Thạc Sĩ Xây dựng E-learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng E-learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng​
    Information

    MS: LVHH-PPDH037
    SỐ TRANG: 134
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh chung của nền kinh tế tri thức toàn cầu và những yêu
    cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong bước đường hội nhập WTO, Nghị
    quyết Đại hội X của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã định hướng phát triển giáo
    dục và đào tạo 5 năm 2006-2010: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất
    quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ
    thống tổ chức, cơ chế quản lí để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện
    của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế
    giới; khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch
    đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân,
    đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã
    hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước. Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
    Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất
    lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát
    huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh ”. Cụ thể là công
    cuộc đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và trường cao
    đẳng, đại học đã đặt ra cho giáo viên và học sinh, SV nhiều thách thức và
    nhiệm vụ. Vai trò mới của người giáo viên với tư cách người thiết kế, ủy thác,
    điều khiển và thể chế hóa trong các hoạt động dạy. Từ đó, vai trò và trách
    nhiệm của giáo viên bây giờ trở nên quan trọng hơn, nặng nề hơn và tế nhị
    hơn. Học sinh, SV học tập phải chủ động tích cực sáng tạo hơn, khả năng tự
    học và học suốt đời phải được phát huy. Nhằm đạt được mục đích trên, người
    giáo viên bên cạnh phải có nền tảng kiến thức vững chắc còn phải luôn luôn
    tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong bài giảng nhằm đạt kết quả cao nhất.

    Ngày nay, việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng
    công nghệ thông tin trong dạy học hóa học đã trở nên phổ biến rộng rãi.
    Trong đó, công nghệ đa phương tiện (multimedia), bao gồm các công cụ hỗ
    trợ việc trình diễn, sự mô phỏng nhờ máy tính và các lớp học ảo, học tập điện
    tử (E-learning) đã dần dần quen thuộc với người học. Với E-learning thực
    hiện theo một quan điểm rộng nhất về việc học – các giải pháp học tập không
    còn bị ràng buộc bởi các mô hình đào tạo truyền thống. E-learning là một
    dạng của học tập từ xa nhưng học tập từ xa không phải là E-learning. Việc
    chuẩn bị cho phương hướng này không chỉ ở hạ tầng internet và các trang bị
    kĩ thuật khác mà còn ở công nghệ dạy và học, đánh giá tương ứng với loại
    hình dạy và học đó.
    Xây dựng chương trình E-learning cho SV trường Cao đẳng Kỹ thuật
    Cao Thắng là một việc làm thiết thực. Với điều kiện học tập của SV, nhất là
    SV học hệ liên thông vừa học vừa đi làm không có nhiều thời gian nghiên cứu,
    với E-learning các em có thể tự học vào những lúc rảnh và chủ động được
    thời gian. Mặt khác ngành nghề do trường đào tạo như cơ khí, ô tô, điện, điện
    tử cũng liên quan đến môn hóa học rất nhiều, nhất là phần Điện hóa và
    Điện phân.
    Tất cả những phân tích trên là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
    cứu với tiêu đề: “XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG HÓA HỌC VÀ
    DÒNG ĐIỆN PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ
    THUẬT CAO THẮNG”. Việc lựa chọn đề tài này nhằm góp phần vào việc
    đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học ở trường cao
    đẳng, đại học.
    2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    2.1. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình dạy học hóa học ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng.

    2.2. Đối tượng nghiên cứu
    Chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HÐC.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện”
    phần HĐC nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích
    cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của SV.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, tôi phải hoàn thành những nhiệm vụ sau:
    - Tổng quan cơ sở lý luận về E-learning.
    - Tổng quan cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.
    - Xây dựng chương trình E-learning chương “Hóa học và dòng điện”
    phần HĐC.
    - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của những
    đề xuất. Từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm giúp cho GV dạy tốt hơn và
    SV học có kết quả cao hơn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp luận
    - Phép biện chứng duy vật
    - Quan điểm tiếp cận hệ thống
    4.2. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để
    xây dựng cở sở lý thuyết và nội dung của đề tài.
    4.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn.
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    4.4. Phương pháp xử lý thông tin

    Phương pháp toán học thống kê: lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và
    tính các tham số đặc trưng.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng thành công E-learning chương “Hóa học và dòng điện”
    phần HĐC thì sẽ mang lại các kết quả sau:
    - Rèn luyện cho SV tính tự giác học hỏi, chủ động và sáng tạo.
    - SV có nhiều thời gian tự nghiên cứu bài học, được tự kiểm tra kiến
    thức, từ đó có hứng thú trong việc học.
    - Nâng cao kết quả học tập của SV phần HĐC của chương “Hóa học và
    dòng điện”.
    6. Phạm vi, giới hạn của đề tài
    Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC.
    7. Đóng góp mới của đề tài
    7.1. Về lý luận
    - Xây dựng các qui tắc tạo nên E- learning môn HĐC.
    - Xây dựng cấu trúc hoàn chỉnh của E- learning môn HĐC.
    7.2. Về thực tiễn
    - Xây dựng được E-learning chương “Hóa học và dòng điện”.
    - Chất lượng dạy và học chương trình HĐC của trường Cao đẳng Kỹ
    Thuật Cao Thắng được cải thiện.
    - Giảng dạy môn HĐC hoàn toàn bằng E-learning.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...