Thạc Sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (Luận văn 102 trang)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 được Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhẩy vọt ." [4].
    Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục xác định: “ .Phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [1].
    “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quí báu của dân tộc Việt Nam, nhà giáo bao giờ cũng được nhân dân yêu mến, kính trọng. Những năm qua đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được xây dựng ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
    Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống và nhân cách, chưa làm gương tốt trong học sinh và đồng nghiệp. Việc cập nhật và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Ở một số đơn vị giáo dục chưa gắn với thực tiễn, chưa gắn với các nhiệm vụ chính trị ở địa phương [1].
    Trong thực tế công tác tại Phòng giáo dục thành phố Bắc Giang tôi nhận thấy những vấn đề về công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cần phải nghiên cứu tháo gỡ mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại như: Vấn đề về cơ chế quản lý trong công tác phát triển đội ngũ; Vấn đề đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý; Vấn đề áp dụng những quy định mới cho đội ngũ cán bộ quản lý (áp dụng chuẩn Hiệu trưởng, áp dụng Nghị định của Chính phủ về công chức )
    Kết hợp lý luận với thực tiễn ta có thể khẳng định: Việc phát triển, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường học hiện nay là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách đối với ngành Giáo dục - Đào tạo để góp phần tích cực quyết định sự thành công của quá trình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục; đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Từ những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của thành phố Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Sự phân công, hợp tác lao động là khởi nguồn của hoạt động quản lý nhằm đạt hiệu quả hơn, năng suất cao hơn trong lao động, do đó phải có người đứng đầu điều hành, phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng hay trong một tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
    Các tư tưởng quản lý sơ khai xuất phát từ các tư tưởng triết học cổ Hy Lạp và cổ Trung Hoa. Sự đóng góp của các nhà triết học cổ Hy Lạp về quản lý tuy còn ít ỏi nhưng đáng ghi nhận: Điển hình là tư tưởng của Xô-crát (469-399 Tr.N), Platôn (427-347 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN). Thời Trung Hoa cổ đại đã công nhận các chức năng quản lý, đó là các chức năng: Kế hoạch hoá, tổ chức, tác động, kiểm tra. Đặc biệt, các nhà tư tưởng và chính trị lớn là Khổng Tử (551-478 Tr.CN), Mạnh Tử (372-289 Tr.CN), Thương Ưởng (390-338 Tr.CN) đã nêu lên tư tưởng quản lý “Đức trị, Lễ trị” lấy chữ Tín làm đầu. Những tư tưởng quản lý trên vẫn có ảnh hưởng khá sâu sắc đến các nước phương Đông ngày nay [57].
    Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là giai đoạn mang tư tưởng quản lý Chủ nghĩa Tư bản. Do yêu cầu phát triển sản xuất đại công nghiệp, dưới tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật, nhu cầu quản lý không ngừng tăng ở cả phạm vi vi mô và vĩ mô. Khoa học quản lý từng bước tách ra khỏi triết học và trở thành bộ môn khoa học độc lập, có sự tham gia đóng góp của nhiều trường phái:
    Thuyết quản lý khoa học; Thuyết hành chính; Trường phái tác phong (trường phái quan hệ giữa con người với con người trong quản lý); Thuyết tổ chức trong quản lý; Thuyết hành vi.
    Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lê nin tuy không để lại những tác phẩm chuyên nghiên cứu về quản lý, nhưng qua các tác phẩm về kinh tế và chính trị - xã hội của các ông, chúng ta cũng có thể rút ra những tư tưởng về quản lý [57].
    Trong Bộ Tư bản, Chủ nghĩa Mác đã coi vai trò của nhà quản lý giống như vai trò của nhạc trưởng trong dàn nhạc. Ông viết: “ Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” .
    Ở Việt Nam, khoa học quản lý tuy còn non trẻ, song nó đã có những thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý xã hội trong những điều kiện cụ thể, tương ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, đề ra được những giải pháp quản lý trong lĩnh vực quản lý và phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam có hiệu quả như PGS-TS Nguyễn Ngọc Quang “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” đã đề cập đến những khái niệm cơ bản của quản lý, quản lý giáo dục, các đối tượng của khoa học quản lý giáo dục.
    PGS-TS Đặng Bá Lãm, PGS-TS Phạm Thành Nghị “Chính sách và kế hoạch phát triển trong quản lý giáo dục” đã phân tích khá sâu sắc về lý thuyết và mô hình chính sách, các phương pháp lập kế hoạch giáo dục, GS-TSKH Vũ Ngọc Hải, PGS-TS Trần Khánh Đức: “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI”; PGS-TS Đặng Quốc Bảo “Quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo” đã trình bày những quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục, làm rõ tư tưởng quản lý [15, 31].
    Nguồn nhân lực thực hiện quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục và hệ thống giáo dục chính là đội ngũ CBQL, giáo viên và học sinh. Những lực lượng này cần phải được phát triển, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Đã có một số luận văn thạc sỹ quản lý giáo dục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL tại các nhà trường như:
    - Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý của CBQL Trung tâm giáo dục thường xuyên - Dạy nghề cấp huyện ở tỉnh Bắc Giang, của Nguyễn Xuân Phương, năm 2006.
    - Biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, của Nguyễn Văn Thêm, năm 2006.
    - Các giải pháp quản lý của Phòng Giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Tiểu học tỉnh Bắc Giang, của Nguyễn Văn Toàn, năm 2006.
    - Biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, của Đỗ Trọng Thân, năm 2009.
    - Giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trường THCS huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay, của Hà Thị Thanh Thuỷ, năm 2009.
    Các luận văn trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu và xây dựng đội ngũ CBQL trường Tiểu học, THCS trên một địa bàn cấp huyện hoặc đã đề cập đến đối tượng CBQL trường THCS của cả tỉnh nhưng mới đi sâu vào một nội dung là quy hoạch đội ngũ.
    Mặc dù có những công trình nghiên cứu về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS ở địa phương, nhưng ở thành phố Bắc Giang chưa có đề tài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ CBQL trường THCS một cách toàn diện. Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THCS ở thành phố Bắc Giang là rất cần thiết.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    4.1. Khách thể nghiên cứu
    Đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục thành phố trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
    5. Giả thuyết khoa học
    Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục thành phố trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS một cách phù hợp, sáng tạo, khả thi thì chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sẽ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS nói riêng.
    - Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS và thực trạng quản lý của Phòng Giáo dục thành phố trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
    - Đề xuất một số biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục thành phố trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay.
    7. Giới hạn đề tài
    - Trong phạm vi phân cấp quản lý cho Phòng Giáo dục huyện, thị trực thuộc tỉnh đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở ở thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
    - Đề tài chỉ giới hạn điều tra, khảo sát từ năm học 2006-2007 đến nay.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    8.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục; về giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, một số văn bản khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    - Nghiên cứu sách, tài liệu, báo cáo khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý đội ngũ.
    Phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm đưa ra những khái niệm, nhận định chính xác về công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng.
    8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Quan sát: để đưa ra những nhận định, phán đoán của cá nhân về những vấn đề sẽ tìm hiểu, phân tích. Quan sát từ các báo cáo trên giấy tờ đến quan sát thực tế tại các nhà trường.
    - Điều tra, phỏng vấn: điều tra, phỏng vấn từ giáo viên đến cán bộ quản lý dưới dạng phiếu hỏi nhằm đưa ra những kết luận chính xác, thuyết phục về những vấn đề nghiên cứu.
    - Trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia: để vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận một cách chính xá, khách quan, mang tính khoa học.
    - Sử dụng phần mềm quản lý cán bộ: để phân tích, tổng hợp, thống kê các thông tin về số lượng, giới tính, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS một cách chính xác.
    - Dùng thuật toán: để xử lý số liệu vẽ các sơ đồ, biểu đồ minh hoạ về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.
    9. Đóng góp mới của luận văn
    - Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn công tác quản lý của Phòng Giáo dục đối với đội ngũ CBQL trường trung học cơ sở trong điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
    - Luận văn đề xuất các biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    10. Cấu trúc nội dung luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
    [B]Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ [B]PHÁT TRIỂN[B] ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
    [B]Chương 2: [B]THỰC TRẠNG [B]PHÁT TRIỂN[B] ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG [B]THCS[B] CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG
    [B]Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP [B]PHÁT TRIỂN[B] ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG [B]THCS[B] CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY[/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...