Thạc Sĩ Xây dựng e-learning chương "liên kết hóa học và cấu tạo phân tử" học phần hóa đại cương trường Cao đ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    E-learning là một phương thức dạy học mới dựa trên Công nghệ thông tin
    truyền thông (CNTT&TT). Với e-learning, việc học là linh hoạt và mở. Người học
    có thể học bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề bản thân quan
    tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc mà chỉ cần
    có phương tiện là máy tính và mạng Internet. E-learning là một giải pháp hữu hiệu
    để giải quyết vấn đề đặt ra hiện nay: việc học tập không chỉ bó gọn trong học ở phổ
    thông, ở học đại học mà là học suốt đời. Phương thức học tập này có tính tương tác
    cao, sẽ hỗ trợ và bổ sung cho các phương thức đào tạo truyền thống góp phần nâng
    cao chất lượng giảng dạy.
    Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO khi nền kinh tế thế giới
    đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng
    giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và Phát triển của
    đất nước và cá nhân. E-learning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợp trong
    việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu Xã hội khi nước
    ta gia nhập WTO.
    E-learning thuộc mô hình giáo dục “tri thức”, là mô hình giáo dục hiện đại
    nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT&TT là
    mạng Internet. Mô hình này đã tạo ra những yếu tố thay đổi sâu sắc trong giáo dục:
    yếu tố thời gian và không gian sẽ không còn bị ràng buộc chặt chẽ, sinh viên (SV)
    tham gia học tập mà không cần đến trường đại học. Sự chuyển giao tri thức không
    còn chiếm vị trí hàng đầu của giáo dục, SV phải học cách truy tìm thông tin bản
    thân cần, đánh giá và xử lý thông tin để biến thành tri thức qua giao tiếp.
    E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai
    e-learning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt
    Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới.
    SV Việt Nam nói chung và SV trường Cao đẳng Giao thông Vận tải 3 (CĐ
    GTVT3) nói riêng, hiện tại vẫn quen với cách học truyền thống: thụ động, chưa tự mình tìm đến kiến thức, chưa học theo nhu cầu, năng lực, sở thích thật sự của bản
    thân. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cần bao gồm cả
    việc giúp SV tiếp cận với cách học chủ động, tự tìm hiểu, tự kiểm tra đánh giá, tích
    cực trao đổi với giảng viên (GV), bạn bè. E-learning là một trong những phương
    thức giúp SV chủ động về thời gian học tập, nội dung học tập, khối lượng kiến thức,
    tự kiểm tra đánh giá, dễ dàng trao đổi thông tin
    Tin học hóa quản lý đào tạo và giáo dục đang là xu hướng chung trong giáo
    dục đào tạo ở Việt Nam, và trường CĐ GTVT3 cũng không ngoại lệ. Việc Xây dựng
    e-learning với mục đích đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đầu ra
    của SV không nằm ngoài mục tiêu của trường.
    Hiện nay có rất nhiều trường đại học Đầu tư Xây dựng chương trình e-learning,
    tuy nhiên phần lớn là cho các chuyên ngành kinh tế, ngoại ngữ, tin học Số trường
    sử dụng kết hợp e-learning với phương pháp truyền thống trong việc dạy học bộ
    môn Hóa Đại cương (HĐC) là rất ít và đang ở giai đoạn hình thành.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “XÂY DỰNG
    E-LEARNING CHƯƠNG “LIÊN KẾT Hóa học VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ”
    HỌC PHẦN HÓA Đại cương TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN
    TẢI 3”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng e-learning chương liên kết Hóa học và cấu tạo phân tử
    (LKHH&CTPT) thuộc học phần HĐC trường CĐ GTVT3, nhằm nâng cao chất
    lượng học tập và góp phần đưa SV tiếp cận với phương thức học tập hiện đại dựa
    trên CNTT&TT.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học bộ môn HĐC ở trường Đại học, Cao
    đẳng.
    Đối tượng nghiên cứu: chương trình e-learning chương “LKHH&CTPT” học
    phần HĐC ở trường CĐ GTVT3.
    4. Nhiệm vụ của đề tài Để thực hiện đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
     Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản và cách thức khai thác, ứng dụng e-
    learning.
     Nghiên cứu cơ sở lý luận việc dạy và học bằng e-learning, cách thức
    Xây dựng chương trình e-learning.
     Nghiên cứu phương pháp dạy và học HĐC bằng e-learning.
    Xây dựng chương trình e-learning chương “LKHH&CTPT” dùng dạy
    học học phần HĐC trường CĐGTVT3.
     Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hiệu quả của đề tài và
    đề xuất việc ứng dụng e-learning trong dạy học HĐC.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Giới hạn nội dung vấn đề nghiên cứu: Xây dựng e-learning hỗ trợ việc dạy học
    HĐC với nội dung thuộc chương “LKHH&CTPT” chương trình HĐC trường CĐ
    GTVT3.
    Đối tượng thực nghiệm: SV trường CĐ GTVT3.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu sử dụng kết hợp e-learning với phương pháp dạy học truyền thống một
    cách có hiệu quả sẽ giúp SV tiếp cận với phương thức học tập hiện đại, làm nền
    tảng cho việc Xây dựng toàn bộ chương trình e-learning HĐC, góp phần nâng cao
    chất lượng học tập bộ môn HĐC ở trường CĐ GTVT3 nói riêng cũng như các
    trường đại học cao đẳng nói chung.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu lý luận:
     Đọc và nghiên cứu về lý luận dạy học dựa trên CNTT&TT, hệ thống
    quản lý học tập, nghiên cứu tài liệu về cách thức, phương pháp Xây dựng
    chương trình e-learning.
     Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học đại học, Tâm lý học,
    đặc biệt Tâm lý khi học bằng phương tiện máy tính và mạng internet và các
    tài liệu khoa học khác liên quan đến đề tài.  Phân tích và tổng hợp lý thuyết.
    Nghiên cứu thực tiễn, các điều tra cơ bản:
     Dùng phiếu điều tra thăm dò hiểu biết của SV về e-learning.
     Thăm dò ý kiến SV trường CĐ GTVT3 sau khi học chương
    LKHH&CTPT bằng cách kết hợp giữa phương pháp truyền thống với
    e-learning.
     Dùng phiếu điều tra thăm dò ý kiến của GV về website e-learning HĐC.
    Thực nghiệm sư phạm: tiến hành lên lớp có kết hợp e-learning và không kết
    hợp e-learning để so sánh kết quả học tập.
    Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
    8. Điểm mới của luận văn
    Nghiên cứu đưa ra cách thức Xây dựng chương trình e-learning cho bộ môn
    HĐC.
    Nghiên cứu về việc dạy học kết hợp e-learning với phương thức dạy học
    truyền thống.
    Đánh giá sơ bộ chương trình e-learning, Tâm lý SV khi học với e-learning, từ
    đó đưa ra những đóng góp cho cách thức Xây dựng chương trình e-learning HĐC và
    cách thức dạy học HĐC bằng e-learning phù hợp hơn, hiệu quả hơn.


    CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    LỜI CẢM ƠN
    MỞ ĐẦU
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
    Chương 2: Xây dựng E-LEARNING CHƯƠNG “LIÊN KẾT Hóa học VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ” HỌC PHẦN HĐC TRƯỜNG CĐ GTVT3
    Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1. Phụ lục 1 : Phiếu khảo sát kỹ năng sử dụng Internet và hiểu biết về khái niệm e-learning của SV trường CĐ GTVT3
    2. Phụ lục 2 : Đề và đáp án bài kiểm tra chương liên kết hoá học và cấu tạo phân tử
    3. Phụ lục 3 : Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về website Hóa Đại cương và phương pháp học tập SV sẽ lựa chọn
    4. Phụ lục 4 : Phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá về website e-learning Hóa Đại cương của GV
     
Đang tải...