Tiểu Luận Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiGia đình là một thiết chế xã hội mang đậm bản sắc dân tộc và in rõ dấu ấn của tiến trình văn hóa. Với gia đình Việt Nam, bản sắc ấy, dấu ấn ấy được xác định bởi nhiều yếu tố, song nét nổi bật dễ nhận thấy nhất là gia đình giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống Việt Nam và tâm hồn Việt Nam. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề, trong đó mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
    Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những biến đổi xã hội tích cực nhằm duy trì sự tồn tại, củng cố và phát huy truyền thống của dân tộc, tôn vinh những chức năng đáng quý của gia đình, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội. Tình hình trên dẫn đến tình trạng thiếu sự phù hợp giữa gia đình và xã hội, ít nhiều gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, tất cả những giá trị truyền thống tốt đẹp phải được phục hồi từ mỗi gia đình và việc xây dựng gia đình văn hóa là sự hỗ trợ tích cực cho việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
    Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn có 01 thị trấn và 22 xã - nơi hội tụ của 14 dân tộc anh em sinh sống. Là một huyện miền núi có đông người Mường sinh sống (chiếm 55,8% dân số toàn huyện), họ đóng vai trò là lực lượng chủ đạo và tập trung nhất. Gia đình dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là gia đình có bề dày về các truyền thống văn hóa tốt đẹp nhưng đang có nguy cơ bị mai một, đồng thời vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực tế cho thấy, các gia đình dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ vẫn còn nghèo khổ, lạc hậu, đời sống vật chất, tinh thần còn thấp kém và việc xây dựng gia đình văn hóa trong đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ sẽ là động lực thúc đẩy các gia đình dân tộc Mường được nâng lên cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Cho nên, việc xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là việc làm cấp bách.
    Với ý nghĩa đó cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung và trong đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng, tôi đã chọn vấn đề: “Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứuMục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
    Để đạt được mục đích trên, tiểu luận thực hiện những nhiệm vụ sau:
    - Làm rõ khái niệm gia đình và gia đình văn hóa.
    - Trình bày những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
    - Nội dung và các hoạt động trong công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
    - Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó trong việc thực hiện công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
    - Khách thể nghiên cứu: Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay).
    5. Phương pháp nghiên cứuSử dụng phương pháp lôgíc và lịch sử, thống kê, phân tích - tổng hợp, tổng kết thực tiễn, quy nạp, diễn dịch, so sánh
    6. Kết cấu của tiểu luậnNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, tiểu luận gồm 3 chương và 6 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...