Thạc Sĩ Xây dựng hệ giải pháp tin học hoá công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động của Học viện tại trung tâm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    a, Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên tất cả các lĩnh vực,
    nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Đảng, Nhà nước và nhân
    dân ta đang hướng đến mục tiêu "đến năm 2020, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
    theo hướng hiện đại". Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trở thành một lĩnh vực có
    vị trí rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước.
    Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã quyết định nhiều chủ trương; triển khai nhiều
    chương trình, đề án, dự án . công nghệ thông tin - truyền thông trong hệ thống cơ quan của
    Đảng và Nhà nước nhằm ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện tin học hoá
    trong các lĩnh vực hoạt động của cơ quan Đảng, bộ máy Nhà nước và các ngành, các cấp.
    Trong sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục . quá trình tin
    học hoá đã diễn ra nhanh chóng, đem lại nhiều kết quả. Ở nước ta, bước đầu đã hình thành
    khu vực kinh tế thông tin trong nền kinh tế. Hàng năm, khu vực này đều có chỉ số tăng trưởng
    từ 30% trở lên. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy những tiềm năng to lớn; triển khai
    nhiều dự án, trong đó có những dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ thông tin -
    truyền thông ở nước ta.
    Công nghệ thông tin - truyền thông đã và đang trực tiếp góp phần thúc đẩy sự phát
    triển kinh tế - xã hội và là chiếc chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Để trở
    thành một nước công nghiệp phát triển; nhanh chóng tiếp cận kinh tế tri thức, nền kinh tế
    nước ta nhất định phải tiếp tục thúc đẩy nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; thúc đẩy
    quá trình tin học hoá trong tất cả các ngành sản xuất, trong các lĩnh vực đời sống xã hội và
    trước hết là trong hoạt động quản lý của các cấp.
    Tuy vậy, hiện nay trong hoạt động của cơ quan Đảng và Nhà nước (bao gồm các đơn vị
    quản lý hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp), việc ứng dụng công nghệ thông tin -
    truyền thông còn nhiều hạn chế, bất cập. Một số đề án, dự án cấp quốc gia gần đây đã không
    thực hiện được mục tiêu, không đảm bảo tiến độ, quản lý lỏng lẻo, yếu kém. Hệ quả tất yếu là
    không thực hiện được yêu cầu tin học hoá trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước
    hết là tin học hoá quản lý hành chính nhà nước; gây tổn thất về kinh tế và tác động trực tiếp
    đến lòng tin của nhân dân đối với việc thực hiện các chương trình ứng dụng công nghệ thông
    tin - truyền thông do Nhà nước đầu tư và chỉ đạo thực hiện.
    Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam
    đã có Chỉ thị số 58/CT-TƯ về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công cuộc
    công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Năm 2006, Quốc hội đã thông qua và công bố Luật Công
    nghệ thông tin - truyền thông của nước ta. Gần đây, ngày 10/4/2007, Chính phủ đã ban
    hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong
    các cơ quan nhà nước. Đó là những văn kiện rất quan trọng, không chỉ có vai trò xác định
    phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông ở nước ta
    trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà còn là cơ sở pháp lý để các cấp
    từ Trung ương đến cơ sở xác định các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng công
    nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình tin học hoá các lĩnh vực hoạt động trong các cơ quan của
    Đảng và Nhà nước và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
    b, Với sự hợp nhất của Học viện Hành chính quốc gia, từ năm 2007, Học viện Chính trị
    - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trở thành một cơ sở lớn nhất, một trung tâm quốc gia
    về đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, trang bị kiến thức, kỹ năng về
    quản lý nhà nước; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Chính phủ.
    Trong giai đoạn cách mạng mới, vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện càng có ý nghĩa quan
    trọng đối với sự phát triển của đất nước.
    Ngày nay, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông đã trở thành công cụ,
    phương tiện, giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lớn nhất trong việc
    khai thác, cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin cho mọi đối tượng. Với máy tính điện tử
    và các hệ thống mạng, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông cung cấp phương
    tiện làm việc để mọi người có thể trao đổi dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Khi được ứng dụng
    trong thực tế, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông không chỉ nâng cao năng
    suất, hiệu quả xử lý thông tin mà còn trở thành một nhân tố trực tiếp tác động đến phương
    pháp tư duy, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ và tất cả mọi thành viên trong từng tổ chức .
    Trong quản lý nhà nước, công nghệ thông tin - truyền thông - truyền thông có mối liên
    hệ chặt chẽ và trực tiếp thúc đẩy quá trình đổi mới, cải cách nền hành chính quốc gia. Hiệu
    quả đích thực của ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hoá trong các lĩnh
    vực chính là tăng năng suất lao động, hiệu quả công tác quản lý; gia tăng giá trị của các sản
    phẩm, trước hết là các sản phẩm yêu cầu có hàm lượng tri thức cao.
    Các chức năng cơ bản của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là
    đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học, tất yếu nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin ngày
    càng đòi hỏi phải được đáp ứng cao hơn. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, tin học
    hoá các lĩnh vực hoạt động của Học viện không chỉ là nhu cầu khách quan mà còn góp phần
    đề cao vai trò, vị thế và tầm vóc của Học viện. Tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm
    Học viện có vai trò và tác dụng là khâu mở đầu, có ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình tin
    học hoá các lĩnh vực hoạt động của hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ
    Chí Minh.
    c, Từ giai đoạn 1995 - 1996, khi Nhà nước có chủ trương triển khai các chương trình
    quốc gia về công nghệ thông tin, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã được chính
    thức tham gia các chương trình, dự án này. Những kết quả bước đầu của nhiệm vụ ứng
    dụng công nghệ thông tin - truyền thông, tin học hoá ở trung tâm Học viện là: đã xây dựng
    được một cơ sở hạ tầng thông tin tương đối hiện đại với các hệ thống máy chủ của trung
    tâm Tích hợp dữ liệu, đường truyền dữ liệu bằng cáp quang có thông lượng đường truyền
    rất lớn; các đơn vị tại trung tâm Học viện đều được trang bị máy tính điện tử có kết nối
    mạng để làm việc; nhiều cán bộ, nhân viên đã được đào tạo về kiến thức, kỹ năng tin học có
    thể sử dụng có hiệu quả trong công tác chuyên môn; Học viện đã xây dựng được một trang
    thông tin điện tử với số người truy cập, sử dụng ngày càng tăng; là một phương tiện trao đổi
    thông tin có hiệu quả cao trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị .
    Tuy nhiên, đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong công tác
    quản lý các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị tại trung tâm Học viện vẫn còn nhiều vấn đề
    bất cập. Nổi lên là những vấn đề sau.
    - Chưa xác định được phương hướng, chủ trương, kế hoạch và các giải pháp để thực
    hiện nhiệm vụ tin học hoá công tác quản lý của Học viện. Các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật -
    công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin - truyền thông chưa có điều kiện ứng dụng để
    phát huy hiệu quả công tác quản lý, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học. Nhiều giải pháp
    công nghệ tiên tiến trong xử lý thông tin có thể áp dụng có hiệu quả trong hệ thống thông tin
    của Học viện nhưng chưa được nghiên cứu, xem xét và đề xuất ứng dụng trong thực tiễn .
    - Một bộ phận trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nhận thức đúng đắn và đầy
    đủ về vai trò, tác dụng, hiệu quả của nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá
    công tác quản lý các lĩnh vực hoạt động ở trung tâm Học viện. Vì vậy, chưa coi trọng công
    tác xử lý thông tin trên máy tính điện tử và trên môi trường mạng; chưa xây dựng được các
    nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý; chưa quan tâm đến việc nâng cao trình độ kiến
    thức, kỹ năng tin học để sử dụng cho công tác chuyên môn đồng thời tích cực đào tạo, bồi
    dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông cho đơn vị v.v
    - Công tác quản lý của Học viện, trong đó có nhiều nội dung thuộc chức năng quản lý nhà
    nước như quản lý cán bộ, công chức, học viên; quản lý công tác đào tạo và nghiên cứu khoa
    học; quản lý tài chính, vật tư, tài sản . vẫn được tiến hành theo cách thức, nề nếp cũ, lạc hậu và
    kém hiệu quả; không kịp đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.
    Nhiều công đoạn trong quy trình công tác quản lý có thể sử dụng máy tính điện tử và
    các chương trình phần mềm trên máy tính để tác nghiệp nhưng kể cả khi đã có các yếu tố này
    thì vẫn thực hiện bằng thao tác thủ công nên năng suất, chất lượng, hiệu quả không cao; thiếu
    tính khách quan, chính xác; lãng phí thời gian và ngân sách .
    Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý nghèo nàn, thiếu thốn; chưa được quan tâm
    xây dựng, lưu trữ và bảo quản bằng các phương pháp hiện đại nhằm sẵn sàng truy xuất và
    đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý.
    Các tài nguyên thông tin như máy tính điện tử và các hệ thống mạng, truyền hình giảng
    đường; các vật tư thiết bị công nghệ thông tin; các nguồn dữ liệu số hoá . do thiếu chủ
    trương, kế hoạch và giải pháp kỹ thuật công nghệ nên chưa phát huy tác dụng; chưa được
    khai thác triệt để, gây nên sự lãng phí không đáng có trong khi sự phát triển của công nghệ
    thông tin - truyền thông lại rất nhanh chóng.
    - Do xử lý thông tin vẫn theo phương thức thủ công, truyền thống nên hoạt động của
    từng đơn vị trong hệ thống Học viện và tại trung tâm Học viện vẫn trong tình trạng phổ biến
    là cục bộ, khép kín. Các cơ quan lãnh đạo, quản lý của Học viện rất khó nắm bắt chính xác
    tình hình cụ thể của các đơn vị. Thông tin từ trên xuống bị thất lạc hoặc chậm trễ. Báo cáo từ
    dưới lên không đầy đủ, số liệu thiếu chính xác là một trong những nhân tố tác động trực tiếp
    đến chất lượng và tính khả thi của các quyết định về lãnh đạo, quản lý. Công tác quản lý hành
    chính nhà nước chậm được đổi mới và kém hiệu lực v.v
    Xuất phát từ những vấn đề trên, việc Giám đốc Học viện quyết định đưa vào kế hoạch
    nghiên cứu khoa học năm 2009 đề tài Các giải pháp tin học hoá công tác quản lý tại trung
    tâm Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là phù hợp với yêu cầu thực tiễn
    của Học viện.
    Mặc dầu trong khuôn khổ của đề tài này chưa thể có đủ điều kiện để thực hiện các nội
    dung cụ thể, chi tiết về việc tin học hoá công tác quản lý tại trung tâm Học viện nhưng trên cơ
    sở đề xuất các giải pháp có tính hệ thống, có cơ sở lý luận, cơ sở lý thuyết và thực tiễn sẽ là
    khâu mở đầu cho quá trình xác định một cách đầy đủ những vấn đề cơ bản về tin học hoá công
    tác quản lý tại trung tâm Học viện; định hướng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin; góp
    phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của Học viện. Đồng thời, các Học viện
    khu vực có thể tham khảo để thực hiện nhiệm vụ tin học hoá các hoạt động của cả hệ thống
    Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
    Ở nước ta, các nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin -
    truyền thông là một trong những nội dung đã được quan tâm từ nhiều năm qua, nhất là từ
    năm 1995, khi Nhà nước chính thức có chủ trương và các kế hoạch, chương trình về ứng
    dụng công nghệ thông tin.
    Tuy vậy, nghiên cứu về tin học hoá tức là ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
    trong từng lĩnh vực cụ thể thì các nhà nghiên cứu thường nghiêng về hướng làm thế nào để
    nhanh chóng đưa công nghệ thông tin - truyền thông vào lĩnh vực đó nhằm khai thác được
    những tiến bộ về kỹ thuật - công nghệ; đầu tư trang thiết bị; đào
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...