Thạc Sĩ Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - hóa học 11 nâng cao

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - hóa học 11 nâng cao​
    Information

    MS: LVHH-PPDH061
    SỐ TRANG: 105
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2010



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển trong bối cảnh toàn
    cầu hoá ngày càng sâu rộng. Chính điều này đã đặt ra thách thức sống còn cho đất nước ta là làm thế
    nào tìm ra con đường đi sáng tạo để nhanh chóng hoà nhập cùng với khu vực và thế giới tiến vào
    nền văn minh nhân loại?
    Muốn vậy, trước hết cần phải có một nền giáo dục toàn diện và hiện đại đủ sức tạo ra chất
    lượng và hiệu quả thật sự trong sứ mệnh “nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân
    tài”.
    Do đó, ngành giáo dục nước nhà đã và đang từng bước đổi mới toàn diện để đào tạo những con
    người vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng nhu cầu xã hội.
    Nói riêng về hoá học – môn khoa học thực nghiệm – là môn học mà những con người “công
    nghiệp” trong tương lai cần phải vận dụng rất nhiều vào thực tiễn. Vì thế, học sinh cần phải được
    rèn luyện kỹ năng thực hành, có vốn kiến thức sâu rộng về sản xuất hóa học ngay từ khi còn ngồi
    trên ghế nhà trường phổ thông.
    Thế nhưng, vì lí do nào đó mà không phải lúc nào người thầy cũng dạy được cho các em theo
    kiểu “học đi đôi với hành”. Cho nên, những hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị sẽ là ngôn ngữ diễn tả
    ngắn gọn nhưng rất hiệu quả bản chất của thực tiễn hóa học, để giúp học sinh gắn lí thuyết với thực
    tiễn nhiều hơn.
    Tuy nhiên, những bài tập hóa học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong chương
    trình hóa học phổ thông hiện nay còn rất ít và cũng chưa được nhiều giáo viên sử dụng.
    Như vậy, vấn đề là làm thế nào để học sinh sử dụng ngày càng nhiều và có hiệu quả những bài
    tập hóa học có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị?
    Với mong muốn cải thiện phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn, góp phần nâng cao chất
    lượng học tập của học sinh nên chúng tôi đã chọn vấn đề “Xây dựng hệ thống bàì tập có sử dụng
    hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị - hoá học 11 nâng cao” làm đề tài nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể: quá trình dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông.
    - Đối tượng: bài tập hoá học 11 nâng cao có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Bài tập hoá học 11 nâng cao chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon”. 5. Nhiệm vụ đề tài
    - Tìm hiểu hệ thống lí luận về bài tập hoá học; phương tiện trực quan; bài tập có sử dụng hình vẽ,
    sơ đồ, biểu bảng, đồ thị.
    - Phân tích hệ thống bài tập có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong SGK, SBT trung
    học phổ thông.
    - Điều tra cơ bản tình hình sử dụng bài tập hoá học có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị ở trường
    phổ thông hiện nay.
    - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
    chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon” lớp 11 nâng cao.
    - Đề xuất việc sử dụng hệ thống bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị trong dạy học hóa học.
    - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đã đề xuất.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu sử dụng tốt các bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị sẽ góp phần đa dạng hệ thống
    bài tập hóa học và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
    7. Điểm mới của đề tài
    - Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hoá học có sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
    chương “Nhóm nitơ” và “Nhóm cacbon” - hoá học 11 nâng cao.
    - Đề xuất phương thức sử dụng bài tập có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị để nâng cao hiệu quả
    dạy học hóa học nói chung và hóa học 11 nói riêng.

    8. Phương pháp nghiên cứu
    - Các phương pháp nghiên cứu lí luận: tra cứu các tài liệu sư phạm, các văn bản có liên quan đến
    đề tài.
    - Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm sư
    phạm.
    - Phương pháp thống kê toán học: xử lí kết quả thực nghiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...