Tiến Sĩ Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc
    của mọi công việc”[105, tr. 269]; “công việc thành công hoặc thất bại đều do
    cán bộ tốt hay kém”[105, tr. 273]. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
    Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề cán bộ, đặc biệt
    là cán bộ lãnh đạo, quản lý (CBLĐQL) các ngành, các cấp. Đây là đội ngũ
    cán bộ quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, các
    cấp, các ngành và thắng lợi của cách mạng. Nhờ luôn chăm lo xây dựng đội
    ngũ cán bộ, Đảng đã đề ra đường lối, các chủ trương, nghị quyết đúng đắn và
    triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, đạt kết quả to lớn. Đội ngũ
    cán bộ các ngành, các cấp ở nước ta, trong đó có đội ngũ CBLĐQL được xây
    dựng ngày càng vững mạnh, góp phần quan trọng đưa cách mạng nước ta đi
    từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
    Bước vào thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH,
    HĐH) đất nước, với mục tiêu, nhiệm vụ to lớn, nặng nề và có nhiều mới mẻ,
    được thực hiện trong điều kiện có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng gặp
    không ít khó khăn, thách thức quyết liệt, đội ngũ cán bộ nói chung, CBLĐQL
    nói riêng càng có vai trò rất quan trọng. Nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc
    đổi mới chỉ có thể được hoàn thành khi xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là
    CBLĐQL có chất lượng tốt. Bởi “cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại
    của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là
    khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng ”[57, tr. 66]. Tổng kết 10 năm
    thực hiện Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta
    tiếp tục nhấn mạnh: “Phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ,
    đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”[64,tr. 239-240]. Đồng thời, Đảng chỉ rõ "Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh
    dạo, quản lý trên các lĩnh vực những tài năng và những chuyên gia giỏi trên
    các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ."[64, tr. 241]. Xây dựng đội ngũ
    cán bộ, nói chung, đội ngũ CBLĐQL, các chuyên gia giỏi các ngành, các cấp,
    nói riêng đã trở thành nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và được toàn Đảng,
    các cấp uỷ đảng và cả hệ thống chính trị (HTCT) triển khai thực hiện. Nhờ đó,
    chất lượng đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu
    cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay.
    Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ, kể cả đội ngũ CBLĐQL, các
    chuyên gia hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ của
    công cuộc đổi mới. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu công cuộc đổi
    mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, từng bước tiến đến mục tiêu dân giàu,
    nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã
    hội (CNXH), Đảng phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là CBLĐQL, các
    chuyên gia trên các lĩnh vực có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, cao về
    chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng.
    Xây dựng đội ngũ CBLĐQL có chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
    công cuộc đổi mới những năm tới phải được tiến hành đồng bộ ở các cấp, các
    ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong đó, xây dựng đội ngũ CBLĐQL
    chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) là một bộ phận rất quan
    trọng, bởi TĐKT đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng.
    Trong giai đoạn hiện nay, TĐKT lại càng có vai trò và tác dụng đối với
    sư nghiệp đổi mới. Đó là động lực thúc đẩy những cá nhân, tập thể năng động,
    sáng tạo tìm tòi các giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của
    ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển.
    Để phát huy vai trò, tác dụng của TĐKT trong giai đoạn hiện nay, Bộ Chính
    trị đã ban hành Chỉ thị 35-CT/TW ngày 3/6/1998 “Về đổi mới công tác thi
    đua, khen thưởng trong giai đoạn mới”; tiếp theo là Chỉ thị số 39-CT/TW,ngày 21/5/2004 “Về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước,
    phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến”. Gần đây, Ban Bí
    thư Trung ương Đảng (khóa X) có Kết luận số 83-KL/TW ngày 30-8-2010
    tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị, trong đó nhấn mạnh
    phải tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và xây dựng đội ngũ
    CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT có chất lượng tốt.
    Thực hiện các chỉ thị, kết luận nêu trên, việc xây dựng đội ngũ
    CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đã có chuyển biến tích cực trên tất cả
    các khâu, như: cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ; quy hoạch, đào tạo,
    bồi dưỡng, luân chuyển, quản lý, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện
    chính sách cán bộ . Nhờ đó, chất lượng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công
    tác TĐKT đã được nâng lên một bước: số lượng và cơ cấu từng bước được cải
    thiện; bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng
    lực và tính chuyên nghiệp trong công việc được nâng lên, tích lũy được nhiều
    kinh nghiệm công tác; từng bước đáp ứng yêu cầu công tác TĐKT của ngành,
    địa phương, cơ quan, đơn vị trong thời kỳ mới .
    Tuy nhiên, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT vẫn còn
    nhiều hạn chế, yếu kém về nhiều mặt: Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ chưa
    phù hợp; nhiều cán bộ thiếu hụt kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kinh
    tế thị trường và kiến thức về các khoa học khác, nên còn lúng túng và có sai sót
    trong công việc, nhất là về chỉ đạo các phong trào thi đua trong các lĩnh vực,
    các giai tầng xã hội và trong thẩm định hồ sơ khen thưởng. Một số cán bộ chưa
    đáp ứng tốt nhiệm vụ tổ chức triển khai, kiểm tra các phong trào thi đua và
    tham mưu các giải pháp quản lý nhà nước về TĐKT đạt hiệu quả. Bởi vậy,
    chưa ngăn chặn một cách cơ bản tình trạng một số ngành, địa phương, đơn vị
    tuỳ tiện đặt ra các hình thức tôn vinh không đúng quy định của Luật TĐKT, cá
    biệt còn để xảy ra một số trường hợp lợi dụng TĐKT nhằm tạo danh hiệu cho
    cá nhân và tập thể vì mục đích riêng.Nhìn một cách tổng thể, đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
    TĐKT mới cơ bản đáp ứng yêu cầu về thẩm định hồ sơ khen thưởng cho tập
    thể và cá nhân ở một số ngành, lĩnh vực nhất định nên đã xảy ra những sai sót,
    gây phức tạp . Tình trạng khá phổ biến là hẫng hụt CBLĐQL chuyên trách
    công tác TĐKT kế cận có trình độ quản lý, chuyên môn cao và có nhiều kinh
    nghiệm công tác. Việc xây dựng đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác
    TĐKT vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm, nổi lên là: tiêu chuẩn chức danh
    CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT tuy đã được cụ thể hóa, song vẫn còn
    chung chung, hạn chế kết quả thực hiện các khâu của công tác cán bộ; quy
    hoạch CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT tuy đã được nhiều nơi xây dựng,
    song việc thực hiện quy hoạch còn nhiều lúng túng, nhất là việc đào tạo, bồi
    dưỡng, luân chuyển cán bộ; quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ
    vẫn là khâu yếu; chưa tạo được sự liên thông trong công tác cán bộ giữa Ban
    TĐKT trung ương với các địa phương, ban ngành, đơn vị .
    Bởi vậy, nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp khả thi nhằm
    phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, xây dựng
    đội ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
    công tác TĐKT trong những năm tới là vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
    Để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, tôi chọn và thực hiện
    đề tài luận án tiến sĩ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên
    trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay”.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
    2.1. Mục đích
    Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng đội
    ngũ CBLĐQL chuyên trách công tác TĐKT ở nước ta giai đọan hiện nay, luận
    án đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm xây dựng đội ngũ CBLĐQL
    chuyên trách công tác TĐKT đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác TĐKT trong
    những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...