Thạc Sĩ Xây dựng đường cong hiệu suất Detector HPGe bằng chương trình MCNP4C2

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Xây dựng đường cong hiệu suất Detector HPGe bằng chương trình MCNP4C2
    LỜI MỞ ĐẦU
    Chúng ta đều biết rằng lịch sử phát triển tri thức nhân loại gắn liền với
    quá trình cải tiến và không ngừng hoàn thiện của khoa học, là một quá trình
    tiến lên từ những cái chưa biết đến cái đã biết, từ những tri thức chưa hoàn
    chỉnh, chưa đầy đủ đến những tri thức ngày càng hoàn chỉnh và chính xác hơn.
    Vì vậy nghiên cứu và phát triển khoa học luôn được xem là một trong những
    vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc định hướng sự phát triển của toàn xã
    hội. Các cơ sở máy móc, thiết bị trong các phòng thí nghiệm luôn được trang bị
    đầy đủ và không ngừng cải tiến nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho
    người làm khoa học.
    Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có đủ các điều
    kiện cần thiết để thực hiện các thí nghiệm như mong muốn. Lúc này máy tính
    đóng vai trò là một công cụ thực sự hữu ích. Sự xuất hiện của máy tính không
    chỉ dùng trong việc nghiên cứu, phân tích, đo đạc các kết quả thực nghiệm mà
    nó còn được sử dụng như một công cụ để mô phỏng thí nghiệm, cung cấp cho
    chúng ta những kết quả mà các thí nghiệm thuần túy thường gặp phải nhiều
    khó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện.
    Trong khóa luận này, chúng tôi sử dụng chương trình mô phỏng Monte
    Carlo MCNP4C2 để mô phỏng hệ phổ kế gamma HPGe (High Pure
    Germanium) GC1518 của hãng Canberra Industries, Inc. đặt tại Trung tâm Hạt
    nhân TP Hồ Chí Minh. Mục đích của khóa luận nhằm thiết lập, đánh giá đường
    cong hiệu suất theo năng lượng của detector HPGe để ứng dụng vào công việc
    phân tích và đo đạc sau này.
    Khóa luận gồm 5 chương:
    – Chương 1: TƯƠNG TÁC CỦA PHOTON VỚI MÔI TRƯỜNG VẬT
    CHẤT: giới thiệu các loại tương tác chính của photon với môi trường vật chất
    trong detector. – Chương 2: PHƯƠNG PHÁP MONTE CARLO VÀ CHƯƠNG
    TRÌNH MCNP: tổng quan về mô phỏng, đặc biệt là phương pháp Monte Carlo
    trong nghiên cứu khoa học, đồng thời giới thiệu sơ lược các kiến thức cơ bản
    của chương trình MCNP.
    – Chương 3: HỆ PHỔ KẾ GAMMA SỬ DỤNG DETECTOR HPGE
    GC 1518: giới thiệu về một số đặc trưng cơ bản của hệ phổ kế: hiệu suất, độ
    phân giải và tỉ số đỉnh/Comton. Cấu trúc của hệ phổ kế cũng được đề cập khá
    chi tiết trong chương này.
    – Chương 4: XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG HIỆU SUẤT DETECTOR
    HPGE GC 1518: xây dựng đường cong hiệu suất theo năng lượng của detector
    germanium siêu tinh khiết trong mô phỏng MCNP4C2 ở các khoảng cách khác
    nhau từ nguồn đến detector và so sánh kết quả tính toán trong mô phỏng với
    việc đo đạc trong thực nghiệm.
    – Chương 5: KẾT LUẬN CHUNG. CHƯƠNG 5
    KẾT LUẬN CHUNG
    Phương pháp mô phỏng nói chung và phương pháp Monte Carlo ứng
    dụng trong MCNP là những công cụ rất hữu dụng giúp chúng ta có thể giải
    quyết những vấn đề hóc búa nảy sinh trong công việc do những lí do khác nhau
    mà ta không thể thực hiện được trong thực tế. Chính nhờ ưu điểm này mà
    phương pháp mô phỏng được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học,
    đặc biệt các chương trình mô phỏng dựng sẵn như MCNP đã góp phần thúc đẩy
    việc sử dụng mô phỏng nhiều hơn nữa.
    Thông qua kết quả thực nghiệm và việc sử dụng chương trình mô phỏng
    MCNP, việc khảo sát đường cong hiệu suất detector HPGe GC1518 trong khóa
    luận đã đạt được vài kết quả đáng khích lệ và cũng còn nhiều hạn chế như sau:
     Thành công của khóa luận:
    – Thiết lập được đường cong hiệu suất detector theo năng lượng đối với
    nguồn điểm bằng chương trình mô phỏng Monte Carlo MCNP4C2 tương đối
    phù hợp với kết quả thực nghiệm.
    – Khảo sát được sự ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách từ nguồn đến
    detector.
    – Xây dựng được bộ số liệu đầu vào về kích thước hình học và cấu trúc
    vật liệu của buồng chì và detector cũng như cấu trúc nguồn phóng xạ (nguồn
    điểm) hướng tới mô hình hóa chi tiết hệ phổ kế , từ đó có thể làm cơ sở để mô
    phỏng đường cong hiệu suất cho các nguồn có dạng hình học khác so với
    nguồn điểm ở những khóa luận sau.
     Hạn chế của khóa luận:
    – Hiệu suất tính toán bằng chương trình mô phỏng Monte Carlo
    MCNP4C2 luôn có giá trị cao hơn đối với hiệu suất trong thực nghiệm. – Việc xây dựng mô hình detector là dựa trên những số liệu do nhà sản
    xuất cung cấp, đã bỏ qua những thay đổi trong quá trình sử dụng, chẳng hạn sự
    tăng bề dày lớp chết trong detector.
    – Việc khảo sát ảnh hưởng theo khoảng cách mới chỉ khảo sát ở 3 vị trí
    của nguồn so với detector ở các khoảng cách 5cm, 10cm và 15cm, do đó chưa
    thể rút ra đường cong hiệu suất chính xác.
    – Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất detector vẫn chưa được
    khảo sát: sự thay đổi dạng hình học của nguồn, bề dày lớp chết, các vật liệu che
    chắn xung quanh
    Do thời gian hạn hẹp và sự hiểu biết còn hạn chế của người thực hiện, vì
    thế khóa luận này vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn, và hi vọng
    những hạn chế của khóa luận sẽ được khắc phục nếu được tiếp tục nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...