Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ lớp 10 THPT nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh​
    Information

    MS: LVHH-PPDH020
    SỐ TRANG: 179
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Giáo dục là một hệ thống lớn trong hệ thống xã hội, có liên quan mật thiết đến
    việc hình thành và phát triển con người, nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội
    loài người. Vì vậy quốc gia nào, dân tộc nào cũng hết sức quan tâm đến giáo dục.
    Trong tiến trình đổi mới toàn diện về giáo dục đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
    của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa, đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết
    định chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục. Các kết quả nghiên cứu mới về lí
    luận dạy học cũng như thực tiễn dạy học ở phổ thong trong những năm qua đã
    khẳng định chỉ có phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, giúp học
    sinh biết cách học, biết tự học thì quá trình học tập của các em mới đạt được những
    kết quả tốt đẹp cả về tri thức, kĩ năng lẫn thái độ.
    Luật Giáo dục năm 2005 với các quy định cụ thể hơn về mục tiêu, nội dung,
    phương pháp, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, trong đó yêu cầu
    “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
    sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
    dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng thực hành vận kiến thức vào thực
    tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thứ học tập cho học
    sinh”[25, tr.34].
    Bài tập là một yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Qua thực tế, quá
    trình dạy học có hiệu quả hay không, học sinh có nhận thức tích cực, sáng tạo và
    hình thành các kĩ năng, kĩ xảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống bài
    tập được thiết kế có hay không. Vì vậy vấn đề bài tập trong dạy học cũng là một
    chuyên đề đáng lưu ý. Hiện nay, người ta thường chú ý đến các bài tập do các
    chuyên gia biên soạn và giới thiệu trong các sách bài tập hóa học. Chúng tôi muốn
    nói tới hệ thống bài tập do người dạy tự soạn khi lên lớp. Một giờ học có lí thú
    không, có tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh không thường phụ
    thuộc rất lớn vào chất lượng của bài tập tự soạn này. Bởi vì số lượng bài tập hóa học


    thì rất nhiều, đa dạng, trong khi số tiết giải bài tập rất hạn chế (15 – 20% tổng số tiết
    học). Vì vậy giáo viên cần chọn bài tập điển hình về nội dung và phương pháp. Từ
    bài tập đó, phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau để rút ra kết luận cho những bài
    tập khác, nghĩa là thông qua một bài tập mà hướng dẫn học sinh phương pháp giải
    hàng loạt các bài tập có nội dung liên quan.
    Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu vấn đề “XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
    HÓA VÔ CƠ NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO
    HỌC SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” là rất cần thiết trong chương
    trình hóa phổ thông.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần vô cơ lớp 10 chương trình nâng
    cao và nghiên cứu sử dụng chúng theo hướng phát triển năng lực tư duy sáng tạo
    cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học hoá học, góp phần tích cực vào
    việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông.
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu lí luận về hoạt động củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng
    tạo của học sinh trong quá trình dạy học hóa học.
    - Tìm hiểu về hệ thống lí luận bài tập hóa học.
    - Điều tra cơ bản tình hình dạy học hóa học ở trung học phổ thông của giáo
    viên về việc sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
    - Nghiên cứu và xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh
    kiến thức và phát triển năng lực tư duy sáng tạo.
    - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của những nội dung và bài tập
    đã đề xuất.
    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học hóa học ở trường trung học
    phổ thông.
    - Đối tượng nghiên cứu: Việc xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần hóa vô
    cơ lớp 10 (nâng cao) nhằm củng cố kiến thức và phát triển năng lực tư duy sáng tạo
    cho học sinh.


    5. Phạm vi nghiên cứu
    - Hệ thống bài tập hóa học phần hóa vô cơ lớp 10 (nâng cao) có tác dụng
    củng cố kiến thức và phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
    - Địa bàn nghiên cứu: Các trường THPT tỉnh Tây Ninh.
    6. Giả thuyết nghiên cứu
    Nếu giáo viên thực hiện tốt việc xây dựng hệ thống bài tập đồng thời có các
    hướng sử dụng bài tập phù hợp sẽ củng cố được hệ thống kiến thức và phát triển
    năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    - Phương pháp điều tra cơ bản.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    - Phương pháp thống kê toán học.
    8. Điểm mới của luận văn
    - Đề xuất 6 nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập phần hóa vô cơ lớp 10
    (chưong nhóm Halogen và nhóm Oxi).
    - Xây dựng quy trình thiết kế hệ thống bài tập của đề tài bao gồm 7 buớc.
    - Xây dựng được hệ thống bài tập phần hóa vô cơ lớp 10 (chương nhóm
    Halogen và nhóm Oxi) chương trình nâng cao.
    - Đề xuất các hướng sử dụng bài tập đã xây dựng nhằm củng cố kiến thức và
    phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...