Tài liệu Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế




    Với cách hiểu cơ bản nhất: doanh nhân là người chủ sở hữu hoặc là đại diện chủ sở hữu tham gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp, thì doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đội ngũ các cán bộ chủ chốt đang được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp nhà nước, các chủ sở hữu và người điều hành các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.


    Với cách hiểu cơ bản nhất: doanh nhân là người chủ sở hữu hoặc là đại diện chủ sở hữu tham gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp, thì doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đội ngũ các cán bộ chủ chốt đang được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp nhà nước, các chủ sở hữu và người điều hành các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.


    Trong bức thư lịch sử Bác Hồ đã gửi cho giới công thương cách đây hơn 60 năm, Người viết “việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi liền với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công thương thịnh vượng”. Người khẳng định: “Chính phủ nhân dân sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết”. Những quan điểm đó của Người về vai trò của doanh nhân, về quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước hôm nay.


    Theo tư tưởng của Người, những năm qua, trong công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh, ở miền Bắc đã xuất hiện nhiều gương mặt làm công thương nghiệp giỏi. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng xung kích, là đội quân chủ lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế và hội nhập. Nghị quyết hội nghị

    BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa IX) lần đầu tiên đã nêu yêu cầu xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam bên cạnh nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra chủ trương cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân và nêu yêu cầu xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp với mục tiêu cả nước có 500 nghìn doanh nghiệp vào năm 2010. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã từng bước tạo môi trường thuận lợi khuyến khích tất cả người dân được thể hiện khả năng sáng tạo trong kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực và ngành nghề trong xã hội. ý chí kinh doanh của người Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng đông đảo và đầy sức sống, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.




    1. Khái quát thực trạng đội ngũ doanh nhân Việt Nam




    Cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã có mội đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân ngày càng đông đảo, với trên 350 nghìn doanh nghiệp và gần 4 triệu hộ kinh doanh với hàng triệu doanh nhân đã và đang đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, cũng phải khẳng định: khối doanh nghiệp dân doanh và các hộ kinh doanh cá thể hiện đang tạo 65% số lượng việc làm phi nông nghiệp và trong tương lai vẫn sẽ là động lực chính để tạo việc làm, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.


    Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đã hình thành ngày càng đông đảo tầng lớp doanh nhân trí thức, có khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn chiếm lĩnh thị trường trong nước và thâm nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay đang phát huy vai trò là lực lượng xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp sản

    xuất nhiều của cải cho xã hội, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.


    Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đa dạng về cơ cấu và đang được trẻ hóa dần. Riêng trong số doanh nhân hoạt động trong khu vực doanh nghiệp, có khoảng trên 25% số doanh nhân là phụ nữ chủ yếu tập trung vào các ngành như sản xuất thực phẩm, đồ uống, các dịch vụ bán lẻ, đại lý buôn bán. Nếu như cách đây 10 năm, đa số các doanh nhân có độ tưổi trung bình từ 45- 55, thì nay phần lớn các doanh nhân ở vào độ tuổi 35- 44. Doanh nhân thuộc các dân tộc ít người cũng tham gia tích cực vào công việc kinh doanh. Các doanh nhân chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có nguồn gốc công việc rất đa dạng. Có nhiều doanh nhân đã từng làm việc trong khu vực nhà nước và trong quân ngũ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...