sách tham khảo dưới nhiều hình thức cho giáo viên và học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học.
    Đến nay đã có một số sách tham khảo dùng cho từng lớp nhưng chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm dùng học sinh lớp 3 một cách toàn diện.
    1.4. Ngoài những căn cứ lí luận và thực tiễn nói trên, tác giả luận văn chủ trương lựa chọn đề tài: "Xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3" còn là vì hệ thống bài tập được xây dựng theo chủ điểm sẽ phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy (chương trình phân môn Luyện từ và câu trong Tiếng Việt 3 được bố trí dạy theo chủ điểm), phù hợp với đặc trưng về tính hệ thống của từ vựng, phù hợp với qui luật tích luỹ vốn từ của người bản ngữ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    2.1. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và thực tế dạy - học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, tác giả luận văn thực hiện đề tài này với mục đích xây dựng được một hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm một cách tương đối toàn diện về hình thức cũng như nội dung để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy - học môn Tiếng Việt trong chương trình lớp 3, góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy - học.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:
    - Tìm hiểu nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách

    Tiếng Việt 3.

    - Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn này ở một số trường trong vài năm gần đây.
    - Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài để làm căn cứ xây
    dựng hệ thống bài tập.
    - Xác định tiêu chí và nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập.
    - Xây dựng một hệ thống bài tập phong phú, đa dạng theo chủ điểm trong chương trình Tiếng Việt 3.
    - Thiết kế một số bài dạy thử nghiệm và tổ chức dạy thực nghiệm ở một số trường. Bước đầu đánh giá khả năng thực thi và hiệu quả của hệ thống bài tập do luận văn đề xuất.




    MỤC LỤC


    A. MỞ ĐẦU . 1

    1. Lý do chọn đề tài . 1

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

    2.1. Mục đích nghiên cứu . 2

    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3

    3.1. Đối tượng nghiên cứu . 3

    3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

    4. Lịch sử vấn đề . 4

    5. Phương pháp nghiên cứu . 9

    6. Bố cục của luận văn 9

    B. NỘI DUNG CHÍNH . 10

    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỆ THỐNG BÀI TẬP

    MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM CHO HS LỚP 3 . 10


    1.1. Cơ sở lí luận . 10

    1.1.1. Lí thuyết về từ tiếng Việt 10

    1.1.2. Một số vấn đề lý thuyết về phương pháp dạy - học tiếng Việt ở

    tiểu học 15

    1.1.3. Mục tiêu của việc dạy từ ngữ cho học sinh . 18

    1.2. Cơ sở thực tiễn . 22

    1.2.1. Chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng Việt 3 23

    1.2.2. Thực trạng dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong sách Tiếng

    Việt 3 . 24

    1.3. Kết luận 28



    Chương 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP MỞ RỘNG VỐN TỪ THEO CHỦ ĐIỂM

    CHO HỌC SINH LỚP 3 29

    2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ

    điểm cho học sinh lớp 3 29

    2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp 29

    2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 30

    2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình . 30

    2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của

    học sinh . 31

    2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 31

    2.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 31

    2.2. Hệ thống bài tập mở rộng vốn từ theo chủ điểm cho học sinh lớp 3 . 32

    2.2.1. Giới thiệu khái quát hệ thống bài tập 32

    2.2.2. Hệ thống bài tập mẫu 33

    2.3. Tổng kết chương 77

    Chương 3: HưỚNG SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP VÀ THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 78

    3.1. Hướng sử dụng các bài tập . 78

    3.2. Thực nghiệm sư phạm 81

    3.2.1. Mục đích thực nghiệm 81

    3.2.2. Khu vực và địa bàn thực nghiệm 82

    3.2.3. Quy trình thực nghiệm 83

    3.2.4. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm . 83

    3.2.5. Những điểm tốt và chưa tốt trong tiết dạy thử nghiệm; khả năng

    thực thi của hệ thống bài tập mà luận văn đề xuất . 88

    Một số thiết kế thử nghiệm . 89

    C. KẾT LUẬN 100

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...