Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 thpt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Định hướng công cuộc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chuyển đổi từ cách dạy “thầy truyền thụ, trò tiếp thu” sang việc thầy tổ chức các hoạt động dạy học để trò tự dành lấy kiến thức, tự xây dựng kiến thức cho mình, bồi dưỡng năng lực tự học.
    Thực trạng hiện nay ở các trường trung học phổ thông nói chung thì đa số giáo viên còn nặng về việc thuyết trình, chỉ chú trọng vào việc hoàn thành bài giảng, phương pháp dạy học theo kiểu “truyền thụ một chiều” mà chưa chú ý đến việc phát huy nội lực của người học, học sinh chỉ có một nhiệm vụ là tiếp thu một cách thụ động kiến thức do người thầy truyền cho.
    Là một giáo viên môn hoá ở trường trung học phổ thông, qua nhiều năm công tác bản thân tôi nhận thấy trong quá trình học tập học sinh tỏ ra rất hứng thú và nhớ rất lâu những kiến thức khi chính các em là người khám phá ra. Còn như bắt các em phải ghi nhớ kiến thức một cách thụ động như trên thì gây nên tâm lí ỷ lại, kiến thức dồn nén không được vận dụng dẫn đến tình trạng lười học, chán nản.
    Trong bộ môn hoá học có rất nhiều vấn đề cần khai thác để làm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Chẳng hạn xây dựng các bài tập hoá học theo hướng tích cực để giúp học sinh củng cố, tìm tòi và phát triển kiến thức cho riêng mình đang là một vấn đề mới được giáo viên quan tâm. Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh không chỉ tái hiện lại kiến thức mà còn phải tìm tòi, phát hiện kiến thức mới và từ đó phát triển cả kiến thức và tư duy. Chúng ta có thể xây dựng một hệ thống bài tập nhận thức môn hoá học cho các khối lớp để hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động dạy học theo xu hướng đổi mới hiện nay.
    Từ những lập luận trên chúng tôi đã đi đến chọn đề tài : "Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tìm tòi cách sử dụng bài tập hoá học theo hướng tích cực nhằm khai thác thêm công dụng của bài tập để nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông hiện nay.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    * Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài : Lý luận về nhận thức, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học hoá học nói chung và quá trình giải bài tập hoá học nói riêng, từ đó làm cơ sở để xây dựng tiến trình giải bài tập hoá học theo hướng tích cực (củng cố và phát triển).
    * Xây dựng cơ sở lí thuyết cho bài tập nhận thức môn hoá học (bài tập củng cố và phát triển kiến thức).
    * Xây dựng hệ thống bài tập hoá học theo hướng củng cố, hoàn thiện và phát triển kiến thức.
    * Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập hoá học đã xây dựng và khả năng áp dụng hệ thống bài tập đó vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học hoá học ở lớp 10 trung học phổ thông.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    * Hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học hoá học.
    * Lý luận về bài tập hoá học, hệ thống bài tập hoá học lớp 10 trung học phổ thông, các phương pháp giải và vai trò của các bài tập trong hoạt động nhận thức.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    * Nghiên cứu lí luận :
    - Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị của Đảng, nhà nước và bộ Giáo dục- Đào tạo có liên qua đến đề tài.
    - Nghiên cứu tài liệu liên quan về lí luận dạy học, tâm lí dạy học, giáo dục học và sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ đề tài. Đặc biệt chú trọng đến cơ sở lí luận của bài tập hoá học và ý nghĩa, tác dụng của loại bài tập hoá học củng cố và phát triển kiến thức đối với hoạt động dạy học.
    * Điều tra cơ bản :
    - Điều tra tổng hợp ý kiến các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở trường trung học phổ thông về thực trạng của việc sử dụng bài tập hoá học trong giảng dạy hoá học nói chung.
    - Thăm dò lấy ý kiến của giáo viên về giải pháp xây dựng hệ thống bài tâp hoá học củng cố và phát triển kiến thức và sử dụng nó vào quá trình tổ chức hoạt động dạy học.
    * Thực nghiệm sư phạm :
    - Đánh giá chất lượng của hệ thống bài tập đã xây dựng.
    - Đánh giá hiệu quả đem lại từ việc sử dụng bài tập hoá học củng cố và phát triển kiến thức để tổ chức hoạt động dạy học.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được hệ thống bài tập hoá học theo hướng củng cố và phát triển kiến thức thì sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, gây hứng thú học tập cho học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn hoá học.
    7. Cái mới của đề tài
    Bên cạnh việc sử dụng bài tập để kiểm tra, tái hiện lại kiến thức thì tác giả đã tiếp tục khai thác bài tập theo hướng phát triển. Đó là sử dụng bài tập như là nguồn kiến thức để học sinh củng cố, tìm tòi, phát triển kiến thức cho riêng mình.
    8. Cấu trúc nội dung của luận văn
    Luận văn dày 115 trang, gồm 3 phần.
    Phần 1 - Mở đầu : 4 trang
    Phần 2 - Nội dung : 108 trang, gồm 3 chương
    Chương 1 : Cơ sở lí luận và thực tiễn (14 trang)
    Chương 2 : Xây dựng hệ thống bài tập hoá học lớp 10 THPT theo hướng củng cố và phát triển kiến thức cho học sinh (80 trang)
    Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm (14 trang), trong đó có 8 bảng, 5 đồ thị.
    Phần 3 - Kết luận chung (2 trang)
    Ngoài ra luận văn còn có : + Phần tài liệu tham khảo
    + Phần phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...